Trong lĩnh vực lưu trữ dữ liệu website hiện nay, ngoài thuật ngữ “Hosting” và “Server” rất thông dụng thì chúng ta còn nghe qua “VPS”. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu những điều cần biết về cài đặt VPS để các bạn có thêm kiến thức và am hiểu hơn về loại dịch vụ này trước khi sử dụng từ các nhà cung cấp.
Thế nào là cấu hình VPS?
VPS là viết tắt của Virtual Private Server (máy chủ riêng ảo) là dạng máy chủ được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu.
Khác với Hosting sử dụng phần mềm quản lý (Hosting control panel) để khởi tạo và quản lý các gói Hosting, VPS được tạo ra nhờ công nghệ ảo hóa. Số lượng VPS luôn thấp hơn nhiều lần so với số lượng Hosting nếu cài đặt trên cùng một hệ thống Server, do đó tính ổn định và hiệu suất sử dụng tài nguyên của cấu hình vps luôn vượt trội so với Hosting. Một VPS có thể chứa hàng trăm Hosting khác nhau. cài đặt cấu hình VPS
Hiện nay tôi đang sử dụng một máy chủ ảo cấu hình vps với Ram 2G để chạy website. Có cách nào để tối ưu cấu hình máy chủ ảo VPS để hệ thống chạy ổn định hơn, và đáp ứng với số lượng truy cập ngày càng lớn của hệ thống?
Thực tế cho thấy với cấu hình Ram 2G vẫn có thể đáp ứng được tới hơn 4000 người truy cập mà chỉ sử dụng hết 20% CPU, RAM còn thừa rất nhiều. Nhưng tất nhiên là với điều kiện hệ thống cài đặt vps được tối ưu, bởi bình thường nó đã phải chịu tải lớn trên mạng thông qua load balancing, optimize các services…
Các ưu điểm của Máy chủ ảo VPS
- Toàn quyền quản lý với tính năng như một máy chủ độc lập.
- Độ ổn định và bảo mật cao.
- Dễ dàng nâng cấp tài nguyên mà không làm gián đoạn dịch vụ.
- Quản trị từ xa, cài đặt các phần mềm và ứng dụng theo nhu cầu.
- Cài đặt lại hệ điều hành nhanh, chỉ từ 5-10 phút.
- Tiết kiệm được chi phí đầu tư máy chủ.
Mỗi VPS ảo đều là một hệ thống riêng, có CPU – RAM – HDD – địa chỉ IP – hệ điều hành riêng. Bất kỳ lúc nào cần thiết, người mua/thuê VPS đều có thể root hoặc restart lại hệ thống mà không ảnh hưởng đến người thuê khác.
VPS phù hợp để xây dựng các hệ thống Mail Server, Web Server, Backup/Storage Server… dùng riêng hoặc truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh với nhau một cách nhanh chóng, thuận tiện và bảo mật; dễ dàng nâng cấp tài nguyên và tái tạo lại hệ điều hành khi gặp sự cố hệ thống với thời gian thực hiện rất nhanh mà không cần cài đặt lại từ đầu.
VPS như một giải pháp dung hòa giữa Hosting và máy chủ riêng (Dedicated Server) theo cả khía cạnh chi phí và cách thức vận hành. Vì vậy đây là giải pháp phù hợp cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn có một hệ thống máy chủ riêng biệt, toàn quyền quản lý với chi phí thấp.
Các thông số cần lưu ý khi thuê VPS cài đặt VPS
1. RAM
Càng nhiều RAM càng tốt vì đa số các loại RAM đều giống nhau về mặt hiệu năng. Tuy nhiên, chỉ đúng với RAM vật lý, do vậy, bạn nên cân nhắc sử dụng của cấu hình vps là RAM thật (vật lý) hay là RAM ảo.
Trong máy tính thì RAM là loại bộ nhớ chính, nếu máy chủ VPS của bạn càng nhiều RAM thì khả năng truy xuất dữ liệu càng tốt, bởi vì khi cài đặt vps bạn sẽ cần RAM để xử lý các vấn đề như xử lý các đoạn mã PHP với phần mềm PHP, xử lý truy vấn nhập xuất của database với MySQL, các ứng dụng nhỏ đi kèm, hỗ trợ đọc ghi dữ liệu,…nên thông số này rất quan trọng. cài đặt cấu hình VPS
Ngoài ra, bạn cũng nên tuỳ thuộc vào lượng truy cập website mà chọn RAM nhiều hay ít. Đối với nhu cầu sử dụng wordPress, lượng truy cập 5000/ngày và 100 user online cùng lúc, bạn cần tối thiểu 1GB RAM.
2. SWAP
SWAP là bộ nhớ ảo để lưu lại các hành động xử lý cũ nếu như bộ nhớ RAM bị đầy. Bản thân SWAP là một không gian lưu trữ trên ổ cứng chứ không phải là một bộ nhớ độc lập.
Không phải VPS nào cũng hỗ trợ bộ nhớ SWAP mà chỉ có các XEN VPS mới hỗ trợ SWAP.
3. Ổ cứng (Disk)
Là không lưu trữ sẽ được sử dụng để lưu các file cài đặt vps của hệ điều hành và các file của mã nguồn website bạn lưu trên đó.
Ổ đĩa hiện nay được chia làm 2 loại: HDD và SSD:
- HDD (Hard Disk Drive): Là loại ổ đĩa thông dụng nhất vẫn được sử dụng trên máy tính.
- SSD (Solid State Drive): SSD hoặc ổ cứng bán dẫn, là loại ổ cứng dùng để lưu trữ dữ liệu nhưng tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn so với HDD 300 lần. Ví dụ, test thử ổ HDD có tốc độ truy xuất chỉ khoảng 80mb/s nhưng SSD thì có tốc độ lên tới hơn 400mb/s.
Ổ cứng loại SSD thường giá sẽ đắt hơn loại ổ HDD.
4. CPU Core
Đối với CPU bạn cần quan tâm đến 2 chỉ tiêu quan trọng đó chính là: số Core, tốc độ xung nhịp. Thường thì số core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu càng tốt. Ở các gói cài đặt vps, trung bình bạn sẽ được chọn từ 1 core đến 3 core.
5. Băng thông
Băng thông cũng như 1 con đường, nếu băng thông lớn, tương tự như một con đường rộng, nhiều người có thể đi qua, tình trạng tắc nghẽn khó xảy ra và ngược lại.
Các nhà cung cấp băng thông thường cung cấp lượng băng thông tối thiểu 10 – 20 Mbps.
6. Thời gian Up-time
Thời gian up-time của VPS thường được ước lượng từ thời gian hoạt động của nó. Thời gian hoạt động của VPS từ 99,95 đến 99,9% thì bạn đều có thể chấp nhận mua được.
7. IP
IP là viết tắt của Internet Protocol là số lượng địa chỉ IP mà nhà cung cấp dịch vụ cài đặt vps sẽ cấp cho bạn. Các dãy địa chỉ IP sẽ được nhà cung cấp chọn ngẫu nhiên.
Thông thường, nếu bạn chọn mua thêm nhiều IP khác nhau thì các dãy IP đó sẽ có chung một class A và B. Ví dụ: 192.168.1.1/192.168.1.2/192.168/1./3.
8. Hệ điều hành của máy chủ ảo
Có 2 hệ điều hành phổ biến cho các máy chủ ảo là: Linux và Window. Linux thì thân thiện với người dùng tốt hơn và chi phí ít hơn so, hỗ trợ ứng dụng nhiều hơn so với Window. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc với Dot Net hoặc Visual Studio, bạn nên chọn máy chủ ảo của Window.
Cách tối ưu cài đặt VPS chạy website
1. Cài đặt Zend Opcache
Sử dụng Zend OPcache để tối ưu và tăng tốc PHP, điều này đặc biệt quan trọng và bắt buộc phải cài với những VPS có số lượng người online lớn. Do đó sẽ giảm thiểu hoạt động của CPU và giảm đáng kể số lượng RAM mà PHP sử dụng.
