Các loại rủi ro trong kinh doanh thường gặp bạn nên biết để tránh

cac loai rui ro

Rủi ro trong kinh doanh là điều bất khả kháng, có thể xảy ra hoặc không nhưng doanh nghiệp bắt buộc phải có phương án ứng phó để sẵn sàng biến rủi ro thành cơ hội hoặc giảm thiểu hậu quả từ những rủi ro xuống mức thấp nhất. Vậy các loại rủi ro trong kinh doanh thường gặp bạn nên biết để tránh là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Các loại rủi ro trong kinh doanh thường gặp

Rủi ro trong kinh doanh rất đa dạng và thường xuyên “tiến hóa” theo sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Dựa vào lĩnh vực, nguồn gốc, tính chất, chức năng, đối tượng tác động,… có thể chia thành các loại rủi ro thường gặp nhất dưới đây.

1. Rủi ro tiền lời

Rủi ro tiền lời thường hay đi liền với bonds- trái phiếu. Một khi tiền lời giảm, các công ty phát hành trái phiếu mua lại hay còn gọi là “call” các trái phiếu cũ có phân lời cao, và phát hành trái phiếu mới với phân lời thấp hơn.

Khi tiền lời tăng, giá công phiếu giảm, nếu lúc đó chủ nhân trái phiếu phải bán trái phiếu ra thì giá sẽ thấp hơn lúc mua vào. Để giảm thiểu giảm thiểu rủi ro tiền lời người mua trái phiếu nên biết trái phiếu đó có bị “call” hay không, và cũng giống như rũi ro mất vốn, không nên mua một trái phiếu duy nhất của một người phát hành duy nhất.

2. Rủi ro vốn

Khi mua chứng khoán của một công ty bạn là một phần chủ nhân của công ty ấy. Bạn cùng chung số phận với tất cả các chủ nhân của công ty. Nếu công ty “ăn nên làm ra” thì bạn được chia số lợi nhuận của công ty.

Còn ngược lại công ty làm ăn thua lỗ, thì số tiền vốn bạn đầu tư vào đó cũng xuống theo. Theo luật đầu tư chứng khoán, bạn chỉ mất tối đa bằng với số tiền bạn mua cổ phiếu của công ty mà thôi.

Để giảm thiểu sự mất vốn, bạn nên tìm mua cổ phiếu của những công ty có phẩm chất tốt, làm ăn bề thế, có được sự tin cậy của nhiều người, công ty làm ăn trên đà phát triển, sản phẩm của công ty có sức cạch tranh với các đối thủ khác trong thị trường; Công ty đầu tư vào các ngành đang phát triển hay có tiềm năng cao, ban quản trị có tài. Hơn nữa không nên đổ tiền vào một công ty duy nhất và cũng không nên đầu tư vào một nhóm duy nhất.

3. Rủi ro trong kinh doanh: Lạm phát

Lạm phát hay còn gọi là vật giá leo thang, trong một lúc thời điểm kinh tế phát triển thịnh vượng, giá nhà cửa, đồ ăn, đồ dùng cùng nhau lên giá.

Đồng tiền không còn đủ giá trị để mua những vật dụng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Rủi ro lạm phát thường đi liền với những món tiền đầu tư vào quỹ tiết kiệm, và CD với một số tiền lời quá khiêm nhượng. Là vì, quỹ tiết kiệm và CD có phân lời quá thấp, nhiều khi không vượt quá chỉ số lạm phát.

cac loai rui ro
cac loai rui ro

4. Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường là do thị trường “đông lạnh”, không có kẻ mua, người bán, thường là không có người mua. Tiêu biểu nhất của rủi ro thị trường là bất động sản. Một miếng đất, một căn nhà muốn bán được trong lúc thị trường bình thường cũng đã mất cả tháng; Huống hồ trong thị trường “nguội”, có khi cả năm vẫn chưa bán được nhà.

Chắc hẳn bạn còn nhớ đầu thập niên 90, thị trường địa ốc ở California bị đông lạnh, một căn nhà muốn bán thì phải mất đến 6 tháng mới may ra bán được.

5. Các loại rủi ro trong kinh doanh: Chính trị

Chính trị và chính quyền mang không ít rủi ro cho người đầu tư. Nếu chính phủ liên bang Hoa kỳ không còn miễn thuế liên bang đối với những loại công phiếu do tiểu bang và thành phố ấn hành, tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giới đầu tư trong 2 loại công phiếu ấy.

Hoặc, nếu chính phủ đánh thuế khi gởi email hoặc mua bán qua Internet, luật thuế này sẽ gây một tác động mãnh liệt đến các công ty trước nay vốn thâu lợi lớn qua việc tiếp thị miễn phí bằng email và buôn bán không đóng thuế trên Internet.

Cuối cùng, các cổ đông của các công ty đó sẽ bị ảnh hưởng. Rủi ro chính trị và chính quyền là loại rủi ro lớn nhất cho những người đang đầu tư ở các nước kém phát triển, và các nước luật pháp đầu tư không rõ ràng.

6. Rủi ro thuế vụ

Thuế vụ cũng là rủi ro trong đầu tư à? Có chứ, còn rất nhiều nữa là khác. Đa số người đầu tư lợi dụng những kẽ hở của luật thuế để sinh lợi nhiều hơn.

Câu nói mà phần lớn ai sinh sống ở Mỹ đều biết là: “Cuộc sống ở Mỹ này có 2 điều chắc chắn xảy ra, một là sự chết, hai là đóng thuế.” Có người còn mạnh dạn nói rằng, cách làm giàu nhanh nhất là trốn thuế. Hằng năm có biết bao nhiêu đổi thay về luật thuế. Đầu tư mà không tính toán rủi ro thuế vụ là một điều thiếu sót vô cùng lớn lao.

7. Rủi ro về chiến lược

Một loại rủi ro tiếp theo trong kinh doanh mà chúng ta không thể không nhắc đến đó chính là rủi ro về chiến lược. Muốn thành công doanh nghiệp cần phải có một chiến lược hoàn hảo. Tuy nhiên, mọi việc đều có thể xảy ra và kế hoạch hoàn hảo đôi khi lại trở nên nhàm chán.

Tình trạng này được gọi là rủi ro chiến lược. Có nhiều nguyên nhân tác động đến chiến lược của công ty như: sự thay đổi của công nghệ, nhu cầu của khách hàng thay đổi, chi phí đầu tư trang thiết bị tăng chóng mặt… Bất kỳ lý do nào cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chiến lược. Do đó, để đạt được mục tiêu, doanh nghiệp cần phải đưa ra nhiều cách giải quyết hiệu quả khi có vấn đề xảy ra.

8. Các loại rủi ro kinh tế, xã hội, và ngoại tệ

Lại một lần nữa, rủi ro đi liền với các mối đầu tư nước ngoài, và nhất là các nước đang phát triển. Tiền tệ của một quốc gia mà không được ổn định thì cho dù đầu tư có lời đi nữa vẫn bị rủi ro nhiều.

9. Rủi ro trong kinh doanh về thị trường

Rủi ro thị trường là một trong những rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp thường xuyên gặp phải. Khi thị trường bị “đóng băng”, doanh nghiệp sẽ đối mặt với việc sản phẩm cung cấp ra thị trường không có người mua, nhất là thị trường bất động sản. Rủi ro về thị trường là một trong những rủi ro nhiều doanh nghiệp thường gặp phải

Một miếng đất hay một ngôi nhà để bán được trong thời gian thị trường ổn định còn mất cả tháng. Và khi thị trường bị “đóng băng” thì miếng đất hoặc căn nhà đó đến một năm có thể vẫn “nằm im tại chỗ”.

Ví dụ điển hình trong trường hợp này là vào thập niên 90, khi thị trường địa ốc tại California bị “đóng băng”, để bán được một căn nhà, người ta thường phải mất ít nhất 6 tháng.

10. Các loại rủi ro hoạt động

Rủi ro kinh doanh tiếp theo mà chúng ta có thể kể đến đó là rủi ro hoạt động. Đây là loại rủi ro không mong muốn trong hoạt động thường ngày của công ty. Đó có thể là những vấn đề về lỗi kỹ thuật như mất điện, quy trình sản xuất, hoặc do nhân viên làm sai…

Trong một số trường hợp, rủi ro hoạt động còn nằm ngoài yếu tố kiểm soát của doanh nghiệp, chẳng hạn như: bị cắt điện, thiên tai, trang web bị trục trặc… Bất kỳ lý do gì làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty đều nằm trong phạm vi rủi ro hoạt động.

11. Các loại rủi ro về uy tín

Dù bạn đang kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào thì yếu tố uy tín luôn được xem là yếu tố quan trọng nhất. Cho nên, nếu uy tín của doanh nghiệp bạn bị tổn hại, chắc chắn trong một thời gian ngắn, doanh thu của công ty sẽ tụt dốc một cách chóng mặt. Không những thế, bạn còn phải đối mặt với nhiều hệ lụy khác như nhân viên nghỉ việc.

Nếu gặp phải tình trạng này, doanh nghiệp khó có thể tuyển dụng được nhân sự thay thế. Chắc chắn, sẽ không có một ứng cử viên nào dám một hồ sơ vào một công ty đang chịu nhiều tai tiếng. Ngoài ra, bạn còn phải đối mặt với tình trạng các đối tác không hợp tác cùng bạn nữa.

Làm gì để giảm thiểu các loại rủi ro trong kinh doanh?

Để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư, thứ nhất, người đầu tư không nên chỉ đầu tư vào một lãnh vực, hay khu vực nào duy nhất cả. Tỷ dụ khi đầu tư vào chứng khoán, người đầu tư nên đầu tư vào nhiều khu vực khác nhau như khu vực y tế, năng lượng, họăc máy móc.

Khi đầu tư vào trái phiếu, công phiếu, người đầu tư nên trải tiền ra mua một số công phiếu của liên bang, một số của tiểu bang, một số của công ty. Người đầu tư, cũng không nên chỉ chăm chú vào thị trường nội địa mà còn nên hướng ngoại, có nghĩa là nên đầu tư vào cả thị trường nước ngoài; các nước đang có tiềm năng phát triển rất mạnh như Trung Quốc.

Để giảm thiểu rủi ro một cách tối đa, và mang lợi nhuận về một cách tối đa, đầu tư cần phải được trải rộng ra bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều khu vực đầu tư khác nhau, và cũng như nơi chốn khác nhau.

Bạn hãy làm như người đi buôn trứng vậy, không bao giờ bỏ tất cả trứng vào chung một giỏ. Còn việc đầu tư bao nhiêu vào khu vực nào thì còn tùy thuộc vào từng cá nhân, và từng trường hợp khác nhau.

cac loai rui ro
cac loai rui ro

Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!

SEMTEK Co,.LTD

🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285

Các tìm kiếm liên quan

  • Rủi ro trong kinh doanh la gì
  • Cách khác phục rủi ro trong kinh doanh
  • Ví dụ về tình huống rủi ro trong kinh doanh
  • Ví dụ về rủi ro trong kinh doanh
  • Ví dụ về rủi ro trong doanh nghiệp
  • Tình huống rủi ro trong kinh doanh
  • Các rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp
  • 10 rủi ro trong kinh doanh

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *