Xây dựng bản kế hoạch kinh doanh cơ bản và chi tiết nhất

bản kế hoạch kinh doanh

Tìm hiểu rõ hơn về bản kế hoạch kinh doanh

Bản kế hoạch kinh doanh rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vậy kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh cần phải có trong bất kì hoạt động kinh doanh nào, bất kì lĩnh vực kinh doanh nào, từ quy mô nhỏ cho đến lớn.

bản kế hoạch kinh doanh

1. Bản kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh là bản tài liệu văn bản mô tả các hoạt động, quá trình kinh doanh của công ty, doanh nghiệp ứng với một khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Bản kế hoạch kinh doanh có thể bao gồm chiến lược bán hàng, chiến lược tiếp thị, chiến lược marketing, chiến lược tài chính…

Bên cạnh đó có thể ví kế hoạch kinh doanh như một tấm bản đồ chỉ đường cho doanh nghiệp để có thể tránh những sự cố không nên xảy ra.

Lập kế hoạch kinh doanh chính là công việc tạo ra các mẫu kế hoạch kinh doanh. Thông thường, người lập nên những mẫu kế hoạch đó là các giám đốc điều hành, giám đốc phòng Marketing hoặc chính chủ doanh nghiệp. Mẫu kế hoạch kinh doanh được lập ra các chi tiết thì việc thực hiện càng đơn giản và khả năng hiện thực hóa sẽ cao hơn.

Có nhiều loại kế hoạch kinh doanh khác nhau, tuy nhiên nội dung vẫn tập trung vào 1 mục tiêu duy nhất đó là đưa ra đường đi, nước bước các hoạt động trong lương lai của công ty.

Các vấn đề thường có trong mẫu kế hoạch kinh doanh bao gồm: Nguồn lực, tài chính cần thiết, các chiến lược bán hàng, chiến lược marketing và các phương hướng giải quyết rủi ro nếu xảy ra.

Vậy có thể hiểu đơn giản nhiệm vụ và mục tiêu của việc lập kế hoạch kinh doanh chính là giúp các chiến lược kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt nhất.

2. Tại sao cần phải lập bản kế hoạch kinh doanh

Như đã đề cập phía trên, kế hoạch kinh doanh của công ty đóng một vai trò quan trọng trong các chiến lược kinh doanh.

Một mẫu kế hoạch kinh doanh đúng đắn sẽ giúp người lãnh đạo:

  • Đưa ra các quyết định chính xác trong kinh doanh.
  • Chiến lược bán hàng thành công
  • Đường lối kinh doanh rõ ràng

Những yêu cầu của bản kế hoạch kinh doanh cần phải nắm

Bản kế hoạch kinh doanh có những yếu tố trên chưa được coi là hoàn chỉnh nếu nó còn thiếu nhưng yêu cầu dưới đây.

1. Tính liên kết

Kế hoạch kinh doanh là một dạng văn bản hoàn chỉnh. Do  đó toàn bộ những phần ở trong đó đều sẽ giữ một vai trò cụ thể, có quan hệ mật thiết cùng với nhau.

Ví như như: phân tích thị trường sẽ quyết định tới chiến lược, chiến lược lại quyết định tới những kế hoạch, kế hoạch marketing có sức ảnh hưởng lớn tới việc bán hàng, … Vì thế, người lập kế hoạch nên hiểu rõ sợi dây liên kết này.

2. Tính khoa học

Không chỉ là một văn bản hoàn chỉnh về nội dung mà kế hoạch kinh doanh còn là một văn bản hàm chứa nhiều kiến thức chuyên môn như chiến lược, quản trị, bán hàng, marketing, kế toán, … Vì vậy, người lập kế hoạch cần có kiến thức tổng quan về các ngành nghề, đồng thời có được khả năng phân tích sâu và sử dụng thành thạo các công cụ văn phòng.