Bạn phải theo dõi tình hình thực tế khi chạy máy chủ ảo VPS với 1 trình web viewer. Tăng hoặc giảm bộ nhớ làm sao giữ cho memory usage <= 70% là ổn, bộ nhớ còn trống sẽ được dùng cho các việc khác.
Bước tiếp theo bạn có thể dùng plugin cache như WP Super Cache hoặc Memcached với W3 Total Cache (bước 3 và 4). Nên thử với WP Super Cache trước, vì đa phần các website chỉ cần plugin này là đủ, mà cài đặt lại đơn giản.
2. Cài đặt Memcached cài đặt VPS
Memcached sử dụng để cache query database, object và page cache. Thông thường, các dữ liệu trên thường được cache bằng cách sử dụng disk, nhưng memcached lưu thông tin trên RAM nên hiệu suất và tốc độ được tăng lên rất nhiều.
Các bạn thực hiện theo như hướng dẫn cài đặt memcached. Trong phần Cấu hình Memcached lưu ý cài đặt vps tăng thông số MAXCONN=”1024″ thành MAXCONN=”10240″
# nano /etc/sysconfig/memcached
PORT=”11211″
USER=”memcached”
MAXCONN=”10240″
CACHESIZE=”128″
OPTIONS=”-l 127.0.0.1 -U 0″
Tương tự như Zend OPcache bên trên, bạn nên sử dụng tool theo dõi phpMemcachedAdmin, điều chỉnh đảm bảo cho bộ nhớ <= 70%, tránh việc thừa quá nhiều RAM .
Ở bước cuối bạn không cần thiết phải cài plugin WP-FFPC cho WordPress vì chúng ta sẽ sử dụng plugin W3 Total Cache như hướng dẫn bên dưới.
3. Cấu hình W3 Total Cache
Để đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru, các bạn hãy sử dụng plugin W3 Total Cache. Bình thường mình vẫn hay sử dụng plugin WP Super Cache vì nó đơn giản, dễ dùng và cũng rất hiệu quả (Canh Me hiện đang dùng). Tuy nhiên khi đã sử dụng đến Memcached, bạn bắt buộc phải chuyển qua W3 Total Cache hoặc WP-FFPC.
W3 Total Cache
Sau khi cài đặt xong plugin, các bạn hãy kích hoạt Page Cache, Database cache và Object Cache sử dụng method là Memcached. Ngoài ra, cũng cần kích hoạt Browser Cache và CDN nếu có thể.
4. Cài đặt VPS thủ công
Cài đặt vps thủ công tuy bạn phải tự mày mò cài đặt từng service, tối ưu từng cái rất tốn thời gian, tuy nhiên bù lại bạn sẽ học hỏi được nhiều điều nhất.
Với những ai đang muốn bước chân vào thế giới VPS, thì mình khuyên nên mày mò tự cài đặt một webserver như LEMP hoặc LAMP, sau khi đã nắm rõ rồi hãy chuyển qua các script cài đặt tự động.
Mình có 2 bài hướng dẫn để các bạn tham khảo ở đây:
- Cài LEMP trên CentOS, webserver là nginx nên tốc độ và hiệu suất cao hơn so với Apache.
- Cài LAMP trên CentOS cho những bạn đã quen với Apache hoặc code có nhiều rule htaccess.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Các tìm kiếm liên quan:
- cài đặt website trên vps windows
- lệnh cài đặt cấu hình vps
- cách sử dụng vps
- cài đặt vps
- thuê vps
- cài vps window
- cài nhiều website trên vps
- login vps vultr
Nội dung liên quan:
- Nên học marketing ở đâu ? Những trường đại học nào đào tạo Marketing tại Việt Nam?
- Các bài học từ Sói già Phố Wall giúp bạn thay đổi tư duy
- Hướng dẫn cách sử dụng luật hấp dẫn không phải ai cũng biết