Meme đang có ở khắp mọi nơi và chúng được tạo ra không chỉ với mục đích giải trí, mà đằng sau đó là cả một chiến lược và kế hoạch marketing bài bản. Chúng ta học được gì từ những tài khoản Meme đấy? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp những bài học marketing từ các tài khoản Meme nổi tiếng trên Instagram. Cùng khám phá nhé!
Tổng hợp những bài học marketing từ các tài khoản Meme nổi tiếng
Caption Instagram là yếu tố hàng đầu thúc đẩy mức độ tương tác và tạo nên sự thành công của tài khoản meme.
Caption của những tài khoản này thường ngắn, đơn giản và dễ đọc ngay cả khi người dùng lướt nhanh trên nguồn cấp dữ liệu của họ. Caption ngắn gọn nhưng phải hiển thị đầy đủ để người dùng có thể xem toàn bộ bài đăng mà không cần nhấp ra khỏi trang chủ của mình.
Caption meme thường được thêm một vài thông tin hài hước trong ảnh hoặc video. Tuy nhiên, vẫn có nhiều tài khoản sử dụng caption dài hơn để kể chuyện hoặc kết nối với những người theo dõi, thậm chí một số tài khoản còn chia sẻ nội dung giống một bài blog trong caption của họ.
Trong một số trường hợp, caption dài có thể đem lại hiệu quả nhưng điều này sẽ phụ thuộc vào tệp khán giả mục tiêu của doanh nghiệp. Tóm lại, các tài khoản Meme đã chứng minh rằng một caption ngắn vẫn thu được tỷ lệ tương tác cao.
Độ tiếp cận rộng rãi
Một trong những điều tạo nên “meme” chính là tính phổ biến rộng rãi của nó. Những tài khoản meme có khả năng biến những thông tin khô khan, tối nghĩa thành một bài viết hài hước, hấp dẫn và dễ tiếp cận tới mọi người.
Ví dụ tài khoản @classic.art.memes đã kết hợp các tác phẩm nghệ thuật với một caption liên quan tới hình ảnh. Ngay cả khi không biết nhiều về lịch sử nghệ thuật, người xem vẫn cảm thấy hài hước trước những bài đăng đó.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên cố gắng thu hút mọi người và tạo nội dung có tính bao phủ rộng nhất có thể. Tất cả các thương hiệu nên xác định rõ đối tượng mục tiêu và đảm bảo rằng họ đang tạo những nội dung phù hợp với sở thích và kiến thức của đối tượng đó.
Tính nhất quán từ bài học marketing
Tính nhất quán trong hình ảnh của meme có thể nhận ra ngay lập tức: đó có thể là những hình ảnh quen thuộc, những bức ảnh hài hước với một dòng văn bản đơn giản được chèn lên phía trên hình ảnh, đôi khi đó là những đoạn văn bản hoặc ảnh chụp màn hình được lấy về từ Twitter hay Tumblr. Và mỗi khi chúng xuất hiện, người dùng đều biết đó là meme.
Khả năng nhận biết các bài đăng meme đã chứng tỏ rằng tính nhất quán rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu trên Instagram. Điều thành công nhất khi xây dựng tính nhất quán chính là khán giả nhận ra thương hiệu của bạn trước khi nhấn vào xem tài khoản.
Inbound Marketing là phương pháp thu hút cả thế giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên:
- Chủ động chiến lược tiếp cận khách hàng từ các kênh có sẵn.
- Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu liên tục.
- Giúp giải quyết lo lắng và thúc đẩy hành động mua hàng.
- Mang lại hiệu quả dài hạn, bền vững và thu hồi vốn đầu tư (ROI).
- Dẫn đầu ngành hàng kinh doanh với nền tảng đa kênh hiệu quả.
- 115-100 bài viết bán hàng và bài SEO hiệu quả mỗi tháng.
- 130-500 bài sưu tầm biên tập chuẩn SEO, hút khách mỗi tháng.
- 100-1.000 từ khóa được SEO tổng thể theo ngành hàng liên tục.
- Thu hút 3.000 – 100.000 khách truy cập tự nhiên mỗi tháng.
- Chỉ từ 6 triệu/tháng
Một số tài khoản meme hiện đang áp dụng tính nhất quán trên Instagram theo những chủ đề cụ thể. Trang tài khoản meme đó sẽ đi theo một màu sắc, định dạng ảnh/video nhất định, xu hướng này đang phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình
Các tài khoản meme có thể thu hút rất nhiều người truy cập, tuy nhiên họ vẫn nhắm mục tiêu đến một đối tượng cụ thể: đó là thế hệ Millennials và GenZ – những người dành nhiều thời gian trực tuyến, sử dụng nhiều trang mạng xã hội và có khiếu hài hước.
Các tài khoản meme sẽ tạo ra những đặc điểm nhận dạng riêng biệt, phù hợp với đối tượng của họ. @mytherapistsays đưa ra những meme về mối quan hệ và công việc xung quanh phụ nữ, trong khi @journal nghiêng về đối tượng thanh thiếu niên (nhưng vẫn nghiêng về nữ giới).
Một số tài khoản meme được quản lý bởi chính các doanh nghiệp (ví dụ như @journal) và hầu hết đều trở nên phổ biến vì họ đang tạo ra những nội dung “cùng gu” với người xem.
Các thương hiệu có thể tiếp cận nhiều đối tượng hơn nếu có sự hiểu biết về thị hiếu của người dụng
Trở nên khác biệt
Ngày nay, có rất nhiều các bức ảnh trên Instagram có kiểu dáng, góc chụp và tông màu giống nhau nhờ sức mạng của “visual trends”. Bạn có thể xem lại những xu hướng về hình ảnh ảnh, chủ đề phổ biến này thông qua tài khoản @insta_repeat.
Meme xuất hiện và nằm ngoài những xu hướng này. Bài đăng trên những tài khoản này có thể không có màu sắc đẹp mắt, khung cảnh xinh đẹp, nhưng lại nhanh chóng thu hút sự chú ý của người dùng bởi vì chúng hoàn toàn khác biệt. Trên thực tế, vẻ ngoài kém hấp dẫn của các bài đăng meme thường có chủ ý, một phiên bản Instagram của “Internet Ugly”.
Điều này giúp những bài đăng này nổi bật hơn so với các bài đăng có nội dung tương tự. Có thể bạn đã xem hàng triệu bức ảnh về chú chó dễ thương trên Instagram. Nhưng bạn có thường xuyên thấy một cái như thế này không?
Bài học từ câu chuyện: để nổi bật so với những đối thủ khác trên thị trường, đặc biệt là Instagram, các doanh nghiệp hãy tạo nên điểm khác biệt cho thương hiệu của mình và phát triển chúng.
Bài học marketing tạo nội dung dễ dàng chia sẻ
Mọi thương hiệu đều muốn nội dung của họ được lan truyền. Để đạt được điều đó, họ đều cố gắng bằng chất lượng: các bài đăng trên blog, hình ảnh đẹp, bản tin đầy đủ thông tin. Nhưng các tài khoản meme chủ yếu dựa vào việc gây ấn tượng và có thể khiến người xem nhận ra nhanh chóng.
Những trò đùa của họ có tác dụng vì chúng dễ liên tưởng và được đúc kết từ nền văn hóa đại chúng mà hầu hết những người theo dõi của họ đều hiểu. Ví dụ bài đăng trên tài khoản @daddyissues_ có hơn 76.000 lượt thích bởi Nicolas Cage và series phim nổi tiếng Friends đều rất quen thuộc với khán giả.
Ngoài việc tăng mức độ tương tác tích cực, đây cũng là một chiến lược thông minh để tăng lượng người theo dõi tài khoản của bạn. Rất nhiều người xem đã tag bạn bè của họ trong các bình luận và họ hoàn toàn có thể trở thành follower của thương hiệu nếu nội dung của bạn đủ hấp dẫn họ.
Tận dụng hội chứng FOMO
Một vấn đề nan giải đối với các thương hiệu là làm thế nào để đảm bảo nội dung của họ hiển thị được với người dùng của mình. Đây từ lâu đã là một vấn đề khó nhằn trên Facebook, nơi mà mức độ tương tác tự nhiên đã giảm mạnh. Và điều này cũng đang dần hiện rõ trên Instagram.
Trên nền tảng Instagram, có rất nhiều mẹo để tăng mức độ tương tác mà không phải trả phí và một số tài khoản meme đang sử dụng một chiến thuật rất khéo léo và thú vị đó là: thiết lập tài khoản của họ ở chế độ riêng tư.
Điều này kích hoạt hội chứng FOMO (chứng sợ bỏ lỡ) của khán giả, họ sẽ cảm thấy tò mò và muốn theo dõi tài khoản riêng tư đó. Với những tài khoản công khai, bạn khó có thể khuyến khích người dùng nhấn theo dõi bởi vì họ có thể dễ dàng truy cập tài khoản của bạn bất kỳ lúc nào.
Nhưng một tài khoản riêng tư thì khác, muốn biết họ đăng tải nội dung gì bạn cần gửi yêu cầu theo dõi.
Do đó, những người theo dõi mới rất hào hứng khi yêu cầu theo dõi của họ được chấp nhận, trong khi những người theo dõi hiện tại cảm thấy đặc biệt vì luôn “ở bên trong” tài khoản. Điều này xây dựng cảm giác trung thành, giúp củng cố sự tương tác của cộng đồng.
Hợp tác với những thương hiệu đồng giá trị
Thực tế, các tài khoản meme nhận được khá nhiều lời mời hợp tác từ các nhãn hàng. Với lượng khán giả khổng lồ, mức độ tương tác cao, họ là đối tác mong muốn của các thương hiệu. Hơn nữa, những nội dung được các tài khoản meme tạo ra có độ tiếp cận rất cao.
Những tài khoản meme có khả năng xác định đối tác nào có giá trị tương đồng với họ, vì vậy các bài đăng được tài trợ luôn phù hợp với chiến lược nội dung tổng thể của họ. Một điểm khác biệt nữa từ các tài khoản meme đó là mức độ đăng bài liên tục, do đó nội dung được tài trợ sẽ không chiếm quá nhiều không gian trong trang của họ.
Tính cập nhật liên tục
Trong khi nhiều thương hiệu đang phải vật lộn để bắt kịp với vòng đời nhanh chóng của meme, thì các tài khoản meme lại thành công khi nhanh chóng biến mọi sự kiện văn hóa của doanh nghiệp thành nội dung mới của mình.
Các tài khoản Meme luôn nằm trong top đầu của văn hóa đại chúng một phần vì chúng thường do một người điều hành, nghĩa là không cần thông qua sự xem xét và kiểm duyệt của một tổ chức nào trên mỗi bài đăng
Điều này cho phép họ thích ứng nhanh với những tin tức mới và áp dụng chúng theo “phong cách meme” để phù hợp với khán giả mục tiêu của mình.
Doanh nghiệp có thể sáng tạo nội dung cũ thành những xu hướng mới, việc thử nghiệm nhiều nội dung sẽ giúp bạn tìm hiểu về sở thích của khán giả.
Bài học marketing mang danh tính bí ẩn
Ngày nay, các thương hiệu luôn cởi mở trong giao tiếp với khán giả. Khách hàng mong đợi tính xác thực và minh bạch từ các công ty để đổi lấy lòng trung thành của họ. Và nhiều thương hiệu đã thành công khi áp dụng những “yếu tố” phổ biến và quen thuộc trên mạng xã hội vào hoạt động tương tác với người dùng.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể phản tác dụng khi khán giả bắt đầu cảm thấy như các thương hiệu đang trở nên quá cá nhân trên mạng xã hội và điều này khiến họ cảm thấy nhàm chán.
Và các tài khoản meme đã thực hiện cách tiếp cận hoàn toàn ngược lại. Họ chủ yếu ẩn danh và rất ít khi công khai những thông tin cá nhân.
Các công ty rất khó ể thử và bắt chước chiến lược này. Nhưng điều quan trọng ở đây là khi khởi chạy một chiến dịch hoặc sản phẩm mới, một chút bí ẩn sẽ giúp bạn đi được một chặng đường dài hơn.
Có thể nói, một chiến dịch marketing bao gồm meme không chỉ tạo sự hài hước và vui vẻ. Nếu meme được đầu tư nghiêm túc, chúng có thể trở thành một vũ khí mạnh để các thương hiệu chinh phục nền tảng Instagram và mang lại một kết quả nhiều hơn mong đợi.
Với thế mạnh là tính chân thực, gần gũi và khiếu hài hước, meme có thể làm tăng giá trị giải trí và khiến người xem dễ dàng ghi nhớ và đọng lại trong tâm trí lâu dài. Bên cạnh đó, họ có thể sẽ chia sẻ những meme thú vị cho bạn bè trên nhiều nền tảng mạng xã hội và làm tăng mức độ tiếp cận, sức lan tỏa đến khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Từ khóa:
- Bài học cơ bản về marketing
- Những bài học marketing kinh điển bán lược cho sư
- Bài học marketing
- Bài học rút ra từ marketing
- Bài học kinh nghiệm marketing
- Gã ăn mày và câu chuyện marketing kinh điển
- Bài học Marketing đập rồi bán
- Bài học kinh nghiệm về Marketing
Nội dung liên quan:
- Mách bạn cách tối ưu thẻ Meta Description chuẩn SEO
- Loại hình banner quảng cáo Youtube nào phù hợp cho doanh nghiệp?
- Những chiến lược hiệu quả về giá cho sản phẩm của doanh nghiệp