6P Marketing là gì? Ví dụ về 6P trong Marketing

6p marketing

Nếu bạn đang đảm nhận các công việc thuộc ngành marketing chắc rằng bạn đã từng nghe đến 4P trong marketing và ngày nay mô hình này đã mở rộng thành 6P, thậm chí có cả 7P marketing. Và nếu bạn cần tìm hiểu thêm về 6P marketing thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của Glints. Cùng theo dõi để hiểu rõ hơn về mô hình 6Ps trong marketing là gì? Từ đó dễ dàng trong việc ứng dụng mô hình này vào doanh nghiệp mình nhé.

6P Marketing là gì?

Products

Có thể nói sản phẩm chính là nền tảng của doanh nghiệp. Trước khi tạo ra sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp nên tiến hành nghiên cứu để xác định nhu cầu của khách hàng. Việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xác định cơ hội cho mình trên thị trường.

Để có thể giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm/dịch vụ hiệu quản bạn cần trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Nhu cầu của khách hàng là gì? Doanh nghiệp cần đảm bảo việc phát triển sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu mà khách hàng đang cần.
  • Hình thức chào bán nào có thể tiếp cận được với khách hàng? Một số doanh nghiệp mặc dù đã xác định được nhu cầu của khách hàng, nhưng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp lại không đến được tận tay khách hàng đang cần.
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ nào đã có trên thị trường? Sau khi đánh giá các dịch vụ hiện có, doanh nghiệp có thể phát triển một sản phẩm độc đáo, mới mẻ và mang tính độc quyền.
  • Những công ty nào có thị phần nhiều nhất? Việc xác định công ty nào có thị phần lớn nhất sẽ giúp doanh nghiệp xác định được loại sản phẩm mà khách hàng đang cần.
  • Tiềm năng thị trường cho đợt chào bán lớn như thế nào? Một số sản phẩm và dịch vụ có thể đạt được thành công trong việc phục vụ các điểm yếu cho đối tượng thích hợp. Các công ty có thể thiết lập một mạng lưới khách hàng đáng tin cậy và sau đó mở rộng quy mô phân phối đến cơ sở khách hàng lớn hơn.
6p marketing
6p marketing

Price

Giá cả tạo ra sự khác biệt lớn trong sự thành công hay thất bại của một sản phẩm. Các doanh nghiệp phải tìm ra điểm giao thoa giữa việc tạo ra đủ lợi nhuận cho mình trong khi vẫn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm/dịch vụ chất lượng. Các chiến lược giá hiệu quả nhất trong tiếp thị phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Chi phí và tỷ suất lợi nhuận: Các doanh nghiệp cần đảm bảo tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thực hiện đối với mỗi khoản tiền bỏ ra đủ cao để bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận.
  • Định giá của đối thủ cạnh tranh: Cần xác định mức giá tốt nhất cho một sản phẩm. Nếu một sản phẩm được định giá quá cao so với giá trị mà nó mang lại, khách hàng sẽ không mua nó.
  • Hành vi của khách hàng: Định giá dựa trên người tiêu dùng có nghĩa là đặt giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm. Và có thể bao gồm nhiều mức giá khác nhau cho từng đối tượng  khách hàng cụ thể.

Do đó để định giá cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn có thể tham khảo 7 chiến lược định giá sau đây để tăng doanh số như: định giá theo gói, định giá cố định, định giá cạnh tranh, định giá kinh tế, định giá thâm nhập, giá hấp dẫn, định giá theo tâm lý.

Place

Sản phẩm được bán trên kênh nào ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công trong kinh doanh của một doanh nghiệp.

Ngày nay, nhiều nhà bán lẻ đã chuyển sang bán hàng trực tuyến. Họ đăng tải các hình ảnh sản phẩm lên trên trang website của doanh nghiệp hoặc cung cấp chúng thông qua các trang thương mại điện tử như Amazon, Shopee, Lazada, Tiki, v.v. Khách hàng mua hàng trực tiếp sau đó lựa chọn phương thức ship hàng đến tận nhà.

Sản phẩm nên được đặt ở vị trí chiến lược nơi khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy, click chọn và mua chúng.

Trong các cửa hàng thực, điều này có thể liên quan đến việc trưng bày và chiến lược bán hàng của doanh nghiệp. Place cũng đề cập đến việc đặt sản phẩm trong các kệ hàng của các nhà bán lẻ lớn, chẳng hạn như trong WinMart, Circle K, Bách Hóa Xanh, v.v, cũng như trong các chương trình truyền hình và quảng cáo.

Trong các cửa hàng trực tuyến, giao diện người dùng và chức năng tìm kiếm của trang đóng một vai trò quan trọng trong việc khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm hay không.

Ngoài trang web của riêng doanh nghiệp cần tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, giúp đẩy thứ hạng từ khóa doanh nghiệp lên vị trí cao nhất. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc sản phẩm xuất hiện trong kết quả tìm kiếm trên một công cụ tìm kiếm như Google.

Promotion

Truyền đạt lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ là một chiến lược cần thiết để thu hút sự chú ý của thị trường và thuyết phục khách hàng mua hàng. Một bước quan trọng trong việc quảng bá trong tiếp thị là xác định đối tượng mục tiêu của bạn.

Sau khi xác định đối tượng tiềm năng của sản phẩm, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh thông điệp của mình để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành người mua, giúp tăng trưởng doanh số bán hàng.

Các chương trình khuyến mãi truyền thống như: phát tờ rơi, quảng cáo trên tạp chí, quan hệ đối tác với các công ty khác và quan hệ công chúng, v.v cũng là cách giúp doanh nghiệp truyền thông hiệu quả.

Ngày nay, khuyến mại truyền thống hỗ trợ rất nhiều trong việc quảng bá trực tuyến, đây cũng là hình thức chính để quảng bá trong tiếp thị.

Doanh nghiệp có thể kết hợp quảng cáo trực tuyến và truyền thống với nhau để có được thành công của chiến dịch tiếp thị.

Sự kết hợp giữa các chiến lược tiếp thị kỹ trực tuyến và truyền thống có thể giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và tạo ra doanh số bán hàng như: Tiếp thị qua email, quan hệ công chúng, quảng cáo, tiếp thị nội dung, …

People

Chữ P thứ năm trong 6Ps marketing mix là con người. Doanh nghiệp thường xuyên giao dịch với những người bên ngoài tổ chức như khách hàng và đối tác. Các cá nhân làm việc trong lĩnh vực tiếp thị tập trung vào việc thu hút khách hàng bên ngoài để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp mình.

Ngoài ra, những người trong nội bộ của một công ty – công nhân sản xuất, quản lý, đại diện dịch vụ khách hàng, nhân viên bán hàng và nhân viên hỗ trợ – là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của marketing mix.

Tất cả những con người liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, từ nhân viên tiếp xúc với khách hàng đến những người làm việc trong sản xuất, phân phối và giao hàng, đều có tác động trực tiếp và gián tiếp đến doanh số bán hàng và sự hài lòng của khách hàng.

Do đó, đầu tư vào tuyển dụng nhân tài là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp. Để tìm được những ứng viên phù hợp, các doanh nghiệp cần sử dụng chiến lược tiếp thị quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp để thu hút nhân tài về làm việc cho doanh nghiệp mình.

Việc thuê nhân viên có trình độ, kinh nghiệm có thể tối ưu hóa các hoạt động của chiến lược và hoạt động tiếp thị, đồng thời củng cố danh tiếng của doanh nghiệp.

Presentation

Ngay cả khi một sản phẩm/dịch vụ vượt trội so với đối thủ, việc bán sản phẩm có thuận lợi và đạt được hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào cách trình bày của doanh nghiệp.

P thứ sáu của 6P trong marketing chính là hình thức bên ngoài của sản phẩm và liệu nó có thể hiện chính xác hình ảnh của doanh nghiệp hay không.

Bộ phận thiết kế, quảng cáo và các bộ phận liên quan đến việc trình bày sản phẩm nên xác định đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn thu hút và điều chỉnh thiết kế bao bì sao cho phù hợp nhằm thu hút đối tượng mục tiêu một cách marketing hiệu quả nhất.

Các yếu tố quan trọng khi trình bày sản phẩm bao gồm:

  • Bao bì: Bao bì đẹp là yếu tố đầu tiên để lại ấn tượng cho khách hàng về sản phẩm. Trên các kệ hàng bán lẻ, một sản phẩm đang cạnh tranh với hàng trăm sản phẩm khác thì việc bao bì bắt mắt có thể giúp sản phẩm của bạn nổi bật với người tiêu dùng.
  • Nhắn tin: Tập trung vào những gì mà doanh nghiệp muốn truyền đạt cho khách hàng về doanh nghiệp, thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của mình.
  • Xây dựng thương hiệu: Thương hiệu của bạn đem lại giá trị gì đối với người tiêu dùng? Những suy nghĩ và cảm xúc nào gắn liền với thương hiệu của bạn? Đưa ra những nhận thức tích cực về thương hiệu có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
6p marketing
6p marketing

Ví dụ về 6P Marketing

Ví dụ về mô hình 6P Marketing đối với Axe – một thương hiệu chăm sóc cá nhân cho nam giới thuộc sở hữu của tập đoàn Unilever.

Thương hiệu Axe lần đầu được tung ra tại Pháp vào năm 1983 bởi Unilever. Thương hiệu này được lấy cảm hứng từ một thương hiệu khác cũng của Unilever là Impulse (một thương hiệu xịt khử mùi nước hoa ra mắt lần đầu tại Nam Phi năm 1972). Sau đó, Axe đã ra mắt trên toàn thế giới nhưng buộc phải đổi tên thành “Lynx” tại Anh Quốc, Ireland, Úc và Trung Quốc do vấn đề về nhãn hiệu (trademark) với tên “Axe”.

Kể từ đó, Axe đã liên tục cải tiến và phát triển. Từ 1983 – 1989, Axe đã cho ra đời nhiều chủng loại mùi hương (Variants) mới, bao gồm Musk, Spice, Amber, Oriental, và Marine. Năm 2009, Axe cho ra đời dòng sản phẩm Axe Bullet kích thước nhỏ gọn chỉ 8cm. Sau đó thương hiệu Axe đã mở rộng sang một số ngành hàng lân cận.

Proposition (Mô hình 6P Marketing):

  • Nói một cách ngắn gọn nhất về khách hàng mục tiêu của Axe: Nam giới trẻ, tuổi từ 18-25, thích tán tỉnh các bạn nữ.
  • Các ý tưởng chiến dịch của Axe (Campaign Ideas) thường tập trung vào một ý tưởng truyền thông lớn (Brand Communication Idea), đó là việc nam giới trẻ tuổi tán tỉnh phái nữ, tập trung chủ yếu vào sự hấp dẫn tình dục (sexual attraction).
  • Có thể thấy, Proposition (Mô hình 6P trong Marketing) của Axe là giúp nam giới trẻ tuổi tự tin tán tỉnh phái nữ bằng sự hấp dẫn (sexual attraction).

Packaging (Mô hình 6P Marketing):

  • Tùy vào mỗi chủng loại sản phẩm (Varians), Axe lại thiết kế bao bì với kiểu minh họa khác nhau, phù hợp với mùi hương mà sản phẩm cung cấp.
  • Tuy nhiên, tuân theo nguyên tắc thiết kế bao bì là “hòa nhập nhưng không hòa tan”, bao bì của Axe vẫn mang tính đồng bộ (điều quan trọng trong thiết kế bao bì) với các mảng thiết kế đồng nhất.
  • Với mỗi ngành hàng, thiết kế chai của Axe cũng có đặc trưng riêng. Chẳng hạn với ngành hàng xịt toàn thân, Axe thiết kế chai dạng đứng, thon dài, cầm vừa tay. Nhưng với ngành hàng sữa tắm toàn thân, Axe lại thiết kế chai đa dạng, từ dạng bơm đến dạng nắp bật. Hay với ngành hàng chăm sóc tóc, các lọ sáp của Axe thiết kế dạng tròn, nắp xoay.

Product (Mô hình 6P Marketing):

  • Danh mục thương hiệu trong Product (Mô hình 6P trong Marketing) của Axe như đã nói ở trên, là đã được mở rộng sang một số ngành hàng lân cận với hàng loạt chủng loại và SKU khác nhau qua thời gian. Bốn ngành hàng chính (Category) của Axe bao gồm:
  • Body Spray (Xịt toàn thân)
  • Deodorant & Antiperspirant (Khử mùi và ngăn mồ hôi)
  • Body Wash & Bars (Tắm rửa)
  • Hair Care & Styling (Chăm sóc tóc)

Price (Mô hình 6P Marketing):

  • Axe thực hiện chiến lược giá thâm nhập. Giá của Axe tùy thuộc vào dòng sản phẩm, kích cỡ cũng như chủng loại.
  • Giá tham khảo một số sản phẩm Axe tại Việt Nam: AXE Deodorant Body Spray 135ml (108.000đ); Sáp Vuốt Tóc Axe Wax Messy Look Tạo Kiểu Tự Nhiên 75g (62.000đ); Xịt Ngăn Mùi Toàn Thân Axe Apollo 150ml (85.000đ).

Place (Mô hình 6P Marketing):

  • Axe được phân phối rộng rãi qua hệ thống phân phối của tập đoàn mẹ Unilever. Hệ thống phân phối của Unilever được trải dài khắp toàn quốc, bởi các hệ thống nhà phân phối Unilever, việc xây dựng thêm các nhà phân phối Unilever ở các tỉnh thành và có đội ngũ nhân sự bán hàng chuyên làm việc tại các nhà phân phối này nhằm mục đích tiếp cận và chăm sóc các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị mini trên toàn quốc.
  • Đối với một số tỉnh thành lớn như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh thì số lượng các nhà phân phối Unilever có thể lên đến 5-7 Nhà phân phối, đối với một số tỉnh thành khác, dao động từ 2-3 nhà phân phối.
  • Các hệ thống phân phối của Unilever trải dài toàn quốc, chính vì vậy rất khó để có thể tìm kiếm được thông tin, danh sách của nhà cung cấp trên toàn quốc. Đối với mỗi cửa hàng tạp hóa, hay các siêu thị mini, sẽ có những nhà phân phối Unilever đóng trên địa bàn của mình, và chính họ cũng sẽ là đơn vị cung cấp cho khu vực đó theo sự phân chia địa bàn từ công ty Unilever Việt Nam.
6p marketing
6p marketing

Promotion (Mô hình 6P trong Marketing):

  • Từ những năm 1990, Axe tập trung vào việc thể hiện thương hiệu này giúp cho nam giới thu hút nữ giới. Năm 2003, Chiến lược Marketing của Axe cho dòng Pulse tại Anh Quốc nhắm mục tiêu giúp những chàng trai “mọt sách” tự tin hơn trong việc tán tỉnh các bạn gái bằng điệu nhảy.
  • Năm 2005, chuyên gia hành vi tiêu dùng Dr. Vince Wong, CEO của Insights Interactive đã được Axe thuê để giúp nhãn hàng phân tích và khám phá hành vi của nam giới trẻ tuổi. Điều này đã giúp thương hiệu Axe gặt hái được thành công khi trở thành một thương hiệu toàn cầu, theo sau bởi hàng loạt các chiến dịch truyền thông xuất sắc.
  • Bắt đầu từ nửa cuối những năm 2010s, Axe đi theo chiến lược thương hiệu của tập đoàn mẹ là Unilever, tập trung vào truyền tải Sứ mệnh Thương hiệu (Brand Purpose) hay còn gọi là Social Mission. Và Brand Purpose của thương hiệu Axe là giúp truyền cảm hứng cho các chàng trai trẻ thể hiện cá tính bản thân, giúp họ trở thành phiên bản hấp dẫn nhất của chính họ.

Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của SEMTEK, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức Kinh doanh, chiến lược tiếp thị, kiến thức quản trị doanh nghiệp và kiến thức quản lý, phát triển tổ chức doanh nghiệp,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.

Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!

* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.

Trân trọng,

Từ khóa:

  • 6P Marketing Mix
  • 6Ps
  • 8ps trong marketing
  • Kế hoạch marketing mix
  • Marketing 4P
  • Marketing Mix 7P
  • Proposition trong Marketing la gì
  • Chiến lược 7P trong marketing ngân hàng

Các chuyên mục nội dung liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *