Làm rõ 3 khái niệm B2B B2C và C2C cho những ai chưa biết

B2B B2C C2C khái niệm

Chắc chắn ai khi làm kinh doanh cũng đều nghe đến các khái niệm “B2B B2C C2C”, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các khái niệm này. Qua bài viết ngắn này, chúng sẽ mang đến cho bạn cái nhìn rõ ràng để phân biệt và nhận định các mô hình kinh doanh này nhé.

b2b b2c
b2b b2c

Khái niệm: B2B B2C C2C là gì?

B2B: Là viết tắt của thuật ngữ Business-To-Business, là mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng là các doanh nghiệp khác (bao gồm cả mối quan hệ giữa nhà sản xuất với doanh nghiệp bán buôn và doanh nghiệp bán buôn với doanh nghiệp bán lẻ).

Ví dụ điển hình cho mô hình này là các doanh nghiệp cung cấp thiết bị sản xuất như: Boeing – hãng sản xuất máy bay và bán cho những hãng hàng không, hay doanh nghiệp cung cấp phần mềm phục vụ doanh nghiệp khác như ITG – công ty công nghệ thông tin sản xuất các phần mềm quản trị và bán cho các công ty khác các phần mềm: CRM (phần mềm quản trị quan hệ khách hàng), ERP (phần mềm quản trị doanh nghiệp),….

B2C: Là viết tắt của thuật ngữ Business-To-Customer, có nghĩa là từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Doanh nghiệp bán trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình cho người tiêu dùng cuối (end consumer) qua website, cửa hàng.

Ví dụ: Yamaha bán xe máy cho người tiêu dùng tại cửa hàng của Yamaha. Mcdonald, Pizza, Company hay các nhà hàng bán đồ ăn cho người tiêu dùng cuối tại cửa hàng cũng là mô hình kinh doanh B2C.

Một ví dụ khác cho mô hình B2C là Tiki trước năm 2017. Khi đó Tiki tự nhập hàng của các doanh nghiệp khác về kho của mình và đem bán. Như vậy, Tiki khi đó là mô hình B2C (ngày nay, Tiki đã dần chuyển sang mô hình khác).

C2C: Viết tắt của thuật ngữ Customer-To-Customer, từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng, có nghĩa là hình thức kinh doanh giữa 2 bên, có thể là từ doanh nghiệp, người bán hàng cá nhân,… đến người tiêu dùng thông qua một bên thứ 3: 1 trang web, sàn giao dịch điện tử làm trung gian.

Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:

    • Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
    • Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
    • Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
    • Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
    • Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
    • 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
    • 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
    • 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
    • Thu hút 3.000 – 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.

Chỉ từ 6 triệu/tháng

Ví dụ: Shopee là sàn thương mại điện tử, tạo ra môi trường để người bán và người mua gặp nhau. Shopee chỉ giúp người bán đăng tải thông tin về cửa hàng và sản phẩm, hàng hóa của người bán vẫn được lưu tại kho của người bán. Người mua sẽ đặt hàng qua Shopee. Khi nhận thông báo có đơn hàng, sản phẩm sẽ được người bán vận chuyển đến người mua qua các dịch vụ vận chuyển. Ở đây, Shopee chỉ đóng vai trò là nền tảng giao dịch giữa người bán, người mua.

Ebay – website đấu giá trực tuyến, cũng hoạt động với hình thức tương tự, theo mô hình C2C,…

B2B và B2C: mô hình nào tốt hơn?

Mô hình kinh doanh B2B và B2C đều có ưu nhược điểm. Mỗi một doanh nghiệp sẽ phù hợp với từng mô hình. Mô hình phù hợp với doanh nghiệp được xác định bởi mục tiêu, cơ sở hạ tầng và nghành nghề.

Nếu bạn điều hành một doanh nghiệp sản xuất hàng loạt sản phẩm. B2B có thể là lựa chọn phù hợp. Điều này cho phép chúng ta tham gia vận chuyển số lượng lớn và phát triển mối quan hệ với các doanh nghiệp trên toàn cầu.

