Nhiệm vụ tổng quan của một CFO chính là hoàn thiện bộ máy tài chính của công ty hoặc doanh nghiệp với những công việc. Về quản lý tài chính: Nghiên cứu, phân tích, triển khai và xử lí các vấn đề, kiểm soát rủi ro với các mối quan hệ về tài chính.
CFO là gì?
– CFO trong tiếng anh là viết tắt của từ Chief Finance Officer nghĩa là giám đốc tài chính. Một số người vẫn hiểu lầm CFO là một nghề nghiệp.
– Tuy nhiên, nói như vậy thì quá rộng so với từ này, vì giám đốc tài chính là một công việc liên quan đến tài chính.
– “Chief” có nghĩa là Người đứng đầu, mà nghề nghiệp thì không có người đứng đầu, vì thế chữ “Chief” trong CFO đã nói lên rằng giám đốc tài chính không phải là một nghề nghiệp.
– CFO-Giám đốc tài chính thực chất là một thuật ngữ chỉ chức danh, là một vị trí vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Họ cũng là người phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về các công tác tài chính của doanh nghiệp.
– Giám đốc tài chính CFO có khả năng sử dụng các công cụ tài chính, xây dựng các kế hoạch về tài chính để giúp thực hiện tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
– Từ đó đưa ra các cảnh báo đối với các mối nguy, giúp tiết kiệm chi phí với các hoạt động kinh doanh được đnáh giá không có hiệu quả thông qua nghiệp vụ phân tích tài chính. Vậy qua đây, bạn đã hiểu rõ CFO rồi chứ?
Vai trò của một CFO
– Tại các nước phát triển, giám đốc tài chính là một vị trí không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp.
– Để hoàn thành tốt nhiệm vụ vận dụng các công cụ tài chính nhằm thực hiện tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp thì CFO – Giám đốc Tài chính phải tập trung hơn nhiều vào vai trò và trách nhiệm của mình.
Cụ thể:
1. CFO là một nhà cố vấn chiến lược
– Vai trò đầu tiên của CFO là làm một nhà chiến lược cho giám đốc điều hành (CEO). Các CFO đóng vai trò này sẽ tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực về báo cáo tài chính và kiểm soát các yêu cầu khác.
– Các CFO phải có khả năng bao quát tốt, khả năng báo cáo số liệu, quản lý chức năng tài chính và phản ứng lại với các dữ kiện khi họ giải quyết vấn đề.
– Họ phải có tư duy phân tích, cùng với sự nhạy bén về tài chính để đưa ra các chiến lược tài chính với các mục tiêu dài hạn của tổ chức.
2. CFO là một nhà lãnh đạo
– Vai trò này là sự điều hành các chiến lược của công ty. Các CFO phải đảm nhận quyền sở hữu các kết quả tài chính của tổ chức và đội ngũ quản lý cấp cao. Sửu dụng mô hình tài chính hợp lý nâng độ hiệu quả, mức độ dịch vụ và chịu trách nhiệm cân bằng chi phí sao cho hợp lí và linh hoạt.
3. CFO là một nhà ngoại giao
– Trong hầu hết mọi trường hợp, CFO chính là bộ mặt quyết định khả năng tài chính của công ty.
– Vì vậy, vai trò của Giám Đốc Tài Chính trở hành vai trò của sự bền vững của công ty đối với khách hàng, nhà cung cáp và ngân hàng. CFO sẽ giúp công ty, doanh nghiệp có thể hòa hợp với đối tác trong chiến lược kinh doanh.
4. CFO là một trưởng nhóm
– Cuối cùng nhưng cũng không kém quan trọng đó là vai trò lãnh đạo nhóm cho các thành viên khác trong và ngoài chức năng tài chính.
– Họ cần vạch ra cho nhóm các hướng đi tương lai giúp nâng hiệu suất kinh doanh, bên cạnh đó cũng cung cấp cho các quản lí cao cấp kế hoach tài chính giúp đột phá gia tăng lợi nhuận.
– Vai trò của CFO là tập hợp nhiều nhóm cá nhân tài năng để đạt được thành tích tài chính cao cho tập thể.
Yêu cầu cơ bản để trở thành một CFO
Kỹ năng phân tích tài chính
Đây là kỹ năng quan trọng nhất, kỹ năng này giúp giám đốc tài chính CFO có thể phân tích, nắm bắt được tình trạng sức khỏe tài chính của doanh nghiệp một cách tổng thể. Và có thể nhanh chóng tìm ra lỗ hổng trong tài chính để kịp thời ứng phó.
Kỹ năng lập kế hoạch tài chính
CFO có thể hình dung được kế hoạch dùng tiền cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Kỹ năng quản trị dòng tiền
– Để tránh tình trạng thiếu khả năng chi trả, hoặc thâm hụt lớn, các CFO nhất định phải nắm rõ kỹ năng này diều chỉnh chuyển dòng tiền ra vào doanh nghiệp một cách hợp lí
Kỹ năng quản trị tài chính dự án
CFO sẽ dựa vào đây để quản lý dòng tiền cho các dự án, và tìm ra phương pháp tài chính phù hợp cho từng dự án.
CFO buộc phải sở hữu những kiến thức căn bản về tài chính, đó là các kỹ năng về đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính, quản lý tài chính.
Ngoài những kỹ năng mang tính chuyên môn nói trên thì CFO cần có những kỹ năng mềm để quản lý và làm việc hiệu quả như:
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Hầu hết mọi công việc dều nảy sinh rất nhiều vấn đề, đặc biệt trong ngành tài chính liên quan đến số liệu và dòng tiền, cấc CFO phải có kỹ năng phân tích, trực giác và giải quyết vấn đề tốt thì mới đem lại kết quả tốt nhất và lợi nhuận cao cho công ty.
Kỹ năng thuyết phục
Với vai trò là một nhà ngoại giao, CFO cần có kỹ năng đàm phán tốt, có khả năng trình bài hoạch định các chiến lược, đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc, và có sức thuyết phục đối tác cao.
Kỹ năng xây dựng tương lai
CFO phải có tầm nhìn xa trông rộng vận dụng các nhân tố,con số , cơ hội và cả rủi ro tiềm ẩn, không vì những cái lợi ích nhỏ trước mắt mà bị cám dỗ
Kỹ năng nhẫn nại
Mục tiêu vì tương lai của công ty là mục tiêu dài hạn, vì vậy các CFO phải nhẫn nại, học cách kiên nhẫn, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia và làm việc một các nghiêm túc.
Kỹ năng quan sát
Người có kỹ năng quan sát thường sẽ thành công trên thương trường.
Với một cái đầu nhạy bén, quan sát nắm bắt sự việc trên nhiều mặt sẽ giúp CFO nắm bắt được bản chất vấn đề, chứ không chỉ là bề nổi của sự việc
Kỹ năng ứng biến
Kỹ năng này là sự kết hợp của việc quan sát tốt và xử lí vấn đề nhanh nhạy, để ứng phó với những thay đổi bất chợt.
Các CFO phải bình tĩnh đối mặt và tìm cách giải quyết đối với những tình huống chưa hề dự liệu trước hay chưa được nghĩ tới do nền kinh tế gây ra.
Kỹ năng tập trung
Làm bất kỳ công việc gì bạn đều cần sự tập trung, tuy nhiên với CFO càng cần rèn luyện một tư duy, một kỹ năng cho sự tập trung để làm việc có hiệu quả nhất, tránh việc đánh đồng mù quáng.
Con đường thăng tiến sự nghiệp
Nhân viên tài chính với con đường sự nghiệp
– Khi mới vào nghề thông thường sẽ làm ở vị trí Chuyên viên phân tích tài chính ( Financial Analyst).
– Sau đó, nếu làm việc tốt họ sẽ thăng tiến đến Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao (Senior Financial Analyst); Chuyên viên hoạch định tài chính (Financial Controller);
– Kế tiếp là vị trí Trưởng phòng phân tích tài chính (Financial Analysis Manager).
– Và cao hơn nữa là Giám đốc kế hoạch tài chính (Financial Planning Associate Director).
– Một hướng khác cho những bạn bắt đầu từ vị trí kế toán viên, bạn cần vài năm kinh nghiệm làm việc, tích lũy các kỹ năng và kiến thức về phân tích tài chính, quản trị dòng tiền, quản trị tài chính dự án, lập kế hoạch tài chính.
– Thực sự đủ năng lực, bạn có thể kiêm nhiệm kế toán trưởng và sau đó từng bước trở thành Giám đốc Tài chính doanh nghiệp.
Công việc của CFO gắn liền với các quyết định tài chính
– Giám đốc tài chính cần một nền tảng kiến thức chuyên sâu về kế toán, tài chính Quốc tế, tín dụng, pháp luật về tài chính, và những kiến thức về môi trường kinh doanh.
– Vì những kiến thức và kỹ năng CFO cần có rất đặc thù nên nếu bạn muốn trở thành CFO thì nên đi theo hướng đào tạo bài bản hơn là tự học.
+ Đầu tiên, bạn cần lấy bằng Cử nhân hay Thạc sĩ về Kế toán hoặc Tài chính để có kiến thức cơ bản vững chắc.
+ Sau đó, bạn nên theo học các khóa đào tạo cao cấp như Certified Public Account (CPA), ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), Chartered Financial Analyst (CFA) để lấy chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị quốc tế.
– Đặc biệt, nếu muốn hệ thống lại kiến thức cũng như nắm vững vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của CFO, bạn có thể tham gia các khóa học CFO ở các trung tâm đào tạo.
Lộ trình thăng tiến của CFO
Con đường trở thành CFO của nhân viên tài chính:
- Bắt đầu từ vị trí Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst)
- Thăng tiến lên Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao (Senior Financial Analyst); Chuyên viên hoạch định tài chính (Financial Controller)
- Lên chức Trưởng phòng phân tích tài chính (Financial Analysis Manager)
- Lên cao nữa sẽ trở thành Giám đốc kế hoạch tài chính (Financial Planning Associate Director)
Ngoài ra, với hướng đi từ kế toán viên, họ cần vài năm kinh nghiệm làm việc và tích lũy kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính, quản trị dòng tiền, quản trị tài chính dự án và lập kế hoạch tài chính. Khi đã đủ năng lực, vị trí tiếp theo sẽ là kế toán trưởng và sau đó sẽ từng bước tiến đến vị trí Giám đốc tài chính.
Như vậy, công việc của CFO gắn liền với các quyết định tài chính. Giám đốc Tài chính cần một nền tảng kiến thức chuyên sâu về Kế Toán, Tài chính Quốc tế, Tín dụng, Pháp luật về tài chính, và những kiến thức về môi trường kinh doanh. Vì những kiến thức và kỹ năng CFO cần có rất đặc thù, nên khi muốn trở thành CFO thì nên đi theo hướng đào tạo bài bản hơn là tự học.
- Đầu tiên, cần lấy bằng Cử nhân hay Thạc sĩ về Kế toán hoặc Tài chính để có kiến thức cơ bản vững chắc.
- Sau đó, hãy theo học các khóa đào tạo cao cấp như Certified Public Accountant (CPA), ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), Chartered Financial Analyst (CFA) để lấy chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị quốc tế.
Đặc biệt, nếu muốn hệ thống lại kiến thức cũng như nắm vững vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của CFO, việc tham gia các khóa học CFO ở trung tâm đào tạo cũng là điều nên làm.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Các tìm kiếm liên quan:
- nghề ceo là gì
- cmo là gì
- nhân viên ceo là gì
- cio là gì
- ceo là ngành gì
- cto là gì
- các chức danh viết tắt trong tiếng anh
- cpo là gì
Nội dung liên quan:
- Đầu Tư Là Gì? Đâu Là Yếu Tố Quan Trọng Nhất Trong Quá Trình Đầu Tư?
- Hướng dẫn cách sử dụng luật hấp dẫn không phải ai cũng biết
- Các bài học từ Sói già Phố Wall giúp bạn thay đổi tư duy