Bạn đã có website, nó đang hoạt động bình thường. Bạn nghĩ có nên kiểm tra độ uy tín của web, tốc độ tải trang và SEO của website hay không? Đôi khi, bạn hài lòng với hiện trạng trang web. Nhưng chắc chắn, khi kiểm tra sẽ nhận được một số vấn đề cần cải thiện nếu muốn website tối ưu hơn nữa. Vậy những công cụ kiểm tra Website là gì?
Công cụ kiểm tra Website toàn diện
Có nhiều cách kiểm tra website, dưới đây SEMTEK sẽ gợi ý cho bạn top những công cụ kiểm tra website nhanh chóng nhất. Và hơn nữa, công cụ cũng nêu rõ vấn đề và hướng xử lý.
SEMrush
SEMrush là công cụ được các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như SEO, Content, Ads sử dụng để phân tích dữ liệu, đánh giá toàn diện các chỉ số của website.
Thông qua tính năng Site audit trên SEMrush, bạn sẽ dễ dàng kiểm tra được các thông tin website một cách nhanh chóng như: Erros (các lỗi), Warnings (các cảnh báo), Notices (thông báo).
Ngoài ra SEMrush còn cập nhật thêm các tính năng quan trọng khác như: Site Performance (hiệu suất trang web), Internal Linking (liên kết nội bộ), Crawlability (khả năng thu thập dữ liệu) và HTTPS.
Điểm chất lượng tổng quan trên toàn bộ website của bạn được thể hiện qua chỉ số Site Health. Chỉ số ngày càng cao chứng tỏ website của bạn càng tốt.
Bạn có thể đăng ký sử dụng SEMrush miễn phí 14 ngày tại:
Công cụ kiểm tra website toàn diện WP Checkup
Công cụ kiểm tra website được giới thiệu ở đây là WP Checkup. Bắt đầu kiểm tra trang web bằng cách truy cập vào trang, nhập tên miền website và nhấn Free Scan.
Bạn sẽ nhận được các chỉ số thông tin tổng quan về SEO, tính bảo mật và tốc độ load trang.
WP Checkup sẽ hiển thị 3 mối quan tâm lớn là:
- Nice work (màu xanh lá): Đã tốt.
- Take a look (màu vàng): Cần xem xét lại.
- Eeep! Serious! (màu đỏ): Nghiêm trọng, cần xử lý nhanh.
Lần lượt kéo xuống dưới, mỗi tag: Tốc độ load trang – SEO – Bảo mật sẽ hiển thị những mối quan tâm để bạn có cái nhìn tổng quan.
Tiếp đến, hãy đọc kỹ những chỉ số thông tin được đánh dấu màu vàng và màu đỏ để hiểu bản chất vấn đề và tìm cách xử lý. Cũng đừng quên bỏ qua những thông tin đánh dấu màu xanh. Vì nó khích lệ bạn làm việc tốt hơn.
Đây là giao diện của công cụ kiểm tra website WP Checkup nhé, khá dễ để thao tác và theo dõi thông tin
WP Checkup có thể hiển thị một số chỉ số thông tin không chính xác tuyệt đối. Bạn có thể linh động chứ không cần nhất định phải làm theo. Nhưng cơ bản, nó giúp doanh nghiệp tổng quan được thông tin của trang. Dựa vào đó, bạn dễ dàng và nhanh chóng tìm được cách tối ưu SEO, bảo mật, tốc độ load website của mình.
Cách kiểm tra trang web chuẩn SEO bằng SEOquake
SEOquake là một tiện ích kiểm tra độ uy tín của web, thông tin website, phân tích toàn diện các yếu tố trên trang,… được tích hợp sẵn trên các trình duyệt. Để sử dụng SEOquake kiểm tra trang web bạn làm theo hướng dẫn sau từ GOBRANDING.
Trước tiên hãy truy cập vào cửa hàng Google Chrome để cài đặt đặt tiện ích này nhé. Bạn hãy truy cập vào địa chỉ của công cụ kiểm tra website SEOquake.
Kết quả trình duyệt hiển thị biểu tượng SEOquake như bên dưới là bạn đã cài đặt thành công.
Tiếp theo, để kiểm tra các thông tin website bạn làm như sau:
- Truy cập vào địa chỉ website cần kiểm tra.
- Nhấn phải chuột => chọn SEOquake => chọn Diagnosis.
Kết quả kiểm tra website xuất hiện như ảnh bên dưới, ở đây có 3 thông tin bạn cần chú ý:
- Kết quả hiển thị dấu tick xanh lá: yếu tố này đã được tối ưu tốt.
- Kết quả hiển thị biểu tượng loa xanh dương: yếu tố đã được tối ưu nhưng cần cải thiện để tốt hơn.
- Kết quả hiển thị dấu cảnh báo màu đỏ: cần tối ưu lại ngay các yếu tố này.
Để biết những lỗi nào cần khắc phục, bạn nhấn vào “Tips” ở bên phải để được gợi ý tối ưu.
Công cụ kiểm tra website SEOptimer
SEOptimer là công cụ dùng để đánh giá toàn diện các yếu tố trên website như: SEO, khả năng hiển thị trên thiết bị di động, hiệu suất, tình trạng trên mạng xã hội, bảo mật (kiểm tra trang web an toàn). Để kiểm tra được các yếu tố này, bạn thực hiện các bước cực kỳ đơn giản sau đây:
- Truy cập vào địa chỉ website của SEOptimer là:
- Dán địa chỉ website cần kiểm tra vào và nhấn “Audit”.
- Đợi khoảng 1 phút, bạn sẽ nhận được kết quả phân tích đầy đủ các yếu tố trên website theo thang điểm giảm dần từ A, B, C,D, F như ảnh bên dưới. Để xem phân tích chi tiết từng yếu tố, bạn kéo xuống dưới từng phần để xem kết quả.
GTmetrix Website Speed And Performance Optimization
GTmetrix là một trong những công cụ kiểm tra tốc độ yêu thích của tôi. Nó giúp phân tích chuyên sâu về các website và gợi ý làm thế nào để chúng nhanh hơn.
Truy cập: và nhập URL website của bạn. Sau đó click vào nút “Go“. Nó sẽ mất vài giây để hoàn tất việc kiểm tra website.
Hầu hết các thông tin liên quan đến SEO trên website đều được SEOquake phân tích và báo cáo một cách chi tiết. Nhờ vậy, chủ website có thể bao quát được tình trạng hiện tại của website như thế nào để tối ưu lại phù hợp hơn.
Sau khi kết thúc công việc, bạn có thể xem kết quả thử nghiệm cùng với các đề xuất giúp tối ưu hóa website để đạt hiệu suất tốt hơn.
Page Speed Grade là điểm tốc độ load. YSlow là phương châm hoặc phương pháp tăng tốc độ website của Yahoo. GTmetrix tận dụng nó và đề xuất các phương pháp giúp tăng tốc độ website của bạn.
Tab Timeline hiển thị thời gian tải của các tập tin. Nếu bạn đã từng kiểm tra tốc độ website trước đó thì bạn có thể tìm thấy chúng trong tab History.
Công cụ kiểm tra Website – Pingdom Website Speed Test
Đây là một công cụ tốt để kiểm tra tốc độ và hiệu suất website. Có một số tính năng bổ sung mà bạn sẽ không tìm thấy trong Google PageSpeed Insights.
Truy cập: . Nhập URL blog/ website của bạn. Click vào nút Settings bên dưới để chọn các thiết lập bổ sung. Cuối cùng, click vào nút Test Now.
Quá trình test bắt đầu và bạn sẽ thấy thông báo này – “Hang on, starting test…“. Sau đó, bạn có thể theo dõi diễn biến của quá trình test.
Giống như PageSpeed Insights, Pingdom cung cấp cho bạn một số điểm. Tôi chỉ nhận được 69 trong tổng số 100. Có lẽ do hosting mà tôi đang dùng có server đặt tại Việt Nam nên tốc độ load tại Mỹ hơi chậm. Chúng cũng hiển thị kích thước website và số lượng yêu cầu (request) gửi đến máy chủ.
Ngay bên dưới là phần nhận xét tổng thể. Blog của tôi nhanh hơn 54% so với tất cả các blog/ website đã thử nghiệm. Bạn cũng sẽ thấy bốn tab – Waterfall, Performance Grade, Page Analysis và History.
- Waterfall – hiển thị kích thước của các tập tin trên website và thời gian tải của chúng.
- Performance Grade – liệt kê các yếu tố được phân tích có ảnh hưởng đến hiệu suất của website.
- Page Analysis – cho thấy lỗi máy chủ, chuyển hướng hoặc lỗi kết nối dữ liệu.
- History – nếu bạn đã kiểm tra tốc độ website bằng công cụ này trước đây, nó sẽ hiển thị lịch sử dưới dạng biểu đồ.
Lưu ý: Bạn sẽ không thể nhìn thấy tất cả các tùy chọn và thống kê nếu bạn thực hiện một private test.
Google PageSpeed Insights
Đây là một công cụ kiểm tra hiệu suất website từ các nhà phát triển của Google. Công cụ kiểm tra Website này sẽ hiển thị trạng thái, hiệu suất hoạt động của blog/ website và hướng dẫn cho bạn cách để cải thiện nó.
Truy cập: . Nhập URL blog/ website của bạn và click vào nút “Phân tích“.
Bây giờ bạn sẽ thấy thông báo này trên màn hình – “Đang phân tích“. Nó sẽ mất vài giây để phân tích blog/website của bạn.
Google sẽ cung cấp một số điểm tổng thể về hiệu suất website của bạn. Tôi đã nhận được 80 trong tổng số 100 điểm, một số điểm ở mức trung bình. Ngay bên dưới là những đề xuất khắc phục từ PageSpeed Insights, gồm những việc bạn cần phải làm để hiệu suất website tốt hơn. Bạn cũng có thể tìm thấy những tiêu chuẩn mà bạn đã đạt được.
SEMTEK Co,. LTD
VPS Server | WordPress Web design | SEO | Content Marketing | Email Server
Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 098 300 9285
Email: quang.nguyen@semtek.com.vn
Website: https://www.semtek.com.vn/
Tìm kiếm có liên quan
- Kiểm tra website
- Web speed test
- Google PageSpeed Insights
- Kiểm tra tốc độ website
- Test My site
- Đánh giá website của Google
- Test website
- GTmetrix
Nội dung liên quan:
- Đơn vị thiết kế trang web đẹp
- Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ load trang đáng tin cậy hiện nay
- SEMTEK – Dịch vụ SEO Website giá rẻ nhất, uy tín, chuyên nghiệp