Mọi thứ về affiliate marketing cho người muốn kiếm thêm thu nhập 

affiliate marketing 

Tiêu đề nội dung

Affiliate marketing mang đến cho bạn cơ hội kiếm tiền hoa hồng bằng cách bán các sản phẩm hoặc dịch vụ do các công ty khác cung cấp. Trên thế giới hình thức này đã phổ biến từ lâu và rầm rộ thâm nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Vậy affiliate marketing là gì? Cũng như cách làm Affiliate Marketing cần bắt đầu từ đâu?

Affiliate marketing là gì và các thành phần nào tham gia vào mô hình này?

Cái tên Affiliate Marketing được biết đến lần đầu tiên từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Một website âm nhạc ở Anh có tên Cdnow.com đã đưa ra ý tưởng mới. Thông qua chương trình Buywebprogram, web này cho phép các website khác đặt đường link đến trang web Cdnow.com. Thay vào đó, mỗi album bán được thì trang web đó sẽ nhận được một phần lợi nhuận. Và đến năm 1996, Amazon chính thức đưa vào hoạt động chương trình Affiliate của mình. Và sự thành công của Affiliate marketing tới nay bạn có thể thấy đó.

Affiliate marketing (hay còn gọi là Tiếp thị liên kết) là hình thức quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của các công thông qua các trang mạng của các đối tác đến người dùng cuối cùng. Các đối tác kiếm tiền online nhận được khoản hoa hồng khi người dùng ghé thăm trang mạng của họ quản lý và thực hiện những hành động mà nhà cung cấp mong muốn từ người dùng cuối cùng như: mua hàng, điền thông tin hay đăng ký sử dụng dịch vụ…

Các thành phần tham gia vào Affiliate Marketing

Tiếp thị sản phẩm sẽ có nhiều thành phần tham gia. Mỗi thành phần đều có một nhiệm vụ khác nhau. Vậy các thành phần đó là gì? Cùng tìm hiểu:

1. Người có sản phẩm (Advertiser) 

Đây là người có sản phẩm cần bán. Nếu chỉ mình họ “đơn phương độc mã” thì chắc chắn sản phẩm bán ra sẽ rất ít. Cho nên họ sẽ tham gia vào mạng lưới bán hàng Affiliate và chấp nhận chia sẻ hoa hồng cho người bán. Số hoa hồng đó là do họ đưa ra trong thỏa thuận.

Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều Advertiser như các nhà thương mại điện tử (Tiki, Adayroi, Lazada, Sendo,…) hay các nhà cung cấp về game, và công nghệ thông tin.

2. Cộng tác viên (Publisher) 

Đây là những người đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Bằng các chiêu trò khác nhau mà các Punlishers sử dụng miễn là thu hút khách hàng hiệu quả. Và thường Advertise sẽ không quan tâm đến những gì Publishers làm. Tuy nhiên nếu nó có tác động đến thương hiệu thì Advertise sẽ can thiệp.

Và thông thường, các cộng tác viên sẽ giới thiệu sản phẩm của bạn thông qua các trang mạng xã hội, website, blog. Tuy nhiên không phải giới thiệu sản phẩm nào cũng tốt cả. Các Publishers cần am hiểu sâu sắc sản phẩm đang abns và cần có kinh nghiệp tiếp thị trên các kênh này. Có như vậy, việc tiếp thị mới hiệu quả tối đa.

3. Người dùng cuối (User) 

Đây là đối tượng sử dụng sản phẩm và cũng chính là khách hàng của bạn. Họ sẽ mua sản phẩm của công ty bạn thông qua các link liên kết. Hoặc thông qua banner liên kết của các Publisher.

4. Mạng tiếp thị (Affiliate Network) 

Đây là trung gian kết nối giữa Advertiser và Publisher. Hệ thống này sẽ cung cấp các nền tảng kỹ thuật để giúp các cộng tác viên thực hiện việc tiếp thị của mình. Chẳng hạn: link quảng cáo, banner, quản lý tỷ lệ click, tỷ lệ chuyển đổi,… Và nhiệm vụ khác nữa, đó là người giải quyết các tranh chấp, thanh toán tiền hoa hồng cho Publisher

Lợi ích khi trở thành Cộng tác viên của affiliate marketing 

Khi trở thành Publisher trong Affiliate Marketing mà cụ thể ở đây là CTV trong mô hình mô hình kinh doanh dựa trên cộng đồng FREEDOO, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

1. Bạn được tự do làm chủ Business cá nhân của bạn

Tham gia một chương trình affiliate marketing hay một nền tảng affiliate marketing có nghĩa là việc bạn tham gia quảng bá, marketing một sản phẩm, dịch vụ nào đó, mà cụ thể ở đây là các sản phẩm, dịch vụ di động của VNPT. Nếu bạn tiếp thị liên kết hiệu quả, bán được hàng hoặc giới thiệu dịch vụ thành công, người dùng sử dụng và hoàn thành việc thanh toán, bạn sẽ nhận được hoa hồng. Trở thành một CTV, bạn hoàn toàn chủ động được những công việc của mình, tự do thoải mái sáng tạo để đạt được kết quả tốt nhất. Bạn là ông chủ!

2. Rủi ro thấp khi bắt đầu

Trở thành một CTV, công việc chính của bạn là giới thiệu và quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến đúng khách hàng mục tiêu, gợi ý cho họ những sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất, thuyết phục họ mua hàng, sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp bạn tiếp thị liên kết cho họ, và nhận hoa hồng từ nhà cung cấp. Việc bạn bắt đầu tham gia affiliate marketing thường là hoàn toàn miễn phí, và để đạt được hiệu quả cao , bạn chỉ đầu tư một khoản chi phí thấp như Facebook Ads hay Google Ads. Tóm lại rủi ro khi kiếm tiền online với hình thức này là khá thấp.

3. Bất kì ai cũng có thể trở thành CTV dễ dàng

Việc trở thành một CTV là vô cùng đơn giản và dễ dàng, bạn chỉ cần hoàn thành đầy đủ những trường thông tin mà chương trình tiếp thị liên kết hay nền tảng tiếp thị liên kết yêu cầu để việc đối soát chuyển đổi cũng như thanh toán hoa hồng của bạn được đảm bảo và chuẩn xác. Việc trở thành CTV thì cực kì đơn giản nhưng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Affiliate Marketing này lại là một chuyện khác. Kiếm tiền online hiệu quả từ các hoạt động tiếp thị liên kết bạn thực hiện lại là một chặng đường thử thách và vinh quang nếu bạn chạm được điểm đến.

4. Bạn không cần phải sở hữu sản phẩm

Việc sở hữu và bỏ vốn ra với sản phẩm, dịch vụ khi bạn kinh doanh thường phải tính đến và ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên khi trở thành một CTV, bạn không phải lo lắng về vấn để này nữa. Việc  của bạn là tập trung vào việc tiếp thị, thuyết phục người dùng mục tiêu có quyết định sử dụng dịch vụ, sản phẩm.

5. Bạn không cần tập trung vào một chủ đề hay một sản phẩm

Khi tham gia tiếp thị liên kết, việc tập trung vào một chủ đề hay một sản phẩm nhất định là việc cần thiết để đạt được một hiệu quả nhất định trong định hướng của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể mở rộng ra hai hoặc ba chủ đề của các lĩnh vực khác nhau để trải nghiệm xem sản phẩm, dịch vụ nào thực sự mang lại hiệu quả, hoặc cùng chạy song song gia tăng thu nhập. Ví dụ với FREEDOO, bạn hoàn toàn có thể vừa tham gia quảng bá sản phẩm về SIM, vừa có thể tham gia quảng bá sản phẩm về gói cước.

6. Bạn không bị ràng buộc bởi bất kì cam kết nào về doanh số

Bạn tham gia kiếm tiền online với lĩnh vực tiếp thị liên kết này, việc bị áp doanh số bán ra là không xảy ra. Phía bên nhà cung cấp hay nền tảng tiếp thị liên kết sẽ hỗ trợ bạn những công cụ nhất định để bạn đạt được mục tiêu và nhận được hoa hồng. Còn phía bạn chỉ cần cố nỗ lực, tích cực hoạt động, chứ không bị áp lực.

7. Thanh toán và vận chuyển hàng hóa – Nhà cung cấp lo hết cho bạn

Nếu bạn đã từng kinh doanh online thì vấn đề thanh toán cúa khách hàng hay vận chuyển đến tay khách hàng quả là một vấn đề đau đầu và tính toán kỹ lưỡng. Tuy nhiên khi tham gia tiếp thị liên kết sản phẩm, dịch vụ cho một chương trình hay một nền tảng affiliate marketing thì nhà cung cấp sẽ lo hết cho bạn.

8. Kiếm tiền online dễ dàng hơn bao giờ hết

Nếu bạn có sẵn một nguồn dữ liệu khách hàng mục tiêu, có kỹ năng Digital Marketing thì việc kiếm tiền online trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hãy tham gia tiếp thị liên kết và trải nghiệm kiếm tiền online thú vị!

9. Thu nhập thụ động, bạn được thoải mái và chủ động về thời gian

Bạn sẽ mất thời gian và công sức trong giai đoạn đầu để xây dựng mọi thứ để kiếm được tiền từ các chiến dịch. Tuy nhiên lúc đầu, việc thu được lợi nhuận sẽ cần thời gian để đạt được như mục tiêu bạn  mong muốn. Nhưng khi mọi thứ đã đi vào luồng quay rồi, bạn sẽ có được khoản thu nhập thu động, thoải mái du lịch, vui chơi mà vẫn có tiền. Còn gì tuyệt vời hơn?

Các hình thức phổ biến trong affiliate marketing hiện nay 

1. Mô hình affiliate marketing cơ bản

– Publisher tạo & chia sẻ link bán hàng.

– Người dùng click vào link affiliate và thực hiện hành động như yêu cầu của nhà cung cấp (Advertisers)

– Hành động được ghi nhận trên hệ thống & được duyệt trạng thái bởi nhà cung cấp

– Publisher nhận tiền hoa hồng từ nhà cung cấp.

2. Một số hình thức phổ biến của Affiliate Marketing

a. CPC 

Đây là hình thức cơ bản nhất của Affiliate Marketing, trong đó hoa hồng sẽ được trả khi khách hàng thực hiện click vào website của Nhà cung cấp thông qua quảng cáo của Publisher. Chi phí hoa hồng sẽ được tính dựa trên số lượng click, ví dụ: 500đ/click.

CPC là hình thức dễ dàng gian lận nhất do nhà phân phối có thể tự click vào link tiếp thị để nhận hoa hồng, vì vậy hình thức này không còn được sử dụng nhiều trong Affiliate Marketing.

b. CPA 

Là hình thức phổ biến nhất trong mô hình Tiếp thị liên kết. Publisher sẽ được trả hoa hồng khi khách hàng thực hiện một hành động cụ thể được yêu cầu bởi nhà cung cấp thông qua quảng cáo của Publisher. Hành động này có thể là: mua hàng, điền form khảo sát, cài đặt ứng dụng…

c. CPS 

CPS là hình thức Affiliate Marketing hiện đại nhất và bền vững nhất cho cả nhà cung cấp và nhà phân phối, với nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Với hình thức này, hoa hồng chỉ được trả khi khách hàng phát sinh giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ từ các nhà cung cấp.

Do hoa hồng được tính với mỗi giao dịch mua bán thành công, vậy nên CPS là hình thức tiếp thị liên kết đảm bảo công bằng và lợi nhuận cho cả hai bên, tránh được các vấn đề gian lận. Vì vậy CPS hiện là xu thế được ưa chuộng nhất hiện nay khi tham gia Affiliate Marketing.

Và CPS cũng chính là hình thức chia sẻ hoa hồng mà FREEDOO đang sử dụng, Đối với mỗi đơn hàng thành công, CTV sẽ nhận được mức hoa hồng được quy định cụ thể trong Chính sách thù lao Cộng tác viên.

Affiliate Marketing và những câu hỏi thường gặp xung quanh mô hình này

Tại thời điểm này, bạn cần hiểu cơ bản về Affiliate marketing và cách nó hoạt động. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến những điều này, bạn luôn có thể hỏi tôi trong phần bình luận phía dưới. Bây giờ, hãy để SEMTEK Co,. LTD trả lời một số câu hỏi thường được hỏi bởi các webmaster và các marketer về affiliate marketing:

1. Affiliate Marketing có hại hay bất hợp pháp không?

Không, nó không có hại và cũng không bất hợp pháp, vì bạn sẽ chỉ được sử dụng các liên kết cụ thể được cung cấp cho bạn chứ không phải là một liên kết trực tiếp để liên kết đến trang web bất kỳ nào.

2. Tiếp thị liên kết và AdSense: Chúng ta có thể sử dụng cả hai không?

Có, bạn có thể vì Affiliate marketing không vi phạm bất kỳ điều khoản Adsense TOS nào. Trong thực tế, đối với tôi, Affiliate marketing hoạt động tốt hơn so với Adsense, và đó là lí do mà bạn thấy có ít quảng cáo AdSense ở đây. Để tìm hiểu thêm về 2 chương trình này hãy đọc bài Affiliate Hay Adsense: Đâu là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

3. Làm thế nào để tìm thấy một đường dẫn affiliate cho bất kì sản phẩm nào?

Tất nhiên không phải tất cả các công ty đều cung cấp một chương trình affiliate, nhưng đối với những công ty cung cấp chương trình affiliate, bạn có thể kiểm tra trang web của họ để biết thông tin liên quan. Khi tìm kiếm, hãy nhớ kiểm tra trang Hỏi đáp của công ty nếu họ có trang đó.

Một cách khác để tìm thông tin này tìm kiếm trên Google. Ví dụ, bạn có thể gõ cụm từ sau đây vào Google Search: “(tên sản phẩm) + affiliate program”. (Thay thế “tên sản phẩm” với tên của sản phẩm bạn đang quảng bá.)

Điều này sẽ đưa bạn đến một trang đích. Nhiều công ty sử dụng một chợ liên kết như Shareasale([Hướng dẫn] Làm thế nào để tạo một Affiliate Program trên Shareasale), CJ, hoặc Clickbank. Cái này sử dụng miễn phí và bạn có thể tạo một tài khoản miễn phí.

4. Làm thế nào để tìm sản phẩm mới quảng bá?

Các chợ như trên là nơi tốt nhất để bắt đầu nghiên cứu Affiliate marketing của bạn. Bạn có thể tìm lĩnh vực của mình và xem các chương trình affiliate hàng đầu.

Ngoài ra, bạn có thể để ý ở những blog trong lĩnh vực của bạn và xem những sản phẩm mà họ đang quảng bá và những phương pháp mà họ đang sử dụng.

5. Có một blog để quảng bá liên kết có quan trọng không?

Không nhất thiết, nhưng blog thực sự là công cụ quảng bá tốt nhất. Với nó, bạn luôn có thể sử dụng các phương pháp như PPC hay quảng cáo để quảng bá một sản phẩm. Cách làm này giống như Affiliate marketing hit-and-run vậy. Cách tốt nhất để tận dụng được các cơ hội Affiliate marketing của bạn là có một blog và sử dụng nó để quảng bá.

6. Tốn bao nhiêu chi phí để tham gia một chương trình affiliate?

Bạn không mất phí khi gia nhập một chương trình affiliate, tuy nhiên, tổng chi phí của bạn phụ thuộc vào những kỹ thuật quảng bá bạn đang sử dụng. Ví dụ, một bài đăng blog không tốn một xu, nhưng marketing PPC, email marketing và quảng cáo thì tốn phí khác nhau.

7. Tôi cần bằng cấp gì để trở thành một nhà Affiliate marketing?

Bạn không cần bằng cấp để trở thành một nhà Affiliate marketing, mặc dù nếu có các kỹ năng copywriting tốt và kỹ năng tiếp thì bạn sẽ có lợi thế hơn.

Các tìm kiếm liên quan đến affiliate marketing 

  • affiliate marketing là gì
  • affiliate marketing cho người mới
  • affiliate marketing lừa đảo
  • affiliate marketing vietnam
  • affiliate marketing là gì có lừa đảo không
  • affiliate marketing lazada
  • affiliate marketing đăng nhập
  • affiliate marketing có phải đa cấp không

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *