Không thể phủ nhận sự thành công của các doanh nghiệp đều có “bóng dáng” của các chiến lược marketing. Đằng sau sự tăng trưởng của doanh nghiệp thông qua những chiến dịch marketing đó là cả quá trình điều hành công việc, là trí tuệ rất lớn của một người, một vị trí gọi là CMO. Vậy CMO là gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để cùng rõ hơn về CMO mà có thể bạn chưa biết!
CMO là gì?
CMO là viết tắt của cụm từ “Chief Marketing Officer” hay còn được gọi là Giám đốc Marketing, là chức vụ quản lý cấp cao trong một công ty, chịu trách nhiệm về Marketing và báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành (CEO). Hiện nay, chức danh này được đánh giá rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp hiện đại.
Vai trò và trách nhiệm của các CMO thể hiện qua việc phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối, quan hệ công chúng, quản trị bán hàng… Giám đốc Marketing – CMO là chức danh thực hiện quản trị mọi hoạt động quảng bá doanh nghiệp, hỗ trợ kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động thương mại như:
– Hoạch định chiến lược, kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện hoạt động Marketing của công ty.
– Tổ chức thực hiện các hoạt động và chương trình nghiên cứu thị trường.
– Xây dựng các công cụ đo lường hiệu quả hoạt động Marketing.
– Tham mưu cho, ban Giám đốc về truyền thông, nhận diện và phát triển thương hiệu.
– Thiết lập và duy trì quan hệ với các đối tác, cơ quan truyền thông, các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan phục vụ cho hoạt động marketing của công ty.
– Huấn luyện và đào tạo nhân viên phòng marketing thuộc phạm vi phụ trách.
Những vai trò cao cả đặt trên vai một CMO là gì?
Xây dựng và khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp
Quản trị và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp là cam kết và trách nhiệm của một CMO. Một thương hiệu mạnh sẽ góp phần lôi cuốn người tiêu dùng và làm tăng lòng trung thành của họ, tạo dựng tài sản thương hiệu cho công ty. Bởi, thương hiệu là cái chúng ta không thể sờ hay cảm thấy nó nhưng bạn phải chắc rằng bạn có thể thấy nó trên bảng báo cáo tài chính. Đó là tài sản khổng lồ có thể gọi là “Sự tín nhiệm”, là sự cảm nhận của khách hàng về thương hiệu của công ty.
Chúng ta phải bảo vệ tài sản vô hình được gọi là “thương hiệu” với sự quan tâm thích đáng. Trong kinh doanh điều đó được gọi là đo lường tài sản thương hiệu. Thương hiệu của chúng ta đã và đang được đánh giá như một tài sản, thương hiệu mạnh sẽ làm cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán cao hơn, đồng thời tạo được sự trung thành của khách hàng.
Nắm bắt các xu hướng Marketing mới
Có hàng trăm xu hướng kinh doanh cùng tồn tại ở một thời điểm nhưng chỉ có vài xu hướng liên quan, có sức hút với doanh nghiệp của bạn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư những khoản chi phí lớn cho những xu hướng mới vừa xuất hiện. Bởi, lựa chọn đúng xu hướng có thể mở ra một thị trường cũng như mở rộng tệp khách hàng hoàn toàn mới. Tuy nhiên, không phải tất cả xu hướng đều có “tuổi thọ” lâu dài. Với một CMO, việc liên tục cập nhật và nắm bắt những xu hướng marketing mới là “đòn bẩy” đưa doanh nghiệp của bạn đi xa hơn.
Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Đánh giá hiệu quả Marketing là cách mà doanh nghiệp đo lường các mục tiêu marketing của mình dựa trên các con số cụ thể như: tăng doanh số, doanh thu bán hàng. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả các chiến dịch Marketing cần được CMO xây dựng một cách chi tiết, rõ ràng trước khi các doanh nghiệp bắt đầu chiến dịch Marketing sao cho chiến dịch đem lại hiệu quả thành công nhất.
Một quy trình tốt sẽ kết nối các hoạt động của công ty, kinh nghiệm của mọi người qua đó cũng được sử dụng và hỗ trợ. Đó là điều mà CMO nào cũng mong muốn đạt được. Nhưng để đạt được điều này, CMO cũng cần đạt được sự ủng hộ và góp sức của các giám đốc cấp cao cũng như các chuyên gia điều hành trong mọi bộ phận của công ty.
Khả năng tạo dựng môi trường, văn hóa hợp tác
CMO không nên làm việc một cách tách biệt với tập thể. Với tư cách người đứng đầu phòng/nhóm. Họ cần có hoặc phát triển khả năng lãnh đạo. Tìm kiếm những tài năng và phát triển những nhân tài để họ phát huy những tiềm năng của mình là một trong số đó. Ngoài ra, việc tạo dựng một văn hóa hợp tác, nơi mà mọi người đều được lắng nghe, đều có tiếng nói cũng hết sức quan trọng. Một CMO giỏi sẽ biết cách áp dụng những nguyên tắc vào công việc thường ngày để khơi nguồn cho những ý tưởng mới trong hoạt động marketing.
Thông qua các hoạt động nội bộ, các vấn đề có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ mới, đồng thời cũng dẫn đến những giải pháp hiệu quả không ngờ kích thích những ý tưởng, những vấn đề, xóa tan khoảng cách của những vách ngăn bàn làm việc đang bị gò bó.
CMO là người sẵn sàng đứng trên cương vị của khách hàng để thấu hiểu
Công việc của người làm Marketing không phải là bán sản phẩm hay dịch vụ. Thay vào đó người trưởng phòng Marketing chăm sóc cho tài sản lớn nhất của công ty – trải nghiệm của khách hàng. Giống như giám đốc tài chính theo dõi lợi nhuận dòng, giám đốc bảo mật bảo vệ tài sản của công ty thì nhiệm vụ của CMO là bảo vệ và cải thiện những trải nghiệm của khách hàng. Điều này đòi hỏi một tầm nhìn xa, sự hiểu biết căn bản về “Design Thinking” và sẵn sàng đứng lên đại diện cho khách hàng trên cương vị là ban lãnh đạo của công ty.
Mô tả công việc cụ thể của một CMO
Là người đứng đầu một mảng lớn trong một doanh nghiệp, CMO có rất nhiều công việc mỗi ngày. Trong đó, có thể kể đến lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động marketing; tham mưu cho giám đốc công ty; quản lý, điều hành nhân viên cấp dưới, …
1. Công việc của giám đốc marketing: lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động marketing
- Lên kế hoạch, đề ra giải pháp và tổ chức thực hiện hoạt động marketing của doanh nghiệp.
- Điều hành và thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, hàng vi của khách hàng. Từ đó, xây dựng các công cụ đo lường hiệu quả cho hoạt động tiếp thị.
- Xây dựng và đề xuất ngân sách cho hoạt động marketing của doanh nghiệp, trình giám đốc duyệt. Thực hiện, điều hành việc thực hiện ngân sách theo đúng kế hoạch.
2. Chức năng của giám đốc marketing: tham mưu cho CEO
- Tham mưu cho giám đốc, ban giám đốc về các kế hoạch, chiến lược truyền thông. Phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
- Đề xuất các kế hoạch về nhân sự, hoạt động với giám đốc. Thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Báo cáo định kì với Giám đốc công ty về tình hình thực hiện công việc trong khu vực quản lý của mình.
3. Phối hợp với các phòng ban khác
Phối hợp với các phòng ban khác: phòng kinh doanh, phòng sản xuất, xây dựng các chiến lược, kế hoạch, chính sách ưu đãi cho khách hàng, đối tác, đặc biệt là những khách hàng lớn, đối tác quan trọng. Đảm bảo lợi ích tối đa cho công ty trong khi vẫn chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất.
4. Công việc của CMO là gì: xây dựng và thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng
Thực hiện việc chăm sóc khách hàng hậu mãi, giữ mối quan hệ tốt với cả khách hàng cũ và khách hàng tương lai của công ty. Xây dựng hệ thống khách hàng quen, khách hàng thân thiết.
Đón nhận, tổng hợp các thông tin, ý kiến đánh giá của khách hàng về công ty và các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Chuyển những ý kiến, đánh giá này đến các bộ phận tương ứng để có những giải pháp kịp thời.
5. Nhiệm vụ của CMO: thiết lập mối quan hệ với đối tác
Thiết lập và duy trì quan hệ với các đối tác, cơ quan, các nhà cung cấp các dịch vụ liên quan đến truyền thông, marketing của công ty: báo chí, các công ty tổ chức sự kiện, …
Tuyển, hướng dẫn, điều hành và giám sát nhân viên cấp dưới (nhân viên làm việc trong phòng marketing).
CMO & CIO: Ai là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật số?
Năm 2019, theo dự đoán của Cisco, có khoảng 3,9 tỉ người dùng internet toàn cầu, tương đương một nửa dân số thế giới. Vì vậy, kỹ thuật số là một phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị của công ty.
Các CMO và CIO là người chịu trách nhiệm thúc đẩy sự chuyển đổi kỹ thuật số trong một tổ chức (Giám đốc công nghệ, tiếng Anh: Chief Information Officer – CIO)
Trước đây, CIO chịu trách nhiệm đánh giá và thực hiện các giải pháp công nghệ, CMO dẫn đầu các sáng kiến tiếp thị thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số. Tuy nhiên, sực phổ biến của kỹ thuật số đã khiến vai trò của CIO và CMO cần được kết nối với nhau hơn là làm việc độc lập để đạt được kết quả kinh doanh tích cực hơn.
Các lĩnh vực chính của đầu tư kinh doanh trong thời đại kỹ thuật số
1. CMR
Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management – CRM) cho phép các công ty quản lý và phân tích các tương tác và dữ liệu của khách hàng trong suốt vòng đời của khách hàng, với mục đích cải thiện mối quan hệ với khách hàng, khuyến khích lòng trung thành của khách hàng và cuối cùng là thúc đẩy doanh số.
2. Databases
Dữ liệu (Databases) đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết và đến năm 2020, khoảng 1,7 megabyte thông tin mới sẽ được tạo ra mỗi giây cho mỗi con người trên trái đất.
Cơ sở dữ liệu rất quan trọng để xử lý lượng thông tin khổng lồ này, những hiểu biết chính là chìa khóa cho các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số.
Nếu một cơ sở dữ liệu được phát triển theo kiểu hiệu quả, vượt trội về công nghệ, việc sử dụng tất cả dữ liệu có sẵn để thu hút khách hàng và tăng doanh thu sẽ dễ dàng hơn nhiều.
3. Marketing automation
Tự động hóa tiếp thị (Marketing automation) là một trong những cách để tiếp cận khách hàng mới và chia sẻ thông điệp thương hiệu, thông tin sản phẩm và tin tức công ty. Số lượng các tổ chức B2B sử dụng tự động hóa tiếp thị so với năm 2011 đã tăng hơn 10 lần.
4. Digital marketing
Tiếp thị kỹ thuật số (Digital marketing) là việc sử dụng các công nghệ số để tiếp cận và giữ chân khách hàng. Các công ty sẽ cần đầu tư thời gian và tiền bạc để thực hiện các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả để đem lại thành công cho công ty.
5. Analytics marketing
Phân tích (Analytics) là thực hành đo lường, quản lý và phân tích hiệu suất tiếp thị để tối đa hóa hiệu quả và tối ưu hóa lợi tức đầu tư (ROI). Hiểu các phân tích tiếp thị cho phép các nhà tiếp thị hiệu quả hơn trong công việc của họ.
Trong thế giới kinh doanh hiện đại, không có chỗ cho khoảng cách giữa tiếp thị và CNTT. Do đó, các nhà tiếp thị và nhân viên kỹ thuật phải chung tay để đưa ra kết quả – và trong vài năm tới, mối quan hệ giữa CMO và CIO sẽ gần như không thể phân biệt vai trò.
Mức lương của CMO
Giám đốc marketing là một trong những vị trí có mức lương cao nhất hiện nay. mức lương thấp nhất của một CMO là từ 10 triệu một tháng. Tuy nhiên đa số mức lương sẽ dao động từ khoảng 25 – 30 triệu hoặc cao hơn từ 40 -50 triệu một tháng. Một số giám đốc marketing tại các công ty và tập đoàn lớn có thể nhận lương đến 100 – 120 triệu/ tháng. Ngoài mức lương cứng, giám đốc marketing còn có thêm khoản thu nhập khác nhiều nhất là tiền thưởng và tiền phụ cấp.
Yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng đối với vị trí giám đốc marketing CMO
Tuỳ vào quy mô, sản phẩm/ dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng với vị trí CMO. Nhìn chung, các ứng viên giám đốc marketing sẽ đáp ứng các yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm như:
- Có bằng cử nhân trở lên ở các chuyên ngành marketing, quản trị kinh doanh, truyền thông,..
- Kinh nghiệm làm việc từng làm trưởng nhóm, trưởng phòng marketing.
- Kinh nghiệm phụ trách các chiến dịch marketing tổng thể
- Có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả và khả năng đa nhiệm
- Có thể viết quảng cáo
- Khả năng dự toán và quản lý ngân sách cho dự án marketing
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực digital marketing
- Thành thạo các phần mềm phân tích, thống kê
- Cập nhật xu hướng marketing mới nhất
- Có khả năng lãnh đạo, hướng dẫn và ra quyết định.
Các tìm kiếm liên quan:
- cco là gì
- cio là gì
- cto là gì
- các chức danh trong công ty
- giám đốc đối ngoại tiếng anh là gì
- cso là gì
- ceo
- cpo là gì
Nội dung liên quan:
- Các bài học từ Sói già Phố Wall giúp bạn thay đổi tư duy
- Hướng dẫn cách sử dụng luật hấp dẫn không phải ai cũng biết
- Các bài học từ Sói già Phố Wall giúp bạn thay đổi tư duy