Những điểm mấu chốt để làm nên chiến lược 4P Marketing thành công?

4p marketing

4P Marketing là gì? Các yếu tố của 4P trong Marketing?

1. Định nghĩa 4P Marketing

4P Marketing hay còn gọi là marketing mix hoặc marketing hỗn hợp  – một thuật ngữ đặt ra bởi Neil Borden, là các hành động hoặc chiến thuật kết hợp lại nhằm nắm bắt và quảng bá những điểm độc đáo của một thương hiệu hoặc sản phẩm, khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Những ý tưởng đằng sau mô hình của Borden đã được cải tiến qua nhiều năm, cho đến khi E. Jerome McCarthy giảm chúng còn 4 yếu tố được gọi là “4P.” Các công ty SEO marketing, công ty xây dựng thương hiệu và công ty thiết kế web trên toàn thế giới đều ưa chuộng sử dụng công cụ kinh doanh này.

Những ý tưởng đằng sau mô hình của Borden đã được cải tiến qua nhiều năm, cho đến khi E. Jerome McCarthy giảm chúng còn 4 yếu tố được gọi là “4P.” Các công ty SEO marketing, công ty xây dựng thương hiệu và công ty thiết kế web trên toàn thế giới đều ưa chuộng sử dụng công cụ kinh doanh này.

2. Các yếu tố của 4P Marketing?

Sản phẩm của 4P Marketing

Yếu tố đầu tiên của 4P Marketing là sản phẩm. Sản phẩm có thể là hàng hóa hữu hình hoặc dịch vụ vô hình đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn của người tiêu dùng. Dù là kinh doanh pallet tùy chỉnh và các sản phẩm gỗ hay cung cấp chỗ ở sang trọng, bạn đều phải nắm rõ chính xác sản phẩm của bạn là gì và điều gì làm cho nó trở nên độc đáo trước khi bạn có thể bán thành công.

Giá cả của 4p Marketing

Một khi có sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, bạn có thể bắt đầu đưa ra quyết định về giá. Chi phí khách hàng bỏ ra (giá sản phẩm) để sở hữu sản phẩm hay sử dụng dịch vụ bao gồm thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm. Việc định giá trở nên vô cùng quan trọng và đầy thách thức khi môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nếu giá sản phẩm quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải tập trung bán số lượng lớn hơn để có lợi nhuận.

Nếu mức giá quá cao, khách hàng sẽ chuyển hướng sang sản phẩm đối thủ cạnh tranh. Yếu tố này sẽ tác động đến lợi nhuận, cung, cầu và chiến lược tiếp thị. Dựa trên các mức giá khác nhau mà các thương hiệu có những vị thế khác nhau trên thị trường, khi các cân nhắc về độ co giãn của giá có thể ảnh hưởng đến hai “P” tiếp theo.

Xúc tiến thương mại

Là tất cả các hoạt động quảng bá nhằm đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp được nhiều người biết đến. Từ ấn tượng tốt về sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng sẽ dễ dàng tiến hành thực hiện giao dịch mua bán thật sự hơn, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi với khách hàng tiềm năng. Các hoạt động này gồm quảng cáo trên công cụ tìm kiếm google ads, quan hệ công chúng, tiếp thị truyền thông xã hội, tiếp thị qua email, tiếp thị video và nhiều hơn nữa. Và bạn cần quan tâm những vấn đề như sau: Có thể truyền thông điệp marketing của mình đến thị trường mục tiêu khi nào và ở đâu? Bạn sẽ tiếp cận khách hàng bằng hình thức nào? Đối thủ cạnh tranh đã sử dụng các biện pháp gì?,…

Phân phối của 4p Marketing

Là nơi trao đổi mua bán, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ. Kênh phân phối có thể là các cửa hàng vật lý hay các trang thương mại điện tử trên internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào. Thường thì bạn sẽ nghe các marketers nói rằng tiếp thị là đặt đúng sản phẩm, đúng giá, đúng nơi, đúng thời điểm. Cho nên, bạn cần tìm ra các vị trí lý tưởng để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.

Làm thế nào để ứng dụng 4P Marketing hiệu quả?

SEMTEK Co,. LTD đã phát triển một quy trình marketing chuyên dụng, kết hợp 4p Marketing thông qua một loạt các câu hỏi giúp xác định chiến lược marketing riêng cho mỗi thương hiệu.

Bước 1: Xác định đề xuất bán hàng độc đáo

Việc đầu tiên của quy trình này là xác định sản phẩm cung cấp những gì, các tính năng và lợi ích chính của sản phẩm và liệu chúng có giúp đảm bảo doanh số hay không.

Bước 2: Tìm hiểu người tiêu dùng

Tiếp đến, doanh nghiệp cần hiểu người tiêu dùng thông qua khảo sát khách hàng hoặc các nhóm tập trung. Khách hàng là ai? Họ cần gì? Giá trị của sản phẩm đối với họ là gì? Sự hiểu biết này sẽ đảm bảo cho việc cung cấp sản phẩm có liên quan và nhắm mục tiêu của doanh nghiệp có hiệu quả.

Bước 3: Tìm hiểu về thị trường

Bước tiếp theo là nắm rõ mức độ cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp nên xem xét về giá cả và lợi ích liên quan như giảm giá, bảo hành và hậu mãi, Từ đó, so sánh giá trị chủ quan của sản phẩm với chi phí phân phối sản xuất sẽ giúp thiết lập một mức giá thực tế.

Bước 4: Đánh giá các vị trí

Lúc này, doanh nghiệp sẽ cân nhắc về các địa điểm để xem khách hàng có khả năng mua hàng ở đâu và chi phí liên quan đến việc sử dụng kênh này là gì. Cung ứng sản phẩm cho một thị trường, khu vực cụ thể, thích hợp sẽ mang lại hiệu suất kinh doanh cao hơn.

Bước 5: Phát triển chiến lược truyền thông

Dựa trên đối tượng xác định và các chi phí đã thiết lập, doanh nghiệp có thể xúc tiến chiến lược truyền thông vào giai đoạn này. Bất kỳ phương thức quảng cáo hoàn thiện nào cũng đều phải thu hút khách hàng tiềm năng, đảm bảo nêu rõ và làm nổi bật các tính năng cũng như lợi ích chính của sản phẩm.

Bước 6: Kiểm tra chéo Marketing Mix

Cuối cùng là kiểm tra lại xem tất cả các yếu tố và kế hoạch liên quan đã hợp lý chưa. Bạn chỉ có thể hoàn thành một kế hoạch marketing khi đã chắc chắn rằng liên kết chặt chẽ tất cả bốn yếu tố.

  • Dưới đây là một vài câu hỏi cụ thể Primal sử dụng cho quy trình:
  • Người tiêu dùng muốn gì từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • Làm thế nào để sản phẩm của bạn đáp ứng những nhu cầu đó?
  • Nơi nào người mua tiềm năng tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của bạn?
    Làm thế nào để bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh?
  • Giá trị cảm nhận của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì?
  • Hiện tại bạn có những tương tác nào với khách hàng tiềm năng?
  • Chiết khấu như thế nào cho những khách hàng thương mại, hay cho từng phân khúc khách hàng cụ thể?

Những mấu chốt làm nên chiến lược 4P Marketing thành công?

1. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố

4 yếu tố P trong Marketing mix 4P không phải xuất hiện lần lượt mà là được thực hiện đồng thời. Một doanh nghiệp thành công khi họ hoạch định được những tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố đó, phản ứng dây chuyền khi một yếu tố thay đổi dẫn đến các yếu tố còn lại

2. Mục tiêu 4P Marketing Mix

Thông qua việc kết hợp các yếu tố, công ty có thể đạt được những mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận, sự ghi nhớ của khách hàng và sự hài lòng của họ. Việc nắm rõ mình muốn gì, sẽ đạt được gì cũng là một yếu tố quan trọng trong 4P Marketing Mix.

3. Phương thức linh động

Trong 4P Marketing Mix, việc kết hợp giữa các phương thức và tập trung vào một vài kênh chính là vô cùng cần thiết, sự kết hợp và linh động này sẽ tác động tăng hoặc giảm sự hiệu quả đến mục tiêu cuối cùng.

4. Nhất quan trọng phương thức đo lường

4P Marketing Mix là một quá trình lâu dài kết hợp nhiều yếu tố, vì thế việc thống nhất cách đo lường tác động cũng như mục tiêu là điều không thể thiếu.

5. Quản lý chặt chẽ

Với hệ thống gồm nhiều yếu tố và sự kết hợp phức tạp như vậy, nên 4P Marketing Mix luôn đi cùng với sự quản lý chặt chẽ. Nếu không quản lý chặt, các khâu trong marketing sẽ bị rối loạn và không thể kịp thời xử lý.

6. Luôn coi khách hàng là trung tâm

Khách hàng là yếu tố quyết định nên sự tồn tại của marketing mix 4P. Mục tiêu của marketing là làm hài lòng khách hàng và tiếp cận thêm các đối tượng mới.

Khi nào nên sử dụng 7P Marketing thay cho 4P Marketing?

Mô hình 4P chỉ được thiết kế chú trọng vào thời điểm bán sản phẩm nhưng lại thiếu chú trọng đến dịch vụ và vai trò của dịch vụ khách hàng trong xây dựng và phát triển thương hiệu. Vì vậy, mô hình 4P đã được nâng cấp lên thành 7P với 3P mới: Process, People và Physical Evidence.

1. People

Khía cạnh people (con người) ở đây vừa là đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang nhắm đến, lại vừa là những người trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp.

Thực hiện các bài khảo sát thị trường là quan trọng để bạn đánh giá nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, từ đó có những điều chỉnh phù hợp vào dịch vụ cung ứng.

Nhân viên trong doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng không kém, bởi họ chính là người cung cấp dịch vụ đó tới khách hàng. Chính vì vậy, cần cân nhắc thật kỹ việc xét và tuyển dụng nhân viên cho các vị trí, như hỗ trợ khách hàng, chăm sóc khách hàng, copywriters, lập trình viên,…

Khi doanh nghiệp tìm được nhân viên tin tưởng vào chất lượng dịch vụ mà họ đang cung cấp, chắc chắn năng suất lao động sẽ được cải thiện. Nhân viên sẽ cố gắng hết sức mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc thường xuyên thu thập feedback từ các nhân viên và khách hàng, cũng như truyền tải mong muốn và khát vọng của bạn tới họ cũng là một cách hay để thúc đẩy doanh nghiệp bạn phát triển.

Bạn nên nhớ: hoạt động đối nội có thể đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn với đối thủ trên thị trường.

2. Process

Process chính là những quy trình, hệ thống giúp doanh nghiệp bạn có thể cung ứng dịch vụ ra ngoài thị trường.

Bạn cần đảm bảo doanh nghiệp mình đã xây dựng một hệ thống, quy trình bài bản, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí lớn trong việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng.

Quy trình ở đây có thể là quy trình phân phối sản phẩm, quy trình thanh toán (dành cho khách hàng), hệ thống xuất nhập kho hàng, quy trình logistic,…

3. Physical Evidence

Trong marketing dịch vụ, yếu tố cơ sở vật chất là một khía cạnh cần phải nhắc đến. Môi trường vật chất ở đây chính là không gian gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi giữa người cung cấp dịch vụ với khách hàng, là nơi khách hàng sử dụng dịch vụ.

Nó có thể mang tính hữu hình như không gian nội thất của một quán cafe, đồng phục nhân viên, nó cũng có thể trừu tượng như thái độ tiếp khách của nhân viên, sự hỗ trợ chăm sóc khách hàng,…

Physical Evidence có thể đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp, giúp họ nổi bật trong mắt khách hàng. Như nhắc đến không gian cafe hiện đại, thích hợp cho các hoạt động làm việc là người ta lại nhắc đến The Coffee House, nhắc đến thái độ chăm sóc khách hàng chuẩn mực, ta nghĩ ngay đến Google.

Các tìm kiếm liên quan đến 4p marketing

  • 4p marketing là gì
  • marketing 4p và 7p
  • nghiên cứu 4p marketing
  • 4p trong marketing dịch vụ
  • 4p trong marketing du lịch
  • 7p marketing
  • báo cáo marketing mix 4p
  • product trong marketing

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *