Cách sử dụng google tag manager như thế nào? GTM là gì? Tag Manager là một công cụ khá phổ biến đối với những người làm quảng cáo Google nhưng với SEOER thì đây là một công cụ còn khá lạ lẫm. Một phần của sự lạ lẫm này là do những người làm SEO thường quá chú trọng đến kết quả của từ khóa mà quên mất mục tiêu chính của SEO là nâng cao trải nghiệm người dùng và tạo ra lợi nhuận. Vậy thì hãy đọc hết bài viết này nhé, chắc chắn bạn sẽ yêu google tag manager seo với những chức năng mà bạn sẽ phải bất ngờ lắm đấy.
Tìm hiểu về google tag manager seo
1. Google Tag Manager là gì?
Google Tag Manager seo là một công cụ cho phép bạn dễ dàng cập nhật và quản lý các thẻ trong website, đó có thể là những thẻ theo dõi website (Google Analytics), thẻ tiếp thị lại (Google Ads, Facebook Pixel), những thẻ tối ưu chuyển đổi (Google Optimize, Hotjar, Crazy Egg),….
Nói dễ hiểu thì như thế này, nếu thực hiện thủ công thì các bạn sẽ phải cài mã Google Analytics, Facebook Pixel, Google Ads,….vào mã nguồn của website. Tuy cấp độ chiến dịch và quảng bá để bạn cài nhiều hay ít thẻ, cấp độ càng cao thì bạn sẽ phải cài càng nhiều thẻ.
Còn với Google Tag Manager, bạn sẽ cài và quản lý tất cả các thẻ trong chính công cụ này mà không liên quan tới mã nguồn website, điều này sẽ giảm rủi ro với website nhất là đối với anh em không phải lập trình viên, chưa kể đến website phải load nhiều đoạn JS sẽ làm giảm tốc độ load website.
Mình cũng là người từng phụ thuộc rất nhiều vào các bạn IT trong vấn đề rất nhỏ là cài đặt mã theo dõi, có khi mất 2-3 ngày để bên thiết kế website cài mã cho mình, với một website đã có uy tín thì việc chờ thời gian ấy là quá lâu.
2. Lợi ích của google tag manager seo
- Như đã nói ở phần định nghĩa, chức năng chính của Google Tag Manager là cập nhật và quản lý tất cả các thẻ được thêm vào website
- Theo dõi hành vi khách hàng
- Đo lường chuyển đổi website, hỗ trợ triển khai A/B testing
- Và rất rất nhiều chức năng nhỏ khác, vậy thì bây giờ hãy bắt đầu đến với cách triển khai Google Tag Manager nhé.
Ưu và nhược điểm google tag manager cách sử dụng google tag manager
1. Ưu điểm
Ở trên mình đã giới thiệu một số thành phần cơ bản chính của Google Tag Manager (GTM) cho các bạn. Vậy sử dụng Google Tag Manager sẽ có ưu điểm gì?
Với một marketer, đặc biệt là Digital marketer, việc nắm vững và sử dụng thành thạo GTM là một kĩ năng và lợi thế lớn trong công việc của mình.
Thứ nhất
GTM giúp quản lý Tag tập trung, do đó sẽ hạn chế nhiều code riêng lẻ được gắn trực tiếp trên website. Việc gắn nhiều code riêng lẻ cho từng mục đích tracking lên website sẽ làm cho site chậm hơn. Đôi lúc có thể gây ra xung đột code và làm cho website bạn bị lỗi.
Thứ 2:
Do quản lý tập trung như vậy nên bạn dễ dàng thêm, xóa, chỉnh sửa, cập nhật các thẻ một cách dễ dàng. Nếu không sử dụng Google Tag Manager GTM, mỗi lần chỉnh sửa Tag bạn lại phải vào phần code website và sửa trực tiếp trong đó, điều này rủi ro khá cao nếu bạn không rành. cách sử dụng google tag manager
Thứ 3:
Bạn dễ dàng tự triển khai các thẻ một cách dễ dàng mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào developer. Đây là một trong những ưu điểm lớn của google tag manager seo. Làm giảm bớt sự phụ thuộc giữa marketing và developer, mỗi bộ phận sẽ chú trọng hơn cho chuyên môn chính của mình.
Cuối cùng là sử dụng GTM có lợi rất nhiều cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là những doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế nên họ có thể tự triển khai Tag trong GTM một cách dễ dàng mà không cần thiết phải có người chuyên về lập trình. Các doanh nghiệp lớn cũng được lợi vì GTM giúp quản lý số lượng lớn các Tag một cách tập trung, dễ dàng. Qua đó làm giảm tải cho website, giúp site load nhanh hơn.
GTM cũng hỗ trợ những Tag của rất nhiều dịch vụ từ các bên thứ 3 như Criteo, Crazy Egg, Hotjar, Quantcast,…Do đó bạn cũng không cần phải gắn từng code của họ lên website.
2. Nhược điểm của google tag manager seo
Tuy là GTM làm giảm sự phụ thuộc vào developer nhưng không phải là hoàn toàn không cần đến họ. Bạn vẫn phải cần đến developer để thêm GTM Container Tag lúc đầu. Container Tag là tag cài đặt ban đầu để GTM hoạt động trên website.
Về cơ bản thì những Tag được tích hợp sẵn trong GTM đều dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên đối với những Tag tùy chỉnh phức tạp, bạn cần phải có kiến thức tốt về marketing cũng như kỹ thuật để hiểu và triển khai nó.
Hướng dẫn các cách sử dụng google tag manager
1. Cách sử dụng google tag manager seo
Để bắt đầu triển khai cách sử dụng google tag manager, bạn phải truy cập vào và đăng ký tài khoản Google Tag Manager, nếu đã có sẵn tài khoản Google thì bạn có thể đăng nhập ngay.
Lưu ý: GTM có 2 loại là GTM dành cho website và ứng dụng, trong bài viết này mình sẽ chỉ nói về GTM dành cho website
- Bước 1: Bạn bấm vào tạo tài khoản để bắt đầu tạo tài khoản GTM:
- Bước 2: Bạn điền tên tài khoản và chọn đúng quốc gia Việt Nam. Ở phần thiết lập vùng chứa, bạn điền website vào (website không chứa http:// hay https://), chọn nơi sử dụng vùng chứa là web.
- Bước 3: Sau đó Google Tag Manager sẽ gửi cho bạn 2 đoạn mã, đoạn đầu tiên bạn dán trong phần <head>, đoạn thứ hai bạn dán vào trước thẻ </body>, nếu bạn không rõ phần này thì nên nhờ bạn IT gắn giúp cho an toàn.
- Bước 4: Gắn mã GTM xong thì bạn phải vào trình quản lý GTM để bấm gửi, lúc đó thì GTM sẽ cập nhật mã trên website cho bạn.
Muốn biết website của bạn đã nhận mã GTM thành công hay chưa, bạn có thể cài add on Google Tag Assistant cho trình duyệt Crome để kiếm tra.
Nếu Google Tag Assistant báo tick xanh, vậy là đã hoàn thành giai đoạn cài đặt google tag manager seo
Cài đặt qua GTM
- Bước 1: Đầu tiên bạn vào phần Biến ở thanh công cụ bên trái màn hình, chọn thêm biến mới:
- Bước 2: Đặt tên cho biến này là Google Analytics, chọn ngay biến là Google Analytics ngay bên phải màn hình.
- Bước 3: Sau đó, bạn vào đăng ký ngay tài khoản Google Analytics cho website để lấy id theo dõi, dán ngay id theo dõi vào phần biến Google Analytic trong GTM và lưu biến này lại. cách sử dụng google tag manager
- Bước 4: Bây giờ bạn vào phần Thẻ -> Mới để tạo ngay thẻ Google Analytics.
- Bước 5: Bạn đặt tên của thẻ là Google Analytics, bấm vào phần chọn thẻ để chọn thẻ Google Analytics. Ở ngay phần bên phải màn hình là những thẻ phổ biến mà GTM đề xuất cho chúng ta, bao gồm cả thẻ Google Ads, Google Optimize, Hotjar,…, nhưng ở đây chúng ta chọn Google Analytics – Universal Analytics.
- Bước 6: Trong phần cài đặt Google Analytics – Universal Analytics, bạn chọn biến cài đặt là Google Analytics, đây là biến mà chúng ta đã cài đặt trước đó với ID theo dõi lấy từ tài khoản Google Analytics.
- Bước 7: Phần kích hoạt bạn chọn ALL PAGE, sau bấm Lưu để lưu cài đặt thẻ.
- Bước 8: Tiếp tục bấm vào GỬI để hoàn tất quá trình cài đặt Google Analytics. Đối với những thẻ của Google bạn có thể kiểm tra được bằng Google Tag Assistant, những thẻ của Facebook thì bạn kiểm tra bằng add on Facebook Pixel Helper
2. Cài đặt thẻ Google Remarketing qua GTM
Đối với những thẻ Remarketing Google hay những thẻ khác, bạn vẫn cập nhật tương tự như Google Analytics, chỉ khác là những thẻ còn lại bạn sẽ không cần phải tạo biến nữa.
Để tạo thẻ Google Remarketing, bạn vào Thẻ -> Mới -> Thẻ tiếp thị lại Google Ads
Phần ID chuyển đổi bạn phải vào phần thiết lập thẻ đối tượng trong trình quảng cáo Google Ads để lấy, phần nhãn chuyển đổi các bạn để trống.
Kích hoạt -> All Page -> Lưu -> Gửi để hoàn tất quá trình cài đặt thẻ Google Remarketing vào công cụ Google Tag Manager.
Một số lưu ý:
Những thẻ khác đều tương tự như quá trình cài đặt thẻ Google Remarketing (thẻ Google Ads)
Sau khi cài đặt thẻ phải bấm GỬI để google tag manager seo cập nhật thẻ
Những thẻ khác nếu không được Google đề xuất (Facebook Pixel) thì bạn chọn phần Tùy chỉnh – HTML tùy chỉnh, sau đó bạn dán mã vào HTML tùy chỉnh.
Đây là một trong những trình quản lý thẻ của mình, mọi thao tác liên quan đến thẻ, mình đều vào đây chỉnh sửa mà không còn phải vào tận mã nguồn website hay liên hệ với IT như trước nữa.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Các tìm kiếm liên quan:
- google tag manager toàn tập
- google tag assistant
- cài google tag manager seo cho wordpress
- trigger trong google tag manager
- google tag manager haravan
- cài đặt chuyển đổi cuộc gọi bằng google tag manager
- id google tag manager
- google tag manager facebook pixel
Nội dung liên quan:
- Công dụng của file robots.txt và cách tạo file này trong WordPress
- FileZilla là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng FileZilla Client
- Google Analytics là gì mà các SEOer đều nên biết và sử dụng
- Addon domain là gì? Hướng dẫn addon domain vào hosting cPanel
- Hướng dẫn cách tạo chứng chỉ SSL miễn phí với Let’s Encrypt