Tomorrow Marketers – Ứng viên trực tiếp giải business case tại cuộc phỏng vấn đã trở thành một hình thức tuyển dụng phổ biến trong thời gian gần đây, không chỉ đối với chương trình Management Trainee (quản trị viên tập sự) mà còn với các doanh nghiệp tư vấn (consulting firms) như McKinsey, BCG hay Bain. Hình thức này được gọi là Case Interview – nhằm đánh giá năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm của ứng viên. Ở bài viết, hãy tìm hiểu về cách vượt qua Case Interview, đồng thời giúp bạn giải đáp những thắc mắc về hình thức phỏng vấn vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam này.
1. Case Interview là gì?
Khác với các chương trình Management Trainee – nơi các ứng viên được giải business case theo hình thức thảo luận nhóm, Case Interview sẽ đánh giá ứng viên theo hình thức phỏng vấn cá nhân.
Các cuộc phỏng vấn tình huống này thường kéo dài trong khoảng 30 phút. Ứng viên sẽ cần phân tích và giải quyết một vấn đề kinh doanh trong suốt khoảng thời gian đó. Đề bài thường được lấy cảm hứng từ các dự án đã từng được thực thi bởi công ty đó, hoặc từ kinh nghiệm cá nhân của người phỏng vấn.
So với việc giải business case thông thường, với các số liệu và thông tin được cung cấp đầy đủ từ ban đầu, case interview yêu cầu ứng viên phải trò chuyện với người phỏng vấn và đặt câu hỏi để lấy thêm dữ liệu giải quyết đề bài.
Sau đây là một vài ví dụ điển hình về đề bài trong một buổi case interview:
- Khách hàng của bạn là Coca-Cola, với số lợi nhuận đang giảm trong những năm gần đây. Bạn hãy tìm ra nguyên nhân gốc rễ của sự sụt giảm đó và đề ra giải pháp giúp xoay chuyển tình hình.
- Khách hàng của bạn là Nike và họ muốn ra mắt một dòng giày thể thao mới ở châu Âu. Hãy tư vấn cho CEO xem họ nên ra mắt mẫu sản phẩm nào.
- Bộ Ngoại giao Anh đang tìm cách tái cơ cấu tổ chức. Các yếu tố nào cần cân nhắc trong quá trình đưa ra quyết định này?
Chính vì bản chất case interview là phỏng vấn độc lập, bạn sẽ cần một nguồn kiến thức sâu rộng về mọi ngành hàng cũng như mọi phòng ban, từ Marketing đến Tài chính, Nhân sự,..
2. Nhà tuyển dụng tìm kiếm tố chất gì qua Case Interview?
Mục tiêu của một buổi case interview chính là là tái tạo lại các tình huống mà bạn có thể sẽ phải đối mặt trong một dự án thực sự, từ đó giúp người phỏng vấn hiểu rõ hơn về cách bạn suy nghĩ cũng như đưa ra quyết định trong công việc.
Sau đây là một vài đặc điểm mà người phỏng vấn sẽ quan sát ở bạn:
- Tư duy logic và kỹ năng xử lý dữ liệu
- Khả năng phân tích các câu hỏi định lượng (quantitative question)
- Khả năng chịu đựng trước những câu hỏi mơ hồ/ quá nhiều dữ liệu dư thừa
- Sự tự tin và kỹ năng giao tiếp trước áp lực
- Tính cách của bạn
- Mức độ hào hứng với việc giải quyết vấn đề
3. Chuẩn bị trước buổi Case Interview
Để có thể hoàn thành tốt một buổi case interview, bạn cần chuẩn bị trước một lượng kiến thức lớn để luôn sẵn sàng trả lời bất kể một câu hỏi phỏng vấn tình huống nào. Một vài phương pháp ôn luyện bạn có thể áp dụng để công phá một buổi case interview chính là:
- Đọc sách tham khảo về case interview. Một vài quyển sách hay bao gồm: Case in Point, Ace the Case, Crack the Case hoặc tài liệu của các công ty tư vấn lớn như McKinsey.
- Hiểu các dạng câu hỏi khác nhau. Thông thường có 2 loại câu hỏi:
– Xác định quy mô thị trường: Trong trường hợp này, bạn sẽ được yêu cầu dự đoán mức độ phát triển của thị trường cho một mặt hàng cụ thể. Với dạng câu hỏi này, bạn không cần xác định một con số cụ thể, mà chỉ cần thể hiện lối tư duy logic của mình.
– Business case (tư vấn chiến lược kinh doanh): Xem 8 dạng business case cơ bản nhất tại đây.
- Luyện tập kỹ năng tính nhẩm: Tính toán là một phần gần như không thể thiếu trong một buổi case interview. Bằng cách luyện khả năng tính nhanh, bạn sẽ dễ dàng vượt qua các câu hỏi định lượng.
- Sử dụng sổ ghi chú: Sau khi luyện tập giải đề, hãy viết lại vắn tắt đề bài, bài giải của bạn và đáp án đúng vào một quyển sổ.
- Thực hành phỏng vấn với nhiều người để được tiếp xúc với nhiều phong cách phỏng vấn khác nhau và học thêm được nhiều mẹo giao tiếp mới.
- Đảm bảo sức khỏe. Hãy dành thêm thời gian để thư giãn, vận động để rèn luyện sức khoẻ tinh thần.
4. Năm điều cần lưu ý trong buổi phỏng vấn
Điều 1: Lắng nghe cẩn thận và đặt câu hỏi làm rõ
- Khi bắt đầu buổi phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ nói sơ lược về tình hình của công ty đang cần sự tư vấn của bạn. Nhiệm vụ của bạn là đảm bảo rằng mình đang hiểu chính xác tình huống bằng cách đặt ra các câu hỏi thông minh
- Ví dụ: Khi người phỏng vấn đặt ra tình huống: ‘Lợi nhuận của Coca-cola đã giảm 10% trong 12 tháng qua’, hãy đặt ra những câu hỏi như ‘Lợi nhuận giảm tại quốc gia/khu vực nào, giảm đối với mặt hàng nào?’
Điều 2: Không sử dụng lại các mô hình có sẵn
- Nhiều ứng viên thường sử dụng lại các bài giải mẫu mà họ từng đọc ở nơi khác. Nếu bạn phạm phải sai lầm này, người phỏng vấn sẽ cảnh báo bạn và trong nhiều trường hợp, bạn sẽ phải chịu phạt.
- Mỗi một business case là độc nhất. Chính vì vậy, bạn nên sáng tạo riêng một mô hình cho mỗi case study khác nhau.
Đọc thêm: 5 bước áp dụng mô hình Issue Tree của McKinsey
Điều 3: Sẵn sàng cho các câu hỏi toán học
- Hầu như tất cả các buổi case interview đều yêu cầu khả năng tính toán mà không dùng máy tính. Chuẩn bị sẵn tinh thần để không bị bối rối hay áp lực trước thời gian.
- Bạn nên dành thời gian để ‘reset’ (làm mới) bộ nhớ của mình bằng cách thực hiện các phép tính cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia và tăng dần lên như tính toán tốc độ tăng trưởng cơ bản.
Điều 4: Đưa ra một giải pháp rõ ràng
- Hãy đóng vai là một tư vấn viên. Một công ty đang trả tiền cho bạn để giúp giải quyết những vấn đề mà họ đang gặp phải. Bạn không thể đưa ra những câu trả lời chung chung, hay nói những câu như “Tôi không biết phải làm như thế nào.”
- Vào cuối buổi case interview, người phỏng vấn sẽ yêu cầu bạn đưa ra một kết luận nào đó. Hãy đưa ra một câu trả lời rõ ràng với các lập luận logic, dựa trên những gì bạn đã phân tích từ trước. Một mẹo khá hữu ích là hãy báo hiệu rằng mình chuẩn bị đưa ra kết luận bằng cách nói: “Dựa trên phân tích ban đầu,..”
Điều 5: Tận dụng các gợi ý:
Thường thì người phỏng vấn sẽ cho bạn gợi ý rằng liệu bạn có đang làm tốt hay không. Hãy tận dụng những gợi ý đó để đưa ra kết luận cuối cùng.
Đọc thêm: Nguyên tắc MECE trong Case Interview
Tạm kết
Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích để áp dụng khi tham gia Case Interview. Tham khảo khóa học Case Mastery của Tomorrow Marketers để trang bị tư duy Marketing, Problem và kinh doanh bài bản từ Quán quân, MT và BGK các cuộc thi danh tiếng, giúp bạn sẵn sàng chiến thắng các cuộc thi và chinh phục các tập đoàn đa quốc gia.
Khoá học Data Analysis – Phân tích dữ liệu cho quyết định chiến lược
Khoá học Data Analysis for Decision Making được Tomorrow Marketers thiết kế phối hợp cùng các giảng viên là giám đốc, quản lý cấp cao tại các tập đoàn, nội dung khoá học tập trung truyền đạt tư duy phân tích số liệu, nhằm giúp các Marketers trẻ tự tin làm việc với số liệu để giải quyết vấn đề của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những quyết định chính xác nhằm cải thiện tình hình kinh doanh.
Bài viết của IGotAnOffer – Biên dịch bởi Tomorrow Marketers, vui lòng không sao chép hay đăng lại dưới mọi hình thức.
- Trang chủ
- Marketing tổng thể
- SEO
- Thiết kế Website
- VPS
- Web Hosting