Tất tần tật về cách chọn cấu hình máy chủ server phù hợp

cấu hình máy chủ server

Hiện nay, rất nhiều đơn vị đã lựa chọn sử dụng máy chủ trong việc quản lý và lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên, máy chủ có nhiều loại và mỗi loại lại có cấu hình khác nhau. Hầu hết chúng ta, ai cũng muốn sử dụng máy chủ có cấu hình cao, chất lượng, ổn định và phù hợp với nhu cầu của mình. Vậy phải làm sao để lựa chọn được máy chủ phù hợp nhất? Đừng bỏ qua nội dung bài viết Hướng dẫn chọn cấu hình máy chủ server phù hợp nhất mà Semtek Co,. ltd sẽ gửi đến bạn trong nội dung dưới đây!

cấu hình máy chủ server

Cách chọn mua cấu hình máy chủ server phù hợp với yêu cầu sử dụng

Máy chủ được sử dụng cho hầu hết các doanh nghiệp với những nhu cầu khác nhau. Đến thời điểm hiện tại, người dùng lựa chọn máy chủ nhiều nhất theo 2 cách thông dụng:

  • Chọn mua máy chủ theo hãng sản xuất: Hiện nay, trên thị trường có một số hãng sản xuất máy chủ nổi tiếng có thể kể đên như Dell, HP, IBM… Nếu tất cả những gì bạn cần là chia sẻ tập tin, sao lưu tự động  và truy cập từ xa cho máy tính. Chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn NAS hoặc thậm chí là một máy chủ Windows Server HP, Seagate, và Synology.
  • Chọn mua máy chủ dạng Tháp cho doanh nghiệp nhỏ: Nếu doanh nghiệp của bạn đang có một số lượng lớn hơn 10 nhân viên sử dụng một hệ thống cơ sở dữ liệu phức tạp cần lưu trữ số lượng lớn dữ liệu, hoặc yêu cầu khả năng ảo hóa với quy mô lớn.

Máy chủ ảo cho phép quản lý, điều hành cả một hệ thống máy tính, hệ thống dữ liệu đồ sộ cũng như các phần mềm chuyên dụng. Một máy chủ ảo hoàn chỉnh sẽ bao gồm: Bo mạch chủ, CPU, ổ cứng, bộ điều khiển mạng, … Vậy làm sao để lựa chọn được cấu hình máy chủ server phù hợp nhất nhỉ?

Chi tiết cách chọn cấu hình máy chủ server phù hợp

Việc lựa chọn cấu hình máy chủ rất quan trọng, bởi chúng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển lâu dài của cả doanh nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều loại máy chủ cũng như cấu hình máy chủ khác nhau, nhưng chúng ta chỉ cần lựa chọn cấu hình máy chủ đáp ứng đầy đủ khả năng sử dụng của mình là được.

Việc lựa chọn các thiết bị phần cứng cũng như phần mềm có khó không? Cho dù là người đã có nhiều năm kinh nghiệm đến những người mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực máy chủ, thì việc lựa chọn linh kiện, thiết bị máy chủ đôi khi còn có phần lúng túng. Không để các bạn đợi lâu nữa, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu cách lựa chọn cấu hình máy chủ server phù hợp nhất dựa trên những thành phần cần thiết của một máy chủ hoàn chỉnh nhé!

1. Lựa chọn chassis Sever

Đây là thiết bị bảo vệ các linh kiện phần cứng cho máy chủ. Chassis Sever có 3 dạng chính:

  • Tower Server: Là dạng đứng hay dạng Tháp. Thích hợp cho việc sử dụng đơn lẻ.
  • Rack mount Server: Là dạng ngang truyền thống. Đây là loại cố định nhưng thích hợp với mọi loại không gian.
  • Blade Server: Là dạng đứng, nhưng sử dụng cho các hệ thống máy chủ dày đặc.

2. Lựa chọn CPU càng nhiều nhân càng tốt

cấu hình máy chủ server
cấu hình máy chủ server

Khi lựa chọn máy chủ, điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm đến là CPU. Số lượng nhân của CPU càng lớn, chúng càng mang lại nhiều lợi thế hơn cho người dùng. Quan niệm “CPU nhanh hơn, máy chủ nhanh hơn” chỉ đúng khi thực hiện xử lý đơn luồng, hay khi thực hiện các tính toán chuyên sâu.

Còn trong quá trình hoạt động bình thường, CPU máy chủ thường ở trong tình trạng nhàn rỗi khá nhiều. Vậy, nếu lựa chọn CPU 6, 8 hay 12 nhân với tốc độ xử lý chậm hoặc CPU 6 nhân với xung nhịp cao, bạn sẽ lựa chọn phương án nào? Hãy luôn ưu tiên số lượng CPU có nhiều nhân hơn nhé!

Một số CPU đáng quan tâm: Nếu bạn có đủ khả năng về tài chính tư, hãy trang bị một số dòng CPU đáng giá như:

  • CPU Westmere 2,93GHz của Intel: Nổi tiếng là tốc độ cao.
  • Các dòng CPU AMD 6 nhân dòng Opteron 4000 với xung nhịp trong khoảng từ 1,7GHz tới 2,2GHz: Chiếm được lòng tin người dùng bởi hiệu năng mạnh mẽ và khả năng làm việc bền bỉ.

Khi sử dụng 1 trong 2, hoặc cả 2 CPU này, máy chủ có thể mang đến một năng lực ảo hóa đến mức kinh ngạc cho những đơn vị có quy mô tầm chung.

3. Lựa chọn Mainboard Server

Mainboard Server – bo mạch chủ là thiết bị trung tâm của hệ thống. Nhiệm vụ của bo mạch chủ là kết nối và truyền dẫn giữa các thiết bị với nhau. Đó là nơi chứa các kênh truyền dữ liệu, các bộ xử lý các khe chứa bộ nhớ hay các giao diện gắn thiết bị ngoại vi và thiết bị nhập xuất. Nói chung đây là bộ phận rất cần thiết cho máy tính.

4. Bộ nhớ tối đa của RAM

RAM là linh kiên quan trọng bởi chúng là yếu tố quyết định số lượng máy chủ ảo có thể chạy trên một hệ thống tại thời điểm tức thì, cũng như dữ liệu có thể xử lý tức thời. Về cơ bản, RAM có 2 loại chính, là SDR và DDR. Tuy cấu trúc của chúng khá giống nhau, nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu tại cả 2 điểm lên và xuống của tín hiệu, nên tốc độ xử lý của chúng tăng nhanh gấp đôi.

Khi Thuê cấu hình máy chủ server giá rẻ, hãy trang bị cho chúng nhiều RAM nhất có thể. Vì vậy, việc gắn một dung lượng lớn vào thanh RAM nhiều nhân sẽ mang lại hiệu quả khá cao. Và đây cũng là nguyên nhân khiến giá máy chủ ngày càng tăng cao.

5. Ổ cứng HDD/SSD

Hiện nay, máy chủ hỗ trợ bạn cả 2 dòng ổ cứng là HDD và SSD.

Với HDD, bạn nên lựa chọn ổ cưng có chuẩn giao tiếp SCSI hay SAS. Bởi chúng có băng thông cao và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% só với các ổ cứng dùng dòng khác. Giúp tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu cũng như khả năng kết nối với các thiết bị khác trong doanh nghiệp.

Với SSD, bạn nên lựa chọn loại cung cấp hiệu năng tốt. Tuy dung lượng chúng chỉ rơi vào tầm khoảng 120 đên 140 GB, nhưng tốc độ hoạt động rất cao. tùy vào kinh phí mà bạn có thể sử dụng các ổ cứng SSD có dung lượng lớn hơn.

6. RAID – Bo điều khiển máy chủ

Với một server hiện đại, RAID là thành phần bắt buộc, không thể thiếu. Bo mạch này sẽ kết hợp các thành phần trong cấu hình máy chủ server thành một thể thống nhất. Với những cơ chế sao lưu, phục hồi, chống lỗi sẽ giúp dữ liệu của bạn luôn được bảo vệ an toàn.

7. Nguồn dự phòng

Bộ nguồn là thành phần duy nhất cung cấp năng lượng, đồng thời cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của máy chủ. Vì vậy, các dòng máy chủ chuyên dụng thường đi kèm với những bộ nguồn công suất cao, có khả năng thay thế khi bộ nguồn chính bị lỗi.

8. Thiết bị dự phòng

Bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một hệ thống dự phòng chất lượng, luôn sẵn sàng cho việc bảo trì hệ thống bất cứ lúc nào. Sẽ ra sao nếu bạn tắt máy chủ khoảng 15 phút để thay 1 thang RAM bị lỗi? Tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc phải bỏ ra khi để máy chủ ngừng hoạt động dù chỉ trong vài phút ngắn ngủi. Khi đó, bạn hoàn toàn đánh mất đi một lợi ích máy chủ ảo mang lại, đó là: Giảm thời gian tắt  máy theo lịch trình.

Việc sở hữu các thiết bị dự phòng sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được thời gian tắt máy của cả một hệ thống máy chủ. Nghĩa là, khi bạn tạm dừng một máy chủ vật lý để bảo trì mà không muốn ngừng việc hoạt động của các máy chủ khác trong cùng hệ thống, tránh việc toàn hệ thống bị quá tải. Bạn có thể sử dụng các thiết bị dự phòng đó. Vì vậy, đứng trên góc độ an toàn, thiết bị dự phòng là sự lựa chọn lý tưởng trên phương diện tối ưu chi phí và không bị gián đoạn việc vận hành.

Cho dù các nhà cung cấp máy chủ luôn khẳng định hệ thống máy chủ của họ có độ bền cao, nhưng thảm họa có thể xảy ra bất kì lúc nào. Nhiệm vụ của bạn là phải chuẩn bị các phương án dự phòng để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Cho nên, sở hữu thêm các thiết bị dự phòng là việc làm vô cùng cần thiết nếu bạn muốn hệ thống máy chủ của mình không bị gián đoạn.

Hướng dẫn kiểm tra cấu hình máy chủ Server

Ở bài viết này, Semtek Co,. ltd sẽ hướng dẫn kiểm tra cấu hình Server cho các bạn trên hệ điều hành Linux. Lưu ý: tất cả các thao tác trên thực hiện với quyền root. Các bước thực hiện như sau.

1. Kiểm tra Mainboard và nhà sản xuất

Để kiểm tra xem nhà sản xuất server, bạn sử dụng lệnh dmidecode | grep “System Information” –A 9, lệnh này cho phép xem thông tin về nhà sản xuất server.

Để kiểm thông tin Mainboard, bạn sử dụng lệnh dmidecode | grep “Base Board” – A 10, lệnh này sẽ xuất ra màn hình thông tin Mainboard của server, tuy nhiên không phải tất cả server đều có thông tin này.

cấu hình máy chủ server
cấu hình máy chủ server

2. Kiểm tra CPU

Để kiểm tra thông tin về CPU, bạn sử dụng lệnh sau cat /proc/cpuinfo | head –n 25. Lệnh này sẽ trả về thông tin của CPU trong server, tuy nhiên sẽ chỉ trả về thông tin của từng Core.

Để lấy thông tin về tổng số core của CPU, bạn chạy lệnh cat /proc/cpuinfo | grep processor | wc -l

3. Kiểm tra RAM

Để thực hiện xem dung lượng bộ nhớ RAM trên server, bạn dùng lệnh cat /pro/meminfo . Lệnh này sẽ trả về các thông tin về bộ nhớ RAM, trong đó MemTotal chính là tổng dung lượng bộ nhớ RAM đang có trong server.

4. Kiểm tra HDD

Để thực hiện việc xem thông tin HDD, bạn sử dụng lệnh cat /proc/scsi/scsi. Lệnh này sẽ trả về thông tin những HDD vật lý đang được lắp trong server tuy nhiên chỉ bao gồm model HDD chứ không bao gồm dung lượng.

Để thực hiện xem dung lượng HDD, bạn dùng lệnh fdisk –l | grep Disk. Lệnh này sẽ liệt kê dung lượng các HDD đang được lắp.

Các tìm kiếm liên quan:

  • cấu hình máy chủ server cho phòng net
  • cấu hình máy chủ cho doanh nghiệp nhỏ
  • máy chủ cấu hình mạnh
  • build máy server
  • cấu hình máy chủ bootrom 2019
  • cấu hình máy chủ file server
  • thiết lập server cho công ty
  • tạo máy chủ server

Nội dung liên quan:

2 những suy nghĩ trên “Tất tần tật về cách chọn cấu hình máy chủ server phù hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *