Analytics google
Chưa biết Google Analytics là gì hay GA là gì hay chưa từng sử dụng GA cho trang web của bạn? Hoặc đã cài đặt GA nhưng chưa bao giờ tận dụng những tính năng tuyệt vời của nó ?
thì bài viết này dành cho bạn.
Kể cả khi bạn chưa từng nghe tới GA, đừng tuyệt vọng, bởi vẫn còn hàng triệu websites ngoài kia chưa khai thác được công cụ đa năng trên.
Nhưng ngay lúc bạn biết tới GA, hãy nhanh chóng gắn nó vào website của bạn như một vũ khí chiến lược cho mọi campaign marketing online của bạn.
Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản và cô đọng cho người mới bắt đầu như: tại sao bạn cần nó. Vậy làm thể nào để có được nó, sử dụng nó thế nào và cách giải quyết các vấn đề thường gặp.
Nhưng trước hết bạn cần phải hiểu:
Google Analytics là gì?
Google Analytics là một trong số các công cụ seo miễn phí được cung cấp bởi Google nhằm thu thập dữ liệu về hiện diện kỹ thuật số của website của bạn.
Trái ngược với một số tin đồn, nền tảng này không giới hạn trong các trang web.
Giờ đây, nó sẽ theo dõi các ứng dụng Android và iOS bằng SDK di động của Google Analytics, và thực sự bất kỳ thiết bị nào được kết nối bằng Measurement Protocol, một tính năng mở ra các phạm vi khả năng mới trên thế giới internet.
Google Analytics – Công cụ không thể thiếu
Bạn sở hữu một blog?
Hay một trang web tĩnh?
“Nếu câu trả lời là CÓ, bạn hãy đến với GA ngay đi.”
Dẫu bạn làm một cá nhân hay một công ty kinh doanh lớn, GA luôn là giải pháp cho chiến dịch marketing của bạn.
Những câu hỏi dưới đây sẽ hoàn toàn được trả lời, được biểu thị cụ thể dưới dạng số liệu của một trong những phần mềm SEO mạnh nhất và miễn phí từng được cung cấp bởi Google.
Có bao nhiêu người ghé thăm trang web của bạn?
Họ đến từ đâu?
Bạn có cần một trang web thân thiện với nền tảng di động không?
Traffic của bạn đến từ những nguồn nào?
Chiến thuật tiếp thị nào thu hút được nhiều lượng truy cập nhất vào trang web của bạn?
Trang nào có của hấp dẫn khách hàng nhất, nhận được nhiều traffic nhất?
Có bao nhiêu khách truy cập đã chuyển thành khách hàng tiềm năng?
Những khách hàng đó đến từ đâu và hứng với với trang nào của bạn nhất?
Làm thế nào để tối ưu hóa tốc độ của trang web?
Nội dung blog của tôi thích nhất?
Nội dung nào được người xem quan tâm nhất?
GA còn giúp bạn giải đáp nhiều thắc mắc hơn những câu trả lời cho những câu hỏi trên tạo nên những khác biệt lớn cho phần lớn các web. Còn bây giờ, tôi sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn cách sử dụng GA cực đơn giản, dễ áp dụng.
Cách sử dụng Google Analytics
Để nắm rõ và áp dụng hiệu quả công cụ tiện ích Google Analytics này, bạn nên thực hiện 4 bước bên dưới:
Cài đặt Google Analytics
Cài đặt mã Google Analytics (tracking code)
Thiết lập các mục tiêu
Xem báo cáo phân tích, thống kê dữ liệu từ website
Let’s go!!!! Tìm hiểu cách cài đặt GA thôi nào!
Nếu bạn đã cài đặt thành công GA thì bạn cũng nên đọc phần này, vì sẽ có một số lưu ý cho việc cài đặt mà không phải ai cũng biết.
Trước tiên, bạn cần một tài khoản Google Analytics .
Nếu bạn đã sở hữu một tài khoản Google và sử dụng cho các dịch vụ khác như Gmail, Google Drive, Lịch Google, Google+ hoặc YouTube, thì bạn nên thiết lập Google Analytics bằng tài khoản Google đó.
Hoặc bạn có thể tạo hẳn một tài khoản mới riêng biệt để quản lý.
Đây phải là tài khoản Google mà bạn sử dụng vĩnh viễn và chỉ có bạn mới có quyền truy cập.
Bạn luôn có thể cấp quyền truy cập Google Analytics của mình cho những người bất cứ lúc nào, nhưng LƯU Ý bạn không muốn người khác có toàn quyền kiểm soát nó.
Cài đặt tài khoản và quyền sở hữu
Phần này nếu như bạn có tài khoản GA rồi thì có thể bỏ qua nhé.
Khi bạn đã có tài khoản Google, bạn có thể vào Google Analytics và nhấp vào nút
Đăng nhập vào Google Analytics. Sau đó bạn sẽ được giới thiệu về 3 bước bạn phải thực hiện để thiết lập Google Analytics.
Sau khi nhấp vào nút Đăng ký, bạn hãy điền thông tin cho trang web của mình.
Bạn được phép tạo tối đa: (tôi sẽ giải thích kĩ hơn phần này ở bên dưới)
100 tài khoản GA trong một tài khoản Google.
50 thuộc tính trang web trong một tài khoản GA.
25 chế độ xem dưới thuộc tính của một trang web.
Bổ sung kiến thức về các công cụ Google giúp hoàn thiện kỹ năng SEO.
4 Trường hợp xảy ra
Trường hợp 1: Nếu bạn có 1 trang web, bạn chỉ cần 1 tài khoản Google Analytics với 1 thuộc tính trang web.
Trường hợp 2: Nếu bạn có hai trang web,
1 trang cho doanh nghiệp của bạn
1 trang dành cho cá nhân bạn
Bạn có thể muốn tạo 2 tài khoản, đặt tên cho một cái về dịch vụ SEO HCM là “GTV SEO” và cái còn lại là “Vincent Do”.
Trường hợp 3: Nếu bạn có nhiều doanh nghiệp, nhưng dưới 50, và chúng đều có một website riêng, bạn có thể đặt chúng dưới một tài khoản “Doanh nghiệp”. Sau đó, có một tài khoản cá nhân cho các trang web cá nhân của bạn. (giống trường hợp 2)
Trường hợp 4: Nếu bạn có nhiều doanh nghiệp và mỗi cái trong số đều có hàng chục website,
Và tổng số chúng lên đến hơn 50 trang web, bạn có thể đặt từng doanh nghiệp vào tài khoản của riêng, Vd: tài khoản “Congty1”, “Congty2”…
Lưu ý nhỏ
Không có một quy tắc lý tưởng về việc thiết lập tài khoản Google Analytics. Bởi điều này phụ thuộc vào việc bạn muốn tổ chức, quản lý các trang web của mình như thế nào.
Như vậy Bạn luôn được quyền đổi tên tài khoản hoặc các quyền sở hữu của mình mọi lúc.
Bạn không thể di chuyển thuộc tính (trang web) từ một tài khoản Google Analytics sang một tài khoản khác.
Chúng ta sẽ phải thiết lập một thuộc tính mới trong tài khoản mới và mất dữ liệu lịch sử bạn thu thập được từ thuộc tính ban đầu.
Vì thế, từ góc nhìn của một người chỉ mới bắt đầu, chúng tôi sẽ giả sử bạn có một Website và chỉ cần một trang dữ liệu (phiên bản mặc định có chứa mọi data). Khi đó, trang đăng ký tài khoản sẽ như thế này.
Ngay dưới đây, bạn sẽ có tùy chọn để định cấu hình nơi dữ liệu Google Analytics của bạn có thể được chia sẻ.
Cài đặt mã Google Analytics
Mã Google Analytics là một mã theo dõi JavaScript do Google Analytics cung cấp nhằm thu thập dữ liệu từ một website và gửi đến Google Analytics thống kê, phân tích.
Bạn có thể thêm trực tiếp đoạn mã này vào từng trang của website hoặc sử dụng trình quản lý thẻ của Google.
Khi bạn đã cài đặt tài khoản GA hoàn tất, hãy nhấp vào nút nhận theo dõi ID. Bạn sẽ nhận được một popup về các điều khoản và điều kiện của Google Analytics cần sự chấp thuận của bạn.
Sau đó, bạn sẽ nhận được mã Google Analytics.
Việc cài đặt này phải được thực hiện trên mọi trang trên trang trên web của bạn. Việc cài đặt sẽ phụ thuộc vào loại trang web bạn có.
Ví dụ: Tôi có một trang WordPress trên Domain cá nhân sử dụng Genesis Framework. Khung này có một khu vực cụ thể để thêm tập lệnh header và footer vào trang web của tôi
Cấu trúc tài khoản GA
Tất cả những ứng dụng của Google Analytics đều được chia làm 3 phần chính. Gồm Tài khoản / Thuộc Tính / Chế độ xem, hãy coi hình bên dưới
Tài khoản (account)
Cái này không phải tài khoản google của bạn nhé! Đây là thực thể cấp cao nhất bạn có thể tạo. Mỗi tài khoản trên lý thuyết có thể chứa tới 50 thuộc tính, mặc dù hiếm khi cần thiết.
Dẹp mấy trường hợp phức tạp ra một bên. Tôi khuyên bạn (một người chỉ mới bắt đầu):
Thuộc tính (property)
Property là một trang web cụ thể hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động (mobile app). Mã theo dõi kích hoạt dữ liệu đến cấp thuộc tính, được xác định bởi số ID duy nhất của nó.
Lấy mã theo dõi trong Mã theo dõi của GTV SEO như là một ví dụ: UA-79918216-1.
Phần giữa (79918216) là số tài khoản; Chữ số ở cuối (1) là số thuộc tính.
Lưu ý, tuy nhiên, hiện tại bạn có thể chuyển thuộc tính giữa các tài khoản. Do đó, không làm cho các giả định dựa trên số này.
Chế độ xem (view)
View là điểm truy cập của bạn cho các báo cáo. Chế độ xem là một cách xác định xem dữ liệu từ một thuộc tính,có thể được lọc hoặc xử lý theo một cách nhất định. Mỗi thuộc tính có thể chứa 25 view.
Do dữ liệu trong chế độ xem có thể bị thao túng. Điều rất quan trọng là phải duy trì ít nhất một chế độ xem chưa được lọc để cung cấp một điểm so sánh nếu bạn muốn.
Liên hệ
Địa chỉ: 2N Cư xá phú Lâm D, P.10, Q6, HCM
Hotline: 098 300 9285
Email: quang.nguyen@semtek.com.vn
Các tìm kiếm liên quan đến analytics google là gì
- web analytics là gì
- google analytics
- cách sử dụng google analytics 2018
- hướng dẫn sử dụng google analytics 2019
- google analytics hướng dẫn
- id theo dõi thuộc tính trên google analytics là gì
- học google analytics
- google analytics dashboard