Hoặc bạn có thể chọn cung cấp dropshipping và xử lý các hoạt động vận chuyển cho các doanh nghiệp bạn bán. Lợi nhuận có thể cao hơn chỉ khi bạn bán đủ sản phẩm.

Nếu bạn có các lô sản phẩm nhỏ hơn hoặc bán các mặt hàng có thời hạn sử dụng hạn chế, B2C là câu trả lời.

Các doanh nghiệp dựa vào tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho cao hơn. Các mặt hàng riêng lẻ có lợi nhuận cao hơn nhưng phải mất nhiều công hơn để bán được nhiều sản phẩm.

b2b b2c
b2b b2c

Marketing B2B B2C khác nhau như thế nào?

Với mô hình kinh doanh khác nhau, đối tượng khách hàng khác nhau, doanh nghiệp cũng sẽ có những chiến lược Marketing khác nhau.

B2B

Đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp. Người ra quyết định mua hàng lúc này không phải là 1 cá nhân mà có thể gồm nhiều bộ phận từ nhiều vị trí của doanh nghiệp. Do đó, quá trình ra quyết định sẽ phức tạp hơn.

Quyết định mua hàng của công ty phần lớn sẽ bị tác động bởi chức năng của sản phẩm, sự tư vấn, giới thiệu từ các bên uy tín.

Các doanh nghiệp mua hàng sẽ ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố cảm xúc, thay vào đó là các yếu tố lý tính nhằm tối ưu lợi nhuận và tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp.

B2C

Đối tượng khách hàng của mô hình này là người tiêu dùng. Quá trình ra quyết định của họ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: quảng cáo, truyền miệng, khuyến mãi,….

Quyết định mua hàng được đưa ra dựa trên cả yếu tố cảm tính và lý tính. Do đó, các nhãn hàng không chỉ truyền thông về lợi ích, chức năng của sản phẩm mà còn sử dụng cả các yếu tố tâm lý, cảm xúc.

Sự kết hợp của các mô hình kinh doanh 

Trên thực tế, ngày nay, nhiều doanh nghiệp không chỉ áp dụng riêng một mô hình mà còn kết hợp chúng với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Sự kết hợp của mô hình kinh doanh B2B, B2C được biết đến với cái tên B2B2C.

Một ví dụ tiêu biểu cho mô hình B2B2C: nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ bán sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp bán lẻ bán sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, còn có những sự kết hợp khác:

  • FPT Trading (nay là Synnex FPT): đơn vị phân phối các sản phẩm về thiết bị di động chính hãng, phân phối cho các đơn vị bán lẻ khác: Thế giới di động, Di động Việt,…, các đơn vị bán lẻ lại bán sản phẩm đến người tiêu dùng cuối (end consumer). Đây là mô hình B2B2C.
  • FPT Shop: bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng. Đây là mô hình B2C.

Như vậy, trong ví dụ này, FPT vừa áp dụng mô hình B2B B2C vừa áp dụng mô hình B2C.

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, xã hội, kinh tế, những mô hình kinh doanh mới cũng sẽ có những thay đổi và phát triển thích ứng nhu cầu thời đại. Sẽ còn có những mô hình mới, sự biến thể và phát triển mới. Hãy cùng chờ đón những mô hình mới và khi đó, Cam hẹn gặp lại bạn tại một bài viết khác một ngày không xa.

Bài viết liên quan

  • Công thức bán hàng B2B hiệu quả nhất mọi thời đại cho doanh nghiệp SPIN selling
  • Hai chiến lược Marketing B2B và B2C khác nhau ở điểm nào?
  • Áp dụng 3 cách hiệu quả giúp cho doanh nghiệp B2C tăng thu nhập qua kênh online
b2b b2c
b2b b2c

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!

SEMTEK Co,.LTD

🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285

Từ khóa:

  • b2b, b2c c2c la gì
  • B2b B2C là gì
  • Điểm giống nhau giữa B2B và B2C
  • Các loại mô hình kinh doanh B2B, B2C
  • So sánh B2B và B2C
  • B2B
  • Marketing B2B và B2C
  • B2b la gì

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *