Client là gì? Nên theo con đường Agency hay Client?

client

Client là gì? “Tôi nên theo con đường Agency hay Client?” Đây là một trong những bài toán “khó giải” nhất đối với các bạn sinh viên theo đuổi con đường Marketing hiện nay. Mỗi loại hình công ty sẽ có những đặc thù công việc, quy trình làm việc và văn hóa môi trường rất khác nhau. Vậy bạn hiểu Client là gì? Và đâu sẽ là con đường phù hợp với bạn?

Có dễ chiều lòng Client hay không?

1. Định nghĩa Client?

Client nghĩa đơn thuần là khách hàng, mà ở đây chính là khách hàng của các công ty Agency. Các công ty Client sẽ thuê các công ty Agency thực hiện các dịch vụ Marketing cho mình, đưa ra yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ và kiểm soát tiến độ công việc của Agency. Hiện nay, các Client lớn có mặt tại Việt Nam là Uniliver, P&G, Coca Cola, Pepsico…

Bản chất của Client chính là họ làm việc cho chỉ một người, một công ty. Những người làm Client họ có thể thực hiện các hoạt động Marketing cho chính công ty nơi mà họ đang làm việc và cống hiến. Tuy nhiên, khi công ty lên những chiến dịch Marketing lớn, đội ngũ nhân sự không đủ để thực hiện hoặc chưa đủ khả năng bao quát công việc, Client sẽ đi thuê ngoài dịch vụ Marketing ở các công ty Agency – chuyên đi làm thuê quảng cáo cho rất nhiều công ty khác.

Những người làm Client có quyền lực rất lớn, họ là những người có khả năng làm việc độc lập và có kinh nghiệm. Client có khả năng quản lý và tầm nhìn sâu rộng, họ biết rất nhiều hoạt động như: sale, trade, quảng cáo, media, PR,… Họ làm việc với áp lực business khá cao nên họ luôn ra những yêu cầu nghiêm ngặt cho Agency.

2. Chiều lòng Client không hề dễ

  • Client muốn được thấu hiểu

Client muốn chắc rằng Agency nắm rõ về họ, hiểu được lĩnh vực kinh doanh của họ, mục tiêu của hoạt động marketing lần này quan trọng như thế nào. Những khách hàng của chúng ta mong muốn Agency có kinh nghiệm chuyên môn, có hiểu biết trong lĩnh vực mà Client đang theo đuổi để có thể đưa ra những đề xuất tuyệt vời nhất. Client mong muốn Agency yêu thương hiệu của họ như Client. Hãy cho Client thấy rằng bạn hiểu mong muốn và cố gắng để đẩy mạnh những hoạt động quảng cáo sắp tới giúp họ đạt được mục tiêu.

  • Client muốn những con số rõ ràng client

Client luôn mong muốn Agency của mình đưa  ra bảng thống kê chi tiết, bảng báo cáo cụ thể để đo lường chiến dịch đang hoạt động như thế nào. Họ muốn biết tiến độ công việc đang đi lên theo hướng tích cực hay đang bị trì trệ. Bởi vì đơn giản Client cần một chiến dịch quảng cáo thành công. Bạn nên thông cảm cho những đòi hỏi này của Client bởi nếu bạn là họ chắc chắn cũng sẽ như vậy. Trong mối tương quan giữa Agency và Client cho thấy 43% khách hàng cảm thấy họ không được đáp ứng nhu cầu một cách đầy đủ từ phía Agency.

  • Client muốn sự nhanh nhẹn

Client luôn là người thay đổi các brief, mong muốn có thêm nhiều option để lựa chọn. Một khi Client thay đổi brief thì Agency đang ngủ cũng phải bật dậy cho xem. Nói vui vậy thôi, nhưng là một agency bạn cần một sự linh hoạt cần thiết, nhiệt tình và chịu khó. Bởi Client là thượng đế, yêu cầu của họ rất cao và họ đòi hỏi tiến độ công việc phải đúng kế hoạch. Deadline có lẽ là nỗi sợ khủng khiếp với các agency, Client có thể trễ hẹn nhưng Agency thì không.

  • Client muốn dự báo ngân sách chính xác

Ngân sách quảng cáo luôn là con số dễ dao động và tăng thêm. Trong thời gian thực hiện, những chi phí phát sinh làm ngân sách phình lên. Đây là lý do khiến các Client rời khỏi các Agency theo báo cáo của Soda năm 2015 về tiếp thị kĩ thuật số. Agency nên biết cách tiết kiệm chi phí cho client hoặc thông báo cho client khi có chi phí phát sinh. Những chi phí phát sinh cần được sự đồng ý của client thì mới không làm phật lòng họ.

  • Client muốn được cung cấp những giải pháp client

Khách hàng muốn bạn giải quyết vấn đề của họ. Họ muốn ý tưởng lớn, sáng tạo tuyệt vời, chiến lược sáng tạo. Họ muốn từ bạn những gì họ đã không thể tự tìm ra. Bởi Client nghĩ rằng họ bỏ tiền thuê bạn thì bạn phải làm được những điều mà họ kì vọng.

Khi chiến dịch đang chạy không hiệu quả, họ cần những giải pháp mới để nhằm đạt được những mục tiêu đề ra lúc đầu. Bởi áp lực của Client rất lớn nên những áp lực đó sẽ được truyền cho Agency.

Chỉ khi tâm tư của Agency và Client tương thông thì khi đó cả 2 bên mới có được một phiên làm việc hiệu quả. Hãy thẳng thắn và hết mình với những công việc bạn đang làm, chắc chắn sẽ có nhiều kết quả tốt đẹp. Client dễ tính chỉ khi Agency làm được những việc kể trên và đặt mục tiêu của Client làm mục tiêu chung của cả hai.

Agency là gì?

1. Bạn hiểu gì về Agency?

Agency được hiểu là một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Marketing cho các doanh nghiệp, làm một Marketer của Agency, bạn sẽ là người tư vấn cho nhiều loại hình kinh doanh và đối tượng khách hàng khác nhau đồng thời làm mọi khâu trong suốt quá trình Marketing từ tìm hiểu đối tượng khách hàng đến xác định insight và hiểu hành vi của họ để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách khéo léo nhất.

Hiểu sản phẩm và thuyết phục người dùng sử dụng sản phẩm bằng sự sáng tạo ngôn từ kết hợp đánh vào hành vi, suy nghĩ hay mong muốn của người dùng để đẩy mạnh kinh doanh. Đối với một Marketer tại Agency điều quan trọng nhất bạn cần làm đó là đặt mình vào người dùng, nghĩ như người dùng và mong muốn như người dùng. Đó là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn có thể “thâu tóm” tâm lý và thuận lợi đưa sản phẩm vào tháp nhu cầu của người tiêu dùng.

client

2. Sự khác biệt giữa Agency và client

Client là một môi trường mà ở đó Marketer sẽ là người tham gia tất cả các khâu từ ý tưởng phát triển sản phẩm đến làm thế nào để đưa nó đến tay người tiêu dùng, trực tiếp lên kế hoạch và triển khai từ quảng cáo đến truyền thông cũng như những đối tác liên quan để phát triển sản phẩm và thực hiện quy trình Marketing một cách tốt nhất.

Đi kèm với việc có thể làm chủ toàn bộ quy trình, làm theo ý tưởng của mình thì Marketer cho Client là người phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho các mục tiêu đã đưa ra cũng như là người theo sát với mọi quá trình kể cả với các đối tác. Đối với nhiều doanh nghiệp, Client là một bộ phận vô cùng quan trọng để có thể đưa sản phẩm ra thị trường cũng như định hướng và quyết định một phần không hề nhỏ đến hiệu suất kinh doanh.

Ngược lại, Agency lại là một môi trường khá “mở” khi các Marketer được tiếp xúc với khá nhiều khách hàng cũng như lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể dành sự tập trung tuyệt đối vào chuyên môn của mình cũng như đơn hàng mà mình nhận được, đưa ra tư vấn và gợi ý cho khách hàng. Tuy nhiên, đây cũng chính là một mặt trái khi làm Marketing tại một Agency, bạn chỉ có thể là người tư vấn và khách hàng mới là người quyết định và đây cũng là một trong những áp lực mà Agency gặp phải.

Các vị trí Marketing tại Client

Các vị trí trong ngành Marketing tại client là công việc được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Với các ngành hàng, công ty khác nhau, mỗi vị trí marketing tại client có vai trò, chức năng riêng.

client

1. Brand Manager client

Brand Manager là vị trí ước mơ của hầu hết những bạn trẻ yêu thích làm Marketing và định vị thương hiệu. Nhưng khác với giấc mơ “tiêu tiền tỷ”, tung “TVC hàng trăm ngàn đô”, công việc của Brand Manager phức tạp và áp lực nhiều hơn thế. Brand Manager như một “người mẹ”, chịu trách nhiệm từ A đến Z về nhãn hàng.

Phân tích báo cáo nghiên cứu thị trường, phỏng vấn tìm ra insight, xây dựng kế hoạch chiến lược từng giai đoạn, làm việc với agency và các phòng ban, thu thập ý kiến khách hàng, lên ý tưởng cải tiến sản phẩm,…Từ những việc nhỏ nhất, Brand Manager luôn phải theo sát và quản lý  tổng thể hiệu quả công việc, đảm bảo đạt được KPIs .

Vị trí Brand Manager yêu cầu cá nhân phải có tư duy phân tích dữ liệu, nền tảng kiến thức chuyên môn sâu rộng, đặc biệt là những kinh nghiệm “chinh chiến” thực tế, hiểu về thị trường, hiểu về nhãn hàng mình đang quản lý. Chính vì vậy, tại các tập đoàn FMCG lớn như P&G, Unilever, Nestles,…  Brand Manager thường được “đào tạo” từ các vị trí Brand Officer, Assistant Brand Manager.

2. Trade Marketing Manager client

Không giống như Brand Manager, Trade Marketing Manager sẽ chịu trách nhiệm về ngành hàng, thay vì chỉ một nhãn hàng. Nhiệm vụ của Trade Marketing Manager là lên ý tưởng, xây dựng và triển khai các kế hoạch thúc đẩy bán hàng, trưng bày sản phẩm, kích hoạt thương hiệu, khuyến mãi, dành giật từng vị trí “đắc địa”,…  nhằm “chiến thắng” tại điểm bán.

Trade Marketing Team phải liên kết chặt chẽ với Brand Team để hiện thực hóa, và truyền tải hình ảnh thương hiệu nhất quán. Nếu Brand Manager có vai trò gia tăng thị phần, thì Trade Marketing Manager chịu trách nhiệm trực tiếp về doanh số bán hàng. Nhân sự phòng Trade Marketing được phân chia phụ trách theo từng mảng như: Modern Trade, General Trade,…với các công việc chi tiết hơn, và tiếp xúc nhiều với khách hàng hơn.

Lộ trình thăng tiến của các Trade Marketing Manager thường bắt đầu từ vị trí Sales, và có thể tiến xa hơn đến Trade Marketing Director, hoặc Commercial Manager/Director. Tùy theo từng vị trí, mà khả năng quản lý, bao quát dự án yêu cầu ngày càng cao; kiến thức chuyên môn cũng sâu rộng, và đa dạng hơn.

3. Market Research & Analytics Manager

Các client không chỉ sử dụng những dữ liệu nghiên cứu thị trường từ agency, mà có hẳn một phòng ban làm công việc Research riêng, nhằm phục vụ nghiên cứu, tích lũy các data nội bộ, dùng cho các quyết định trung và ngắn hạn của Brand và Trade Team. Tùy từng công ty, mà bộ phận này sẽ có tên khác nhau như: Consumer & Market Insight, Business Intelligence, Business Analytics…

Công việc của một Consumer Market Insight Manager nói chung là phân tích các dữ liệu để đề xuất ra những insight hữu ích, xây dựng và thực hiện các dự án nghiên cứu thị trường, tổng hợp thành các data, đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch. Họ là những “anh hùng thầm lặng” đằng sau thành công của các nhãn hàng, những chiến dịch truyền thông “bùng nổ”. Bước tiến xa hơn cho vị trí này là trở thành Research Director phụ trách chung công việc mảng Research.

4. Media Manager

Media Manager (MM) là gương mặt vừa lạ vừa quen với các bạn trẻ tìm hiểu về Marketing. Đây chính là bộ phận chịu trách nhiệm về công tác truyền thông thương hiệu. Công việc của MM là làm việc các agency truyền thông, tham gia tư vấn về chiến lược digital, content…. cho Brand Team. MM phải kết nối chặt chẽ với Brand Team và các Communication Agency để thực thi những chiến dịch truyền thông đồng bộ, thống nhất trên các “mặt trận”.

5. Assistant Manager

Nếu Manager các bộ phận là những cây lớn, thì Assistant Manager là những cây nhỏ đang lớn dần lên. Một số vị trí Assistant nổi bật như: Assistant Brand Manager, Assistant Trade Marketing Manager, Assistant Media Manager,…

Các Assistant Manager như “cánh tay phải”, với vai trò hỗ trợ đắc lực cho Manager trong xây dựng các kế hoạch chiến lược, và thực thi chiến dịch cụ thể, đề xuất ý tưởng, quản lý ngân sách từng dự án. Đây được coi như giai đoạn “học việc” để các Assistant làm quen với công việc của Manager, cũng như tích lũy kinh nghiệm “thực chiến”,  mở rộng kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực quản lý cần thiết, chuẩn bị cho các bước tiến xa hơn trong sự nghiệp.

6. Các Executive

Những bản kế hoạch thực thi dài hàng chục slides, những chiến lược triển khai từ tổng thể đến cụ thể, những ý tưởng cần hiện thực hóa, những KPI cần đo lường, phân tích, tất cả là công việc của vị trí Executive. Executive có nhiệm vụ thực thi, và đưa bản kế hoạch vào thực tế, với những công việc chi tiết, trong tổng thể định hướng từ các Manager. Công việc này là cơ hội quý báu để các Executive tích lũy kinh nghiệm chuyên môn, và nâng cao kiến thức nền tảng cho bản thân để thăng tiến lên vị trí Assistant Manager.

7. Các Interns – Thực tập sinh

Vị trí Interns tại các tập đoàn đa quốc gia là cơ hội tiềm năng để các bạn trẻ yêu thích Marketing thử sức, áp dụng kiến thức vào thực tế, và trải nghiệm “thật” Marketing thực chiến.

Interns sẽ tham gia trực tiếp vào công việc các phòng ban theo các dự án riêng biệt, hỗ trợ cho  Assistant Manager trong thực thi các chiến lược cụ thể như: các công việc hành chính giấy tờ, hỗ trợ sự kiện, …  Đây là cơ hội để các interns tiếp xúc, tham gia vận hành “bộ máy marketing” phức tạp tại clients. Qua quá trình này, các Interns không chỉ nâng cao và tích lũy thêm nhiều kiến thức, kỹ năng quý báu, mà còn có cái nhìn toàn cảnh về marketing tại các công ty đa quốc gia, xây dựng định hướng phù hợp cho mình.

Trở thành một Client “TỐT” có khó không?

1. Hiểu rõ được những gì mà bạn muốn

Trong những môi trường làm việc như Agency, việc gặp phải những khách hàng chỉ có những ý tưởng mơ hồ, thiếu cơ sở rất thường hay gặp và xảy ra. Điều này làm khó cho các bộ phận làm marketing rất nhiều, họ sẽ không hình dung được mục đích cũng như những “chất liệu” để làm nên một chiến dịch đúng y hệt như ý tưởng của client, và thường chính vì những idea mơ hồ này, phía agency cũng gặp khó khăn rất nhiều trong việc hoàn thành deadline đúng hạn cũng như trau chuốt cho sản phẩm một cách hoàn hảo nhất theo ý client.

Giải pháp: Hiểu rõ đươc những gì bạn muốn là một điều khá rõ ràng mà bạn phải thay đổi khi đứng trên vai trò là một client, hãy liệt kê ra những gì bạn muốn theo ý tưởng của bạn một cách cụ thể và dễ hiểu, không cần quá hàn lâm.

client

2. Quan tâm đến những gì bạn “bỏ tiền ra” và theo dõi

Khi làm việc với các bên Agency, mọi thứ không bao giờ đơn giản như bạn luôn nghĩ rằng “tiền trao thì cháo múc”. Bạn bỏ tiền ra để mua một dịch vụ Marketing chẳng hạn, thì những gì bạn nhận lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng của bạn. Vậy nên hãy tập tham gia để kiểm tra và theo dõi tiến độ của công việc khi làm việc với agency. Hãy hỏi chính xác thông tin về những gì bạn đang và sẽ nhận được: họ đang làm việc thế nào, bao lâu sẽ hoàn thành,…

Tuy nhiên hãy nên giữ mọi thứ ở mức độ chừng mực, sẽ chẳng một ai cảm thấy dễ chịu khi suốt ngày bị “làm phiền” bởi những câu hỏi quá chăng là chi tiết. Bạn nên chú ý điều này nhé.

3. Tiếp nhận lời khuyên, tư vấn

Nếu đã tìm đến những nơi chuyên nghiệp như các agency thì việc tiếp nhận cũng như tự chủ động tìm kiếm lời khuyên là điều bạn thật sự nên làm. Khi bạn làm “khách hàng” người ta sẽ xem bạn như “thượng đế”, nên thay vì làm khó, yêu cầu họ phải “sửa lại vì không đúng ý”, “ sửa lại vì nhìn không đặc sắc”,… hãy cố gắng tìm những cách khác, hợp tác hơn, thiện chí hơn.

Đôi khi chính vì những lời khuyên đó, họ cũng sẽ cảm thấy được có thêm động lực thúc đẩy khi làm việc vì hai bên tôn trọng lẫn nhau, và cũng sẽ thật tuyệt vời khi nhận đười lời khuyên, góp ý, tư vấn của những người đã chuyên làm những việc mà bạn đang cần. Vậy nên hãy thiện chí một chút nhé các client ơi!

4. Đừng quá thiếu thực tế

Có thể hoàn toàn đồng ý với ý kiến của mỗi người rằng: Mỗi chúng ta đều có những ý tưởng riêng cũng như những mục tiêu riêng trong công việc. Tuy nhiên đừng để mọi thứ trở nên quá phi thực tế, bạn không thể yêu cầu bên Agency tạo nên một chiến dịch quảng bá sản phẩm thành công với một cái deadline quá ngắn, hay một bên làm đồ hoạ cũng không thể tạo ra được ngay cho bạn một sản phẩm đẹp đến mức viral chỉ trong 2 ngày.

Thường những mong đợi thiếu thực tế này sẽ liên quan đến thời gian là nhiều, áp lực của bạn đôi khi có thể lại trở thành áp lực của người khác nếu bạn luôn có những yêu cầu như thế. Với những trường hợp bất khả kháng, bạn hoàn toàn có thể thương lượng giữa hai bên với nhau để tìm ra một phương án cũng như deadline hợp lý nhất.

5. Điều quan trọng nhất: đừng quên thanh toán

Đây là điều chắc chắn mà bạn không bao giờ được quên nếu muốn thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp. Một khi bạn đã yêu cầu bên Agency chuẩn chỉnh deadline, thì cũng hãy tôn trọng thời gian của họ nhé!

Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!

SEMTEK Co,.LTD

🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285

Tìm kiếm liên quan:

  • sửa client là gì
  • client là gì trong lol
  • client là gì mạng máy tính
  • client game là gì
  • client là gì trong it
  • client server
  • brief là gì
  • client lol

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *