Chiến lược 4P marketing là mô hình không bao giờ cũ trong Marketing

chiến lược 4p marketing

Chiến lược 4p Marketing (hay còn gọi là Marketing mix hoặc marketing hỗn hợp) được những người làm marketing dùng như một công cụ để thực hiện chiến lược marketing bao gồm: Product (sản phẩm), Price (Giá), Promotion (xúc tiến thương mại hay truyền thông), Place (Kênh phân phối). Để hiểu 4P thì cách tốt nhất là đặt ra những câu hỏi cần thiết để định nghĩa những yếu tố trong ấy. Dưới đây là những câu hỏi có thể giúp bạn hiểu được từng yếu tố đó.

Chiến lược 4P Marketing là gì?

chiến lược 4p marketing
chiến lược 4p marketing

1. Product : Sản phẩm

Sản phẩm như thế nào sẽ được tiêu thụ tốt trên thị trường: Theo quan điểm nhất thời yếu tố đầu tiên là tốt và chất lượng. Nhưng đối với hiện tại thì bạn có một sản phẩm tốt chưa chắc đã được tiêu thụ tốt vì đối thủ của bạn cũng có những sản phẩm tốt như bạn.. Do đó cần phải xác định các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ chiến lược 4p marketing đáp ứng nhu cầu của khách hàng của doanh nghiệp.

Cần trả lời các câu hỏi:

  • Khách hàng muốn điều gì từ sản phẩm/dịch vụ của chúng ta? Cần những gì để thỏa mãn điều đó?
  • Kích cỡ, màu sắc? Tên gọi của sản phẩm?
  • Làm thế nào để khác biệt chúng với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?

2. Place: Kênh phân phối

Đối với các chiến lược 4p marketing xưa thì kênh phân phối mở rộng trong lĩnh vực mà người dùng quan tâm nhưng hiện nay với các kênh mạng Internet phát triển mạnh mẽ thì dường như nó là một mã nguồn mở, công khai với tất cả người dùng.

Nhưng bạn lưu ý dù công khai quảng bá sản phẩm đến đâu thì cũng nên đưa sản phẩm đến đúng nơi, đúng lúc và đúng số lượng

Cần trả lời các câu hỏi:

  • Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu?
  • Hình thức bán hàng nào bạn lựa chọn: bán hàng online hay trực tiếp tại cửa hàng, siêu thị
  • Làm thế nào để bạn thâm nhập được vào kênh phân phối phù hợp?
  • Bạn có cần một đội ngũ bán hàng hay không?
  • Đối thủ của bạn làm ai? Và bạn có thể học được gì từ những họ? hay tạo ra sự khác biệt với họ như thế nào?
chiến lược 4p marketing
chiến lược 4p marketing

3. Price: Giá

Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Mức giá nào mà khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm của bạn.

Trong các chiến dịch khuyến mãi hay giảm giá sản phẩm thì các doanh nghiệp nên có chiến lược định giá cụ thể để có lợi tốt nhất cho bạn, cũng như trong các chiến lược cạnh tranh về giá dài hạn với đối thủ cạnh tranh .

Cần trả lời các câu hỏi:

  • Có thiết lập mức giá cho sản phẩm/dịch vụ trong khu vực này hay không?
  • Khách hàng có ý kiến về giá cả hay không? có cần tăng hay giảm giá để hợp với xu thế hay không?
  • Chiết khấu như thế nào cho những khách hàng thương mại, hay cho từng phân khúc khách hàng cụ thể?
  • Bạn so sánh giá của mình với đối thủ cạnh tranh như thế nào?

4. Promotion: Tiếp thị truyền thông

Đây là phần quan trọng trong các chiến dịch Marketing, có được chiến lược hoàn hảo, giá sản phẩm hợp lý nhưng truyền thông không tốt thì không ai biết đến thương hiệu của bạn, khách hàng sẽ không biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Những hoạt động tiếp thị này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình.

Các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng va đặc biệt hiện nay các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng dịch vụ quảng cáo trả phí trên Google và Facebook. Các hình thức này giúp thương hiệu, uy tín cũng như sản phẩm/dịch vụ lan xa hơn được nhiều người biết hơn.

Cần trả lời những câu hỏi gì?

  • Ở đâu và khi nào bạn có thể truyền thông điệp marketing của mình đến thị trường mục tiêu?
  • Bạn sẽ tiếp cận khách hàng của mình theo hình thức nào?
  • Thời điểm nào là thích hợp nhất để quảng bá sản phẩm? Chiến dịch theo mùa, theo các ngày lễ như thế nào?
  • Đối thủ cạnh tranh đã sử dụng các biện pháp quảng cáo như thế nào để tương tác với khách hàng?

Mô hình mở rộng của chiến lược 4p marketing

Mô hình Marketing Mix 7Ps chính là mô hình mở rộng của Marketing Mix 4Ps, dành riêng cho việc cung cấp các dịch vụ vô hình. Dưới đây là các thành phần của Marketing Mix 7Ps (đã bao gồm 4 thành phần của 4Ps).

1. People – Chiến lược 4P

Khía cạnh people (con người) ở đây vừa là đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang nhắm đến, lại vừa là những người trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp.

Thực hiện các bài khảo sát thị trường là quan trọng để bạn đánh giá nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, từ đó có những điều chỉnh phù hợp vào dịch vụ cung ứng.

Nhân viên trong doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng không kém, bởi họ chính là người cung cấp dịch vụ đó tới khách hàng. Chính vì vậy, cần cân nhắc thật kỹ việc xét và tuyển dụng nhân viên cho các vị trí, như hỗ trợ khách hàng, chăm sóc khách hàng, copywriters, lập trình viên,…

Khi doanh nghiệp tìm được nhân viên tin tưởng vào chất lượng dịch vụ chiến lược 4p marketing mà họ đang cung cấp, chắc chắn năng suất lao động sẽ được cải thiện. Nhân viên sẽ cố gắng hết sức mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc thường xuyên thu thập feedback từ các nhân viên và khách hàng, cũng như truyền tải mong muốn và khát vọng của bạn tới họ cũng là một cách hay để thúc đẩy doanh nghiệp bạn phát triển.

Bạn nên nhớ: hoạt động đối nội có thể đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn với đối thủ trên thị trường.

2. Process – Chiến lược 4P

Process chính là những quy trình, hệ thống giúp doanh nghiệp bạn có thể cung ứng dịch vụ ra ngoài thị trường.

Bạn cần đảm bảo doanh nghiệp mình đã xây dựng một hệ thống, quy trình bài bản, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí lớn trong việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng.

Quy trình ở đây có thể là quy trình phân phối sản phẩm, quy trình thanh toán (dành cho khách hàng), hệ thống xuất nhập kho hàng, quy trình logistic,…

3. Physical Evidence – Chiến lược 4P

Trong marketing dịch vụ, yếu tố cơ sở vật chất là một khía cạnh cần phải nhắc đến. Môi trường vật chất ở đây chính là không gian gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi giữa người cung cấp dịch vụ với khách hàng, là nơi khách hàng sử dụng dịch vụ.

Nó có thể mang tính hữu hình như không gian nội thất của một quán cafe, đồng phục nhân viên, nó cũng có thể trừu tượng như thái độ tiếp khách của nhân viên, sự hỗ trợ chăm sóc khách hàng,…

Physical Evidence có thể đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp, giúp họ nổi bật trong mắt khách hàng. Như nhắc đến không gian cafe hiện đại, thích hợp cho các hoạt động làm việc là người ta lại nhắc đến The Coffee House, nhắc đến thái độ chăm sóc khách hàng chuẩn mực, ta nghĩ ngay đến Google.

Những mấu chốt làm nên chiến lược 4p marketing thành công?

1. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố

4 yếu tố P trong Marketing mix 4P không phải xuất hiện lần lượt mà là được thực hiện đồng thời. Một doanh nghiệp thành công khi họ hoạch định được những tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố đó, phản ứng dây chuyền khi một yếu tố thay đổi dẫn đến các yếu tố còn lại

2. Mục tiêu của chiến lược 4p marketing

Thông qua việc kết hợp các yếu tố, công ty có thể đạt được những mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận, sự ghi nhớ của khách hàng và sự hài lòng của họ. Việc nắm rõ mình muốn gì, sẽ đạt được gì cũng là một yếu tố quan trọng trong 4P Marketing Mix.

3. Phương thức linh động – Chiến lược 4P

Trong 4P Marketing Mix, việc kết hợp giữa các phương thức và tập trung vào một vài kênh chính là vô cùng cần thiết, sự kết hợp và linh động này sẽ tác động tăng hoặc giảm sự hiệu quả đến mục tiêu cuối cùng.

chiến lược 4p marketing
chiến lược 4p marketing

4. Nhất quan trọng phương thức đo lường

4P Marketing Mix là một quá trình lâu dài kết hợp nhiều yếu tố, vì thế việc thống nhất cách đo lường tác động cũng như mục tiêu là điều không thể thiếu.

5. Quản lý chặt chẽ – Chiến lược 4P

Với hệ thống gồm nhiều yếu tố và sự kết hợp phức tạp như vậy, nên 4P Marketing Mix luôn đi cùng với sự quản lý chặt chẽ. Nếu không quản lý chặt, các khâu trong marketing sẽ bị rối loạn và không thể kịp thời xử lý.

6. Luôn coi khách hàng là trung tâm

Khách hàng là yếu tố quyết định nên sự tồn tại của marketing mix 4P. Mục tiêu của marketing là làm hài lòng khách hàng và tiếp cận thêm các đối tượng mới.

Làm sao để ứng dụng chiến lược 4p marketing hiệu quả?

SEMTEK Co,. LTD đã phát triển một quy trình marketing chuyên dụng, kết hợp 4P thông qua một loạt các câu hỏi giúp xác định chiến lược marketing riêng cho mỗi thương hiệu.

  • Bước 1: Xác định đề xuất bán hàng độc đáo

Việc đầu tiên của quy trình này là xác định sản phẩm cung cấp những gì, các tính năng và lợi ích chính của sản phẩm và liệu chúng có giúp đảm bảo doanh số hay không.

  • Bước 2: Tìm hiểu người tiêu dùng

Tiếp đến, doanh nghiệp cần hiểu người tiêu dùng thông qua khảo sát khách hàng hoặc các nhóm tập trung. Khách hàng là ai? Họ cần gì? Giá trị của sản phẩm đối với họ là gì? Sự hiểu biết này sẽ đảm bảo cho việc cung cấp sản phẩm có liên quan và nhắm mục tiêu của doanh nghiệp có hiệu quả.

  • Bước 3: Tìm hiểu về thị trường

Bước tiếp theo là nắm rõ mức độ cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp nên xem xét về giá cả và lợi ích liên quan như giảm giá, bảo hành và hậu mãi, Từ đó, so sánh giá trị chủ quan của sản phẩm với chi phí phân phối sản xuất sẽ giúp thiết lập một mức giá thực tế.

chiến lược 4p marketing
chiến lược 4p marketing
  • Bước 4: Đánh giá các vị trí

Lúc này, doanh nghiệp sẽ cân nhắc về các địa điểm để xem khách hàng có khả năng mua hàng ở đâu và chi phí liên quan đến việc sử dụng kênh này là gì. Cung ứng sản phẩm cho một thị trường, khu vực cụ thể, thích hợp sẽ mang lại hiệu suất kinh doanh cao hơn.

  • Bước 5: Phát triển chiến lược truyền thông

Dựa trên đối tượng xác định và các chi phí đã thiết lập, chiến lược 4p marketing doanh nghiệp có thể xúc tiến chiến lược truyền thông vào giai đoạn này. Bất kỳ phương thức quảng cáo hoàn thiện nào cũng đều phải thu hút khách hàng tiềm năng, đảm bảo nêu rõ và làm nổi bật các tính năng cũng như lợi ích chính của sản phẩm.

  • Bước 6: Kiểm tra chéo Marketing Mix

Cuối cùng là kiểm tra lại xem tất cả các yếu tố và kế hoạch liên quan đã hợp lý chưa. Bạn chỉ có thể hoàn thành một kế hoạch marketing khi đã chắc chắn rằng liên kết chặt chẽ tất cả bốn yếu tố.

Ý nghĩa “cốt lõi” của chiến lược 4P Marketing

  • Thúc đẩy nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm mới chất lượng

Chiến lược marketing 4P giúp doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Từ đó, nhà sản xuất không ngừng sáng tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn mong muốn đó của người tiêu dùng. Sản phẩm phải được tiêu chuẩn hoá, chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường phải được đảm bảo. Sản phẩm mang lại những lợi ích thậm chí vượt quá sự mong đợi của người tiêu dùng.

  • Nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín công ty trên thị trường

Để chiến lược 4P đạt mục tiêu cuối cùng là đưa sản phẩm phổ biến rộng khắp người tiêu dùng. Doanh nghiệp có các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới đến người tiêu dùng trong nước và khách hàng quốc tế. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, làm cho sản phẩm được bán nhanh hơn, nhiều hơn. Từ đó, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, tạo uy tín cho thương hiệu và phát triển doanh nghiệp trên thị trường.

chiến lược 4p marketing
chiến lược 4p marketing
  • Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng

Ngày càng có nhiều sản phẩm mới ra mắt người dùng đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao sáng tạo, tìm tòi ra những tính năng mới của sản phẩm thu hút người dùng. Đồng thời, giá cả cạnh tranh hơn so với đối thủ. Các doanh nghiệp không ngừng giải quyết các yếu tố trong chiến lược 4P để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

  • Gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng

Với chiến lược 4P, các sản phẩm mới ra đời với chất lượng, tính năng tốt hơn cùng giá cả cạnh tranh. Điều này đã giúp cho người tiêu dùng tiếp cận được các sản phẩm nhanh chóng, tiện ích và hiệu quả nhất.

Nếu bạn đang hoang mang không biết xây dựng chiến lược Marketing của mình từ đâu?

Bạn có thể tham khảo: Kinh nghiệm xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp để có những định hướng đúng đắn nhất trong thời gian tới cho chiến lược sản phẩm, thương hiệu, giá và truyền thông của mình

Dưới đây là một vài câu hỏi cụ thể SEMTEK Co,. LTD sử dụng cho quy trình:

  • Người tiêu dùng muốn gì từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • Làm thế nào để sản phẩm của bạn đáp ứng những nhu cầu đó?
  • Nơi nào người mua tiềm năng tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của bạn?
  • Làm thế nào để bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh?
  • Giá trị cảm nhận của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì?
  • Hiện tại bạn có những tương tác nào với khách hàng tiềm năng?
  • Chiết khấu như thế nào cho những khách hàng thương mại, hay cho từng phân khúc khách hàng cụ thể?

Các tìm kiếm liên quan:

  • chiến lược 4p của vinamilk
  • chiến lược 4p của ps
  • chiến lược marketing 4p của starbucks
  • 4p marketing mix
  • chiến lược 4p marketing
  • chiến lược 4p của coca cola
  • tiểu luận chiến lược marketing mix 4p
  • marketing mix of starbucks

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *