Cơn lốc mà trí tuệ nhân tạo AI đã thổi một làn gió mới vào nền kinh tế, buộc các ông chủ doanh nghiệp phải “dấn thân” vào “cuộc chơi công nghệ”, trong đó hệ thống thông tin – “linh hồn” của hệ sinh thái doanh nghiệp cần được đặc biệt chăm sóc. CIO là những vị trí giám đốc công nghệ đã quá quen thuộc trong khối Banking, Tập đoàn công nghệ và các tập đoàn FDI. Để tìm hiểu chi tiết từ A đến Z các thông tin liên quan đến CIO, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của SEMTEK nhé.
Tìm hiểu CIO là gì? Phân biệt CIO với CTO
1. CIO là gì?
CIO là gì? Thực tế, CIO là viết tắt của “Chief Information Officer” là một vị trí cao cấp trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về hệ thống công nghệ thông tin,giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra.
2. CIO đảm nhận nhiệm vụ chính nào?
– Lãnh đạo bộ phận Công nghệ thông tin (CNTT) CIO là gì
– Định hướng và triển khai các giải pháp Công nghệ thông tin, giúp Doanh nghiệp có thể ứng dụng sức mạnh của công nghệ vào việc thực thi thành công các chiến lược đã đề ra.
3. Sự khác nhau giữa CIO và CTO
Vai trò giữ giám đốc thông tin (CIO) và giám đốc công nghệ (CTO) thường bị nhầm lẫn. Hai vị trí này không có cùng trách nhiệm và các vị trí yêu cầu các kỹ năng khác nhau. CIO thường chịu trách nhiệm về các hoạt động CNTT nội bộ của tổ chức và là người quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ hàng đầu.
“CIO là một nhà lãnh đạo công nghệ kinh doanh” Jeff Bittner, người sáng lập và chủ tịch của Exit Technologies nói . “CIO không cần phải hiểu đầy đủ về cách thức hoạt động của công nghệ, nhưng hiểu những gì nó có thể làm và làm thế nào nó có thể tác động đến doanh nghiệp.”
Một CTO (giám đốc công nghệ) đảm bảo chiến lược công nghệ của công ty phù hợp với các mục tiêu và yêu cầu của nó. Giám đốc điều hành này là kiến trúc sư công nghệ hàng đầu của công ty và điều hành nhóm kỹ sư.
“CTO đắm chìm trong công nghệ và có hiểu biết ở cấp độ kỹ thuật về cách thức hoạt động của công nghệ và vị trí của nó,” Bittner nói.
CTO thường báo cáo cho CIO, trong khi CIO báo cáo cho Giám đốc điều hành (CEO) hoặc giám đốc điều hành khác trong công ty.
4. Vai trò CIO trong doanh nghiệp
Như có đề cập ở trên, CIO đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Kiến tạo các giá trị kinh doanh bằng công nghệ
CIO có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ các Phòng ban trong tổ chức như Phòng Truyền thông – Marketing, Phòng Kinh doanh, Phòng Nhân sự, Phòng Sản xuất,… để tính toán và đưa ra những giải pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.
Những vấn đề mà CIO thường quan tâm là làm thế nào để tăng lợi nhuận thông qua việc sử dụng CNTT, vai trò quan trọng của việc giảm chi tiêu và hạn chế thiệt hại bằng cách thiết lập các biện pháp kiểm soát và lập kế hoạch cho các thảm họa có thể xảy ra.
- Cố vấn quan trọng để đề xuất các kế hoạch cho chiến lược phát triển công nghệ cho doanh nghiệp
Là người quản lý cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin của doanh nghiệp, CIO có trách nhiệm thiết kế và triển khai các chiến lược phát triển công nghệ nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Những kỹ năng & kiến thức chuyên môn cần có của CIO
1. Năng lực lãnh đạo:
– Là người có tầm nhìn: quan trọng nhất vẫn là tầm nhìn về hệ thống thông tin phục vụ cho sự phát triển của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể đứng vào hàng ngũ lãnh đạo Doanh nghiệp, CIO cũng cần hiểu biết tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty, để có thể chia sẻ tầm nhìn với các lãnh đạo khác nữa.
– Có niềm tin và khao khát ứng dụng Công nghệ thông tin giúp tăng hiệu quả Doanh nghiệp
– Có khả năng lãnh đạo bộ phận CNTT cũng như các bộ phận khác, cùng triển khai thành công các giải pháp CNTT
– Có khả năng chinh phục, lôi cuốn, mời gọi mọi người cùng hợp tác cho mục tiêu chung
2. Am tường các giải pháp Công nghệ thông tin (CNTT)
– Giải pháp cho Tiếp Thị: digital marketing, SEO
– Giải pháp cho Kinh Doanh: DMS, CRM
– Giải pháp cho Tài Chính và Chuỗi Cung Ứng: ERP, SCM
– Giải pháp cho Nhân Sự: HRM CIO là gì
– Giải pháp CNTT nào các công ty đa quốc gia cùng lãnh vực đang ứng dụng?
Với từng giải pháp, CIO cần am hiểu tường tận:
– Ích lợi của giải pháp đem lại cho Doanh nghiệp là gì?
– Doanh nghiệp cần đầu tư bao nhiêu? Và khả năng thu hồi đầu tư như thế nào?
– So sánh giữa các giải pháp
– So sánh giữa các nhà cung cấp
– Những yếu tố then chốt để triển khai giải pháp thành công
3. Am hiểu chiến lược kinh doanh và những thách thức của Doanh nghiệp
CIO cần am hiểu ít nhất một lãnh vực trọng yếu nào đó của Doanh nghiệp, chẳng hạn Kinh Doanh, Tiếp Thị, Chuỗi Cung Ứng hay Tài Chính. Trong giai đoạn khởi đầu, công ty thường chú trọng đến Kinh Doanh và Tiếp Thị. Khi thị trường đã định hình và ổn định, công ty tập trung nhiều hơn vào Chuỗi Cung Ứng và Tài Chính. Tùy thuộc vào công ty đang ở giai đoạn nào, CIO cần am hiểu và tập trung xây dựng giải pháp CNTT cho lãnh vực trọng yếu tương ứng.
4. Kỹ năng khác: Ngoại ngữ, giao tiếp …
Cần những gì để có thể trở thành CIO
1. Trở thành lãnh đạo
Khởi đi từ lãnh đạo bản thân, dám chịu trách nhiệm, lãnh đạo làm gương, lãnh đạo nhóm và mức cao nhất là lãnh đạo dùng lời nói lôi cuốn và tạo động lực để mọi người hết lòng cống hiến đem lại kết quả như mong đợi.
Để rèn luyện khả năng lãnh đạo, hãy tận dụng cơ hội lãnh đạo những tổ chức “phi lợi nhuận” trong Doanh nghiệp, chẳng hạn như Công đoàn, Đoàn thanh niên … Nơi đó, bạn có nhiều cơ hội tổ chức các sự kiện tập thể. Nhờ vậy, bạn rèn luyện được nhiều kỹ năng và quan trọng hơn là mở rộng tầm ảnh hưởng của bạn đến toàn công ty.
Nếu hình ảnh của bạn trong tâm trí mọi người là một người có tâm, có tài và có khả năng lôi cuốn mọi người cùng hợp tác, thì bạn đã có được điều kiện cần để được cất nhắc vào hàng ngũ lãnh đạo của công ty. Điều kiện đủ là bạn phải là người có tầm nhìn và giỏi chuyên môn nữa.
Am hiểu sản xuất và kinh doanh: nếu không am hiểu hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty, làm thế nào bạn có thể hỗ trợ công ty bằng những giải pháp CNTT hữu hiệu được? Bạn có thể khởi đầu bằng tìm hiểu quy trình hoạt động các bộ phận, những thách thức từng bộ phận đang gặp, chiến lược kinh doanh, hệ thống báo cáo… Để có được nền tảng lý luận vững chắc, bạn có thể học khóa MBA, Quản trị kinh doanh hoặc khóa đào tạo CEO.
2. Am tường hệ thống thông tin
Có nhiều hệ thống thông tin khác nhau, cách nhanh nhất để bạn hiểu về nó là mời các nhà cung cấp đến trình bày. Hãy tranh thủ đặt nhiều câu hỏi để bạn có bức tranh toàn diện cho từng hệ thống. Từ đó, có được tầm nhìn sâu, rộng về hệ thống thông tin toàn công ty.
3. Triển khai những giải pháp
Vị thế của bạn trong công ty sẽ tăng lên khi bạn triển khai thành công những hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Nhưng trước đó, bạn cần hiểu kỹ những thách thức và nhu cầu của công ty, xây dựng giải pháp, thuyết phục ban lãnh đạo đầu tư, chọn nhà cung cấp, thành lập nhóm dự án và lãnh đạo dự án đạt được kỳ vọng của lãnh đạo. Có thể nói, đây là kỳ thi tốt nghiệp để bạn trở thành một CIO, vì nếu không có hệ thống thông tin thì cũng không thể có CIO phải không?
Mức thu nhập & trách nhiệm của CIO là gì?
Mức lương của CIO rất khác nhau, tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm, đặc biệt là doanh thu và quy mô của công ty. Một khảo sát về lương và nghề nghiệp của TechTarget IT với 464 giám đốc điều hành CNTT cho thấy tổng số tiền lương trung bình của người có thu nhập cao nhất là $ 225,301 cao hơn gấp đôi so với tổng số tiền lương trung bình $ 101,562 cho người có thu nhập thấp.
Những con số thống kê chi tiết
Trong số những người thuộc nhóm người có thu nhập thấp, chỉ có 5% làm việc cho các công ty có 10.000 nhân viên trở lên, so với 21% người có thu nhập cao.
Gần một nửa (48%) người có thu nhập cao làm việc cho các công ty có doanh thu từ 500 triệu đô la đến hơn 10 tỷ đô la, so với chỉ 4% người có thu nhập thấp.
Trong số các giám đốc điều hành CNTT cao cấp, hơn một nửa số người có thu nhập cao (52%) làm việc cho các công ty có 1.000 nhân viên trở lên, so với chỉ 29% người có thu nhập thấp. 3/4 các công ty nơi những người có thu nhập cao về CNTT làm việc có doanh thu hàng năm hơn 100 triệu đô la. Hầu hết các công ty (64%) nơi những người có thu nhập thấp về CNTT được tuyển dụng đều có doanh thu từ 50 triệu đô la trở xuống.
Tại nhiều công ty, CIO chịu trách nhiệm quản lý ngân sách được tính bằng phần trăm doanh thu. Tỷ lệ chi tiêu cho doanh thu thay đổi tùy theo ngành và sự phụ thuộc vào công nghệ, nhưng có thể dao động từ 1% trong lĩnh vực xây dựng đến 6,7% trong lĩnh vực dịch vụ internet. Tuy nhiên, tỏng nhiều năm trở lại đây, khi công nghệ đã trở thành trọng tâm trong hoạt động kinh doanh, số liệu này đã bị thay đổi.
Các tìm kiếm liên quan:
- cio trong easy là gì
- cfo là gì
- cmo là gì
- ceo là gì
- cio cho bé
- cio vietnam
- cco là gì
- cio vs cto
Nội dung liên quan:
- Nên học marketing ở đâu ? Những trường đại học nào đào tạo Marketing tại Việt Nam?
- Hướng dẫn cách sử dụng luật hấp dẫn không phải ai cũng biết
- Các bài học từ Sói già Phố Wall giúp bạn thay đổi tư duy