3. Tính thực tế

Bản kế hoạch kinh doanh cần được lập dựa vào cơ sở vững vàng về mặt kiến thức, cách nắm bắt thông tin thị trường và những quy luật khách quan trong nền kinh tế. Nếu như không thể đảm bảo được những điều này thì chắc chắn kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp được lập ra không thể nào hoàn chỉnh, thay vào đó nó chỉ là một văn bản mang sự mơ hồ và thiếu thuyết phục mà thôi. mẫu kế hoạch kinh doanh

4. Tính linh hoạt

Kế hoạch được lập ra cho tương lại, nhưng tương lai lại là điều chúng ta không thể nào nói trước được điều gì. Chính vì thế cho nên trước khi lập, chúng ta cần phải phân tích các tình huống khác nhau có thể xảy ra để từ đó điều chỉnh được mẫu kế hoạch cũng như chuẩn bị kịp thời những phương án dự phòng tốt nhất.

5. Tính hiệu quả

Những mẫu kế hoạch kinh doanh cần phải mang tới cho người lập ra nó một giá trị nhất định, tương xứng với mức chi phí đã đầu tư.

6. Tính chất thẩm mỹ

Kế hoạch kinh doanh thường được lập ra cho người khác đọc vì vậy nó cần đáp ứng được một vài yêu cầu cơ bản nhất về tính chất thẩm mỹ để có thể đảm bảo cho người đọc không còn cảm giác nhàm chán, khô khan.

7. Tính chất chuyên biệt

Mỗi một doanh nghiệp đều có bản sắc và giá trị riêng vì vậy mà kế hoạch kinh doanh cũng cần thể hiện rõ được những nét riêng đó của mỗi một doanh nghiệp.

Tìm hiểu cấu trúc của bản kế hoạch kinh doanh cơ bản

Một bản kế hoạch kinh doanh không nhất thiết phải tuân thủ một cấu trúc nhất định nào đó thế nhưng nội dung bên trong của mẫu kế hoạch cần phải thể hiện được một cách đầy đủ những vấn đề quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải truyền tải hay là giải quyết. SEMTEK CO,. LTD sẽ gửi cấu trúc của bản kế hoạch kinh doanh mẫu dưới đây để các bạn tham khảo, từ đó lên kế hoạch cho một mẫu kế hoạch kinh doanh tại doanh nghiệp của bạn sao hoàn chỉnh nhé.

1. Tìm hiểu cấu trúc chuẩn của bản kế hoạch kinh doanh

Cấu trúc cơ bản gồm:

  • Tóm tắt dự án
  • Giới thiệu doanh nghiệp
  • Giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
  • Phân tích vĩ mô
  • Phân tích ngành (vi mô)
  • Các kế hoạch: sản xuất, marketing, bán hàng, tài chính, nhân sự.
  • Quản trị sự rủi ro.

Trong quá trình bạn lập nên kế hoạch kinh doanh thì cần phải căn cứ vào tình hình thực tế để có thể xây dựng được một cấu trúc phù hợp nhất nhằm truyền tải thông tin một cách đầy đủ, giúp cho người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được những thông tin đó.

2. Xác định nhiệm vụ của từng bộ phận

Để có thể lập ra một bản kế hoạch kinh doanh mang tính thực tiễn thì bạn cần nắm vững tính chất logic của mẫu kế hoạch đó. Hiểu rõ những mục tiêu nhiệm vụ trong từng phần của kế hoạch và sự liên kết mật thiết giữa chúng.

Tóm tắt dự án

Mục tiêu tóm tắt dự án là nhằm cung cấp cho người đọc những thông tin đầy đủ nhất và ngắn gọn nhất về doanh nghiệp hay là dự án. Quan điểm ở đây là bạn cần trình bày vừa đủ để có thể giới thiệu cho ai đó hiểu rõ về doanh nghiệp hay dự án ở trong thời gian ngắn nhất.

Giới thiệu doanh nghiệp

Phần giới thiệu doanh nghiệp cung cấp cho người tìm việc làm biết doanh nghiệp hay là dự án là ai? Mục tiêu doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp đã làm được gì và sẽ đi tới đâu?

Nhờ vào những định hướng cũng như mục tiêu được trình bày ở trong mục này chúng ta dễ nhìn ra được những định hướng mang tính quan trọng nhất. Những chiến lược và kế hoạch khác đều sẽ phải thống nhất đối với những định hướng này, cũng như tuân thủ bản kinh doanh mẫu và doanh nghiệp đã thống nhất đưa ra từ ban đầu.

Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ

Phần này sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp là gì. Và tìm ra những điểm đặc biệt có trong sản phẩm dịch vụ đó là gì?

Chi tiết xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

Để có thể xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh đúng đắn, bạn cần phải trải qua nhiều bước. Vậy những bước để lập kế hoạch kinh doanh là gì ?

1. Lên ý tưởng kinh doanh

Một ý tưởng kinh doanh tốt sẽ giúp xây dựng kế hoạch kinh doanh đúng đắn. Một ý tưởng kinh doanh tốt bao gồm các yếu tố: Cơ hội, Tính khả thi, Nhu cầu thị trường và Sự khác biệt. Những ý tưởng điên rồ cũng đều có khả năng thành công.

2. Mục tiêu kinh doanh

Trong mọi kế hoạch kinh doanh cần phải đề ra một mục tiêu cần đạt được. Câu hỏi được đặt ra là bạn sẽ đạt được những gì sau chiến dịch kinh doanh này? Phương thức đo lường kết quả đạt được là gì? Và mất khoảng bao lâu để đạt được mục tiêu đó ?

3. Nghiên cứu thị trường

Nắm được điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong mọi tình huống. Những yếu tố cần tìm hiểu thị trường bao gồm: Nguồn khách hàng, nhu cầu thị trường, các công ty, doanh nghiệp đã thành công và lý do họ đạt được thành công đó.

4. Nhận thức điểm mạnh và khả năng rủi ro

Cần xác định rõ khả năng của mình đến đâu trong chiến lược kinh doanh này.

5. Xây dựng mô hình tổ chức kinh doanh

Luật doanh nghiệp ban hành năm 2005, người làm kinh doanh cần chọn 1 trong các hình thức kinh doanh sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và Hộ kinh doanh.

6. Xây dựng kế hoạch Marketing

Chiến lược Marketing sẽ giúp bạn mang về một lượng khách hàng và giữ chân họ sử dụng mặt hàng của bạn.

Sản phẩm của bạn dù tốt hay không nhưng nếu không ai biết tới thì đều là vô nghĩa. Chiến lược Marketing tốt sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Có 3 nguyên tắc bạn cần tuân thủ trước khi lên kế hoạch marketing bao gồm: Segment (phân loại khách hàng), Target (lựa chọn khách hàng mục tiêu) và Position (Định vị thương hiệu).

7. Kế hoạch quản lý nhân sự

Một cơ chế quản lý nhân sự bao gồm quản lý con người và kỹ năng làm việc của họ. Công việc cần được phân công rõ ràng đối với từng người.

Các buổi họp giao ban báo cáo kết quả và tình hình công việc là rất cần thiết. Tăng cường các kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên nếu cần thiết.

8. Kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính cần cụ thể và rõ ràng. Nguồn tài chính sẽ được sử dụng như thế nào cho kế hoạch kinh doanh là câu hỏi cần giải quyết.

9. Thực hiện bản kế hoạch kinh doanh

Nghe có vẻ khó hiểu nhưng việc thực hiện kế hoạch kinh doanh cũng cần có kế hoạch. Một kế hoạch chi tiết và rõ ràng về mục đích sẽ đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh.

Trong một chiến lược, luôn tồn tại những công việc cần ưu tiên thực hiện trước và cần xác định rõ thời hạn cho những công việc này.

Chia ra những thời gian dành cho các lỗi phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch. Hãy nhớ luôn bổ sung vào kế hoạch kinh doanh nếu cảm thấy vẫn còn thiếu sót.

Các tìm kiếm liên quan đến bản kế hoạch kinh doanh là gì

  • nội dung chính của bản kế hoạch kinh doanh
  • xây dựng kế hoạch kinh doanh bán hàng
  • kế hoạch mục tiêu kinh doanh
  • kế hoạch kinh doanh hàng tiêu dùng
  • môn học lập kế hoạch kinh doanh
  • kế hoạch kinh doanh trong 5 năm
  • kế hoạch kinh doanh dự án mới
  • lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *