Chiến lược đại dương xanh (blue ocean strategy) – một khái niệm kinh doanh được tạo ra bởi W. Chan Kim & Renée Mauborgne – được coi là một cơ hội tuyệt vời để tăng trưởng và tạo ra lợi nhuận. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu tại sao chiến lược này vừa là mơ ước, lại vừa là thách thức đối với mọi doanh nghiệp.
Chiến lược Đại dương Xanh là gì?
Để hiểu rõ hơn về chiến lược kinh doanh này, ta hãy tưởng tượng đến một vùng biển ngoài đại dương. Đây là một vùng biển rất yên tĩnh và thanh bình, với nhiều thức ăn và không gian để thoải mái bơi lội xung quanh. Lúc này, vùng biển sẽ được gọi là Đại dương Xanh — tương ứng với một thị trường mới xuất hiện với vài hoặc không đối thủ cạnh tranh, nơi công ty thoả thích thu về lợi nhuận và tự do thu hút một lượng khách hàng trung thành. Đây là một vị trí hoàn hảo để kinh doanh.
Đại dương Xanh chính là tất cả các ngành công nghiệp mới – những thị trường chưa được khám phá và chưa tồn tại nhiều đối thủ cạnh tranh. Khám phá ra vùng đất mới này đồng nghĩa với sự đổi mới, cơ hội mới và mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định.
Áp dụng chiến lược Đại dương Xanh nghĩa là tạo ra một nhu cầu mới trên thị trường, đồng thời phát triển trong một không gian tự do mà không phải chiến đấu với một nhóm đối thủ với mức lợi nhuận bị thu hẹp.
Một vài điều cần lưu ý khi áp dụng chiếc lược đại dương xanh là:
- Giá trị cần tạo: giá trị đổi mới (phát triển thêm những giá trị khác biệt so với những gì đang có trên thị trường)
- Quan hệ khách hàng: thu hút khách hàng mới
- Nhiệm vụ: khiến cho sự cạnh tranh không còn tồn tại
- Chiến lược: Khác biệt hoá sản phẩm hoặc/và Mức giá cạnh tranh
Ví dụ thực tiễn
- Cirque du Soleil: Công ty giải trí Canada này được thành lập từ những năm 1980 nhưng lại mang trong mình tầm nhìn về một rạp xiếc hiện đại. Trong khi các buổi biểu diễn xiếc truyền thống là những màn trình diễn mang tính giải trí với đối tượng chính là trẻ em, Cirque du Soleil mang đến những trải nghiệm nghệ thuật với những người trình diễn giỏi nhất thế giới. Thực tế, rất nhiều màn trình diễn của Cirque là độc nhất, không thể tìm thấy ở các đối thủ khác. Mặc dù trẻ em vẫn là một phần của đối tượng mục tiêu, giá vé cao thể hiện rằng khách hàng chính sẽ là người trưởng thành. Chiến lược Đại dương Xanh của rạp xiếc đã hoàn toàn tái tạo lại thị trường.
- iTunes: Ngay khi iTunes gia nhập thị trường, sản phẩm này đã giải quyết một vấn đề lớn của ngành âm nhạc: tải nhạc bất hợp pháp. Đồng thời, iTunes còn thoả mãn nhu cầu nghe nhạc kỹ thuật số của vô vàn người yêu âm nhạc. iTunes đã thống trị thị trường này trong nhiều năm và được ghi nhận là một cú thúc đẩy sự phát triển của nền âm nhạc kỹ thuật số.
Vô vàn cơ hội rộng mở
Chiến lược đại dương xanh được coi là ước mơ của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các startup. Áp dụng thành công chiến lược này, ta sẽ thu về được vô số lợi ích như:
- Không tồn tại sự cạnh tranh lớn: Mục tiêu của bạn không phải là vượt trội so với đối thủ hay trở thành người giỏi nhất. Thay vào đó, mục tiêu của bạn là vẽ lại bức tranh thị trường ngành hàng và hoạt động trong không gian mới đó, từ đó khiến cho sự cạnh tranh trở nên không còn quan trọng.
- Áp dụng chiến lược khác biệt hoá và chi phí thấp cùng một lúc: Với Đại dương Xanh, bạn có thể vừa tạo yếu tố đặc biệt, vừa tung ra mức giá rẻ – bởi lẽ bạn là chú cá mập hiếm hoi trong cả vùng biển lặng, việc kiểm soát thị trường sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Một lợi thế lớn của chiến lược này chính là huỷ bỏ sự đánh đổi giữa giá trị và chi phí.
- Sở hữu một thị trường riêng để thoả sức sáng tạo: Khi bạn không có nhiều đối thủ cạnh tranh, bạn có cơ hội để kiểm tra khả năng thương mại của các ý tưởng mới. Cơ hội này giúp bạn dần hoàn thiện ý tưởng và xác định được cái nào là tiềm năng nhất, giúp giảm thiểu rủi ro.
Những thách thức tiềm ẩn dưới đáy đại dương
- Cơ hội dễ bị lung lay: Miếng mồi ngon luôn kéo theo sự nhòm ngó của những con thú săn mồi khác. Dần dần, nhiều đối thủ mới sẽ xuất hiện trong vùng biển của bạn. Sự cạnh tranh gay gắt cũng giống như hình ảnh cá mập cắn xé nhau để tranh giành con mồi, và tất nhiên, đổ máu là điều khó tránh khỏi. Lúc này, vùng biển yên bình của bạn trở thành Đại dương Đỏ — nơi các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành từng miếng bánh thị phần. Ta cần hiểu rằng: Trừ khi ta tạo ra được một sản phẩm vô cùng sáng tạo và độc đáo mà hiếm người có thể bắt chước được (như Apple đã làm), thì bất kể vùng Đại dương Xanh nào cũng có thể biến thành Đại dương Đỏ trong thời đại ngày nay.
- Ý tưởng đến quá sớm: Gia nhập một thị trường mới quá sớm rõ ràng là một rủi ro. Khách hàng có thể không hoàn toàn hiểu rõ những gì bạn đang bán. Công nghệ có thể chưa được phát triển để đáp ứng sản phẩm của bạn. Máy tính Amiga ra đời một thập kỷ trước khi PC và Mac được tung ra thị trường, nhưng lại thất bại vì khi ấy, thế giới vẫn chưa sẵn sàng đón nhận sản phẩm này.
- Quá mới, quá khác biệt: Người tiêu dùng không thích phải thay đổi quá nhiều. Khi P&G giới thiệu sản phẩm tẩy rửa mới vô cùng tân tiến, người tiêu dùng không ủng hộ vì họ không thể hình dung làm thế nào mà một vài giọt nước giặt lại có thể làm sạch quần áo như một nắp Tide.
- Thực hiện chiến lược sai cách: Bước vào một thị trường hoàn toàn mới không phải là một điều dễ dàng. Bạn cần xác định rõ những vấn đề như: khách hàng của mình là ai, bạn đang giải quyết vấn đề gì, làm thế nào để giáo dục họ về ý tưởng mới này,… Tư duy doanh nghiệp cũng là một thách thức lớn với những ai muốn đặt chân vào vùng biển đầy triển vọng này.
Nguyên tắc và công cụ xây dựng chiến lược đại dương xanh
Có những nguyên tắc cần lưu ý trước khi tham gia xây dựng chiến lược đại dương xanh. Đồng thời, có những công cụ hỗ trợ quá trình xây dựng chiến lược mà doanh nghiệp nên biết để áp dụng hiệu quả trong hoạt động của kinh doanh của mình.
Nguyên tắc xây dựng
Có 4 nguyên tắc cơ bản trong chiến lược đại dương xanh:
- Tái cấu trúc thị trường: thể hiện qua việc doanh nghiệp tạo ra giá trị, tập trung đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau, cung cấp sản phẩm dịch vụ bổ sung. Chiến lược không đánh giá việc thay thế hoàn toàn 1 sản phẩm cụ thể, nó nhằm vào việc sử dụng các sản phẩm có hình thức, cấu hình, chức năng,… khác nhau nhưng có thể thay thế.
- Tập trung vào tầm nhìn tổng thể: Chủ doanh nghiệp có cái nhìn bao quát, giải quyết hiệu quả các rủi ro trong việc lập kế hoạch. Những cơ sở như cửa hàng, thương hiệu cần xây dựng quy trình, kế hoạch cải tiến và thực hiện theo. Từ đó tạo ra các đổi mới, giá trị cao hơn.
- Tăng trưởng nhu cầu hiện tại mạnh hơn: Để xây dựng nên một thị trường đại dương xanh hiệu quả, quản lý doanh nghiệp phải đánh giá đến phân khúc thị trường tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Không cần tập trung vào sự khác biệt giữa các đối tượng riêng biệt, chiến lược đại dương xanh sẽ xây dựng dựa trên điểm chung của khách hàng.
- Hiện thực hóa chiến lược – vượt qua trở ngại tổ chức: Để chiến lược đại dương xanh diễn ra thành công, tất cả thành viên của tổ chức đều phải tham gia với mục đích chung là tạo điều kiện để thực hiện kế hoạch. Dựa theo nguyên tắc này, nhà quản lý giải quyết được các vấn đề liên quan đến hành vi, thái độ của nhân viên.
Công cụ xây dựng
Để xây dựng chiến lược đại dương xanh, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như:
Sơ đồ chiến lược – strategic canvas
Đây là công cụ cơ bản gồm các đường giá trị của doanh nghiệp, đường giá trị đối thủ cạnh tranh được trình bày trong 1 hoặc nhiều hình ảnh.
Trong đó:
- Giá trị chính là lợi ích và mong đợi của khách hàng. Dựa vào sơ đồ, doanh nghiệp so sánh giữa mức độ cao thấp của giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng, so với các tiêu chuẩn đánh giá năng lực cạnh tranh trong ngành.
- Doanh nghiệp biết được đối thủ và bản thân doanh nghiệp đang tập trung vào yếu tố cạnh tranh nào. Trường hợp 2 đường giá trị giống nhau – dấu hiệu cho thấy đã có doanh nghiệp đang tồn tại trong đại dương đỏ. 2 đường giá trị khác nhau là doanh nghiệp đã thành công tạo ra đại dương xanh.
Công cụ khung 4 hành động
Sau khi định vị được tình hình kinh doanh thông qua strategy canvas, doanh nghiệp cần vẽ lại đường giá trị doanh nghiệp thỏa mãn mục tiêu khác biệt hóa và chi phí thấp.
Cần tiến hành cần cắt giảm các yếu tố không thật sự quan trọng, tăng cường yếu tố mang lại giá trị cao cho khách hàng. Để làm được điều này phải trả lời được 4 câu hỏi:
- Yếu tố cần giảm xuống mức thấp hơn so với mức trong ngành là?
- Yếu tố nào từng là tất yếu nhưng giờ cần loại bỏ?
- Yếu tố nào nên/cần tăng lên cao hơn mức tiêu chuẩn trong ngành?
- Yếu tố nào chưa từng tồn tại trong ngành, nên được bổ sung?
Hai câu trên giúp cắt giảm chi phí hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nguồn lực dư ra ở hệ quả 2 yếu tố đầu được dùng cho các nhân tố khác quan trọng của 2 yếu tố cuối, mang lại hiệu quả và lợi ích lớn hơn cho khách hàng.
Mô hình mạng
Đây là công cụ bổ trợ cho công cụ khung 4 hành động. Doanh nghiệp đã trả lời được 4 câu hỏi trên sẽ điền câu trả lời vào mô hình mạng gồm:
- Loại bỏ
- Cắt giảm
- Gia tăng
- Hình thành
Từ đó, doanh nghiệp xác định cụ thể cần làm gì để tạo ra một chiến lược đại dương xanh. 4 ô đều có tầm quan trọng như nhau, không nên chỉ tập trung vào 1 ô cụ thể nào cả.
Chiến lược đại dương xanh được dùng để mô tả tiềm năng rộng lớn được tìm thấy trong các thị trường mới và chưa được khám phá. Tương tự như đại dương, cơ hội này vô cùng rộng lớn và mạnh mẽ, dẫn đến mức tăng trưởng lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược Đại dương Xanh một cách cẩn trọng, vì đi cùng cơ hội này là vô vàn thử thách ngầm khác.
Một ví dụ điển hình chính là Apple. Với một loạt các động thái đại dương xanh như iPod, iPhone và iPad, Apple đã và đang định hình sự phát triển của một ngành công nghiệp từng suy giảm. Công ty này tiếp tục đạt được tăng trưởng lợi nhuận bền vững cho đến ngày nay.
Từ khóa:
- Chiến lược đại dương xanh PDF
- Ví dụ về chiến lược đại dương xanh
- Chiến lược đại dương xanh của Vinamilk
- Chiến lược đại dương xanh của Apple
- Doanh nghiệp Việt Nam áp dụng chiến lược đại dương xanh
- Tóm tắt chiến lược đại dương xanh
Nội dung liên quan:
- Trang chủ
- Marketing tổng thể
- SEO
- Thiết kế Website
- VPS
- Web Hosting