Nhắc đến hiệu quả của việc kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh marketing, các doanh nghiệp không thể không nhắc tới conversion rate. Vậy conversion rate là gì và các cách giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website ra sao, hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu khái niệm Conversion Rate
Conversion rate là gì? Conversion rate (hay còn gọi là tỉ lệ chuyển đổi) là khái niệm không quá mới mẻ trong Marketing Online, .Tỉ lệ chuyển đổi được hiểu như khả năng chuyển đổi các yếu tố khách hàng tiềm năng bao gồm lượt truy cập trên website, lượt like trên các fanpage bán hàng… thành hành vi mua hàng, đăng kí nhận thông báo / thông tin về sản phẩm.
Hay nói đúng hơn, tỉ lệ chuyển đổi thể hiện hiệu quả của một chiến dịch tiếp thị bán hàng, sản phẩm thông qua các hành vi mà khách hàng thực hiện. Thông thường, tỉ lệ chuyển đổi thường được đo lường bằng công thức sau đây:
Tỉ lệ chuyển đổi = Số lượng chuyển đổi / Tổng khách truy cập
Với mỗi loại mục tiêu chuyển đổi (như mua hàng) bạn lại có một tỉ lệ chuyển đổi khác nhau. Chuyển đổi (conversion) ở đây được định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng… Đối với marketer, chuyển đổi có thể là hành động thanh toán sản phẩm, hành động đăng ký dịch vụ… Đối với người biên tập nội dung, chuyển đổi có thể là đăng ký thành viên, đăng ký nhận bản tin…
conversion rate là gìTại sao tỷ lệ chuyển đổi lại quan trọng?
Kinh nghiệm của SEMTEK Co,. LTD cho thấy việc theo dõi tỷ lệ chuyển đổi cho phép bạn biết được hiệu suất trang web hoặc ứng dụng mua bán của bạn, biết được tỷ lệ người dùng đã và đang cố hoàn thành xu hướng của họ cho phép bạn đánh giá mức độ thành công của trang web hoặc ứng dụng mua bán đồng thời xác định các lĩnh vực cũng như nhu cầu thị hiếu khách hàng cần phải cải thiện.
Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi cũng cho phép bạn kiếm được nhiều doanh thu hơn, nhiều hợp đồng hơn trong cùng một lượng lưu lượng khách hàng truy cập. Giả sử rằng, nếu bạn hiện đang chi tiêu 1.000 đô la một tháng vào quảng cáo zalo chỉ để mong muốn thu hút được 500 khách truy cập vào trang web hoặc ứng dụng của bạn, nếu bạn tăng gấp đôi tỷ lệ chuyển đổi thì bạn sẽ phải cần tăng gấp đôi giá trị cho việc chi tiêu quảng cáo.
Sau một thời gian kinh doanh, đảm bảo lợi ích nhận được vẫn tương tự như lúc ban đầu, bạn có thể giảm chi tiêu quảng cáo và đầu tư thêm doanh thu vào các chương trình quảng cáo mới.
Vì sao cần quan tâm Conversion rate trong hoạt động marketing?
Với câu này thì top 10 Google trả lời tương đối đa dạng, có bài còn trả lời không liên quan cho lắm tới câu hỏi. Với mình thì CR là một chỉ số quan trọng và cần thiết vì:
Căn cứ đánh giá hiệu quả các hoạt động liên quan tới chuyển đổi
Bạn triển khai 1 chiến dịch [hoạt động 1], kiểu gì thì kiểu, cuối cùng cũng sẽ đánh giá nó là Thành công hay Thất bại. Vậy dựa vào đâu ta biết thành công hay thất bại?
Đó là dựa vào các thang đo thành công được xác định trước khi thực hiện chiến dịch, và Conversion rate là 1 trong số đó.
Nếu chiến dịch được đánh giá là thất bại dựa trên chỉ số CR, nghĩa là việc tiếp theo bạn cần làm là tối ưu nó, một trong các giải pháp cho việc này là tiến hành thử nghiệm A/B [hoạt động 2].
Nếu chiến dịch được đánh giá là thành công. Thì sao? Thì tiếp tục tối ưu bằng thử nghiệm A/B, vì bản chất của việc tối ưu là liên tục làm tốt hơn cái hiện tại cho đến khi không tìm được ra cái nào tốt hơn nữa.
Thông thường tỷ lệ chuyển đổi được xác định dựa theo:
- Mong muốn chủ quan
- Kinh nghiệm của người triển khai chiến dịch (nếu có kinh nghiệm)
- Tỷ lệ chuẩn trong 1 ngành nào đó (nếu có tỷ lệ đó)
Một trong 5 yếu tố thúc đẩy tăng trưởng
Gần đây mình có biết thêm về mô hình 5WAYS – 5 lực thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp (nhất là startup). Các yếu tố này bao gồm:
- Số khách hàng tiềm năng
- Tỷ lệ chuyển đổi
- Số lượng giao dịch trung bình
- Doanh thu trung bình mỗi giao dịch
- Tỷ suất lợi nhuận
Các chỉ số này nhân nhau sẽ ra kết quả về lợi nhuận, nên giá trị của 1 yếu tố thay đổi chỉ cần 10%, cũng có thể dẫn đến thay đổi về lợi nhuận cuối cùng tăng lên đáng kể.
Tầm quan trọng trong Marketing của Conversion Rate là gì?
Mục đích chính của làm SEO chính là giúp website xếp thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Việc tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm mục đích sâu xa hơn, chính là thu hút nhiều khách hàng tiềm năng tăng lợi nhuận, và tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) chính là công cụ phản ánh hiệu quả của một trang Web khi tiếp cận được các khách hàng. Điều đó được phản ánh ở các khía cạnh sau:
Kết quả của chiến dịch Marketing – conversion rate là gì
Khi thực hiện SEO cho chiến dịch Marketing, tỷ lệ chuyển đổi chính là yếu tố xác định liệu trang web đó có đạt được hiệu quả hay không. Một Website có tỷ lệ chuyển đổi cao, tức là có nhiều hành động tương tác từ khách hàng như like, bình luận, chia sẻ, gọi điện tư vấn,… đến mua hàng tức là website đó đã tiếp cận được với khách hàng và cung cấp được những thông ti n hữu ích.
Khẳng định độ uy tín – conversion rate là gì
Khách hàng truy cập vào trang web nhưng để quyết định tương tác, mua hàng tại trang web đó không phải là điều dễ dàng.Website có tỷ lệ chuyển đổi – conversion rate cao tức là được nhiều khách hàng tin dùng, tăng độ uy tín của website.
Thu hút thêm nhiều lượt truy cập
Khi website có uy tín nhất định nhờ tỷ lệ chuyển đổi cao, có được uy tín nhất định không chỉ có các khách hàng thân quen mà còn thu hút được thêm nhiều lượt truy cập mới.
conversion rate là gìTăng doanh thu – conversion rate là gì
Khi tỷ lệ chuyển đổi cao tức là sẽ có thêm nhiều người tìm hiểu về website, sản phẩm mà trang web cung cấp, tăng số lượng khách mua hàng và tất nhiên doanh thu sẽ tăng lên không nhỏ.
Giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác – conversion rate là gì
Biết được tỷ lệ chuyển đổi của trang web sẽ giúp cho người quản trị website, những người làm SEO có thể phân tích, đánh giá về thị trường, khách hàng hướng đến, về chiến dịch SEO của mình từ đó đưa ra được các phương án phù hợp giúp website đạt hiệu quả cao, tăng khả năng thu lợi nhuận.
Vì sao traffic nhiều nhưng tỉ lệ chuyển đổi Conversion Rate lại thấp?
Một tình huống bên lĩnh vực giáo dục, chạy với mức ngân sách và thông điệp / chủ đề khác nhau (để xem cái nào hiệu quả), và bạn có thể đoán ra, traffic vào website nhiều nhưng rất ít khách hàng đăng ký. Cách giải quyết bài toán này như sau:
Nghiên cứu các nguyên nhân traffic vào nhiều mà ít chuyển đổi
– Chưa đủ dữ liệu để đưa ra kết luận là không hiệu quả, do đang chạy chiến dịch với ngân sách thấp, lượng tiếp cận không đủ
– Chạy sai đối tượng (nguyên nhân này được cho là phổ biến)
– Khách hàng mục tiêu ít quan tâm đến sản phẩm / công ty. Có thể bạn nhắm chọn đúng, có thể họ cũng đang có nhu cầu, nhưng thương hiệu / tên tuổi của doanh nghiệp bạn không nằm trong sự lựa chọn của họ, hoặc họ chưa tin tưởng
– Vào trang nhưng web tải quá lâu, chán nản bỏ đi – Khách truy cập vào trang bận đột xuất chuyện gì đó, nên sau đó quên luôn việc đăng ký
– Content chưa thu hút: chưa đủ “AIDA” để thuyết phục khách hàng hành động; chưa đúng insight (gãi đúng chỗ ngứa) hoặc tiếp cận sai giai đoạn trong vòng đời khách hàng (Customer Journey).
– Tâm lý khách hàng, sợ bị moi tiền khi tham dự hội thảo (trường hợp đăng ký để tham dự hội thảo)
conversion rate là gìGiải pháp cho việc traffic nhiều nhưng chuyển đổi không tốt
“Làm sao để tìm ra nguyên nhân và giải quyết nhanh nhất có thể, với thời gian cũng như công sức bỏ ra ít nhất?” Vì thế giải pháp của mình là phân tích website bằng 2 loại công cụ sau:
Công cụ đầu tiên là phân tích traffic
– Phải thấy được khách họ vào trang bao lâu, tỷ lệ thoát trang bao nhiêu, tải trang trên di động có chậm quá không, cùng 1 số phân tích khác liên quan tới thiết bị, nhân khẩu học, trình duyệt… Cách này thường dùng Google Analytics. – Thông thường phân tích này chỉ ở dạng chẩn đoán vấn đề, đưa ra 1 số giả thuyết rồi giải quyết.
Công cụ thứ 2 là phân tích hành vi người dùng vô website
Phải biết họ vào trang làm gì, có thấy form đăng ký mà mình đặt chình ình ở đó không, họ cuộn tới đâu thì thoát, lúc họ thoát thì có kịp thấy offer của mình không, họ ở trên trang lâu nhưng có xem liên tục không hay gian đoạn, họ chú ý nội dung nào… Cách này thì phải dùng Heatmap mới thấy được.
Bởi đa phần các nguyên nhân liệt kê trên kia có thể xác định được thông qua phân tích Google Analytics và Heatmap. Chẳng hạn:
- Quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn: Dễ nhận thấy là họ vào trang, cuộn rất nhanh chẳng kịp dừng lại đọc thứ gì, rồi thoát luôn.
- Sai đối tượng: Biểu hiện giống ý trên, có thể không cuộn gì cả mà thoát luôn.
- Bận đột xuất, quên đăng ký: Xem video thao tác, dễ dàng thấy họ có đang cuộn trang hay không, nếu không thì họ ngừng cuộn trang trong bao lâu, có khả năng là họ đang xem một tab khác trên trình duyệt, sau khi trở lại trang của bạn thì có thoát luôn không.
- Content chưa thu hút, chưa đúng insight: dễ thấy là họ có thể cuộn từ đầu đến cuối nhưng không có vùng nào dừng lại quá lâu, cũng chẳng chú ý đến thông tin nào quan trọng
- Tâm lý sợ bị moi tiền: có thể thấy thông qua việc họ có rê chuột quanh các yếu tố liên quan tới giá, phí có trên trang hay không, hoặc hay dừng lại ở các chi tiết liên quan tới đội ngũ, chuyên gia, thành tích.
Và còn nhiều lý do bạn không ngờ tới chỉ bằng việc phân tích hành vi của họ như sau:
- Bạn sẽ thấy khung đăng ký hoàn toàn không được chú ý tới, hoặc Form đăng ký đòi hỏi “quá đáng lắm luôn á”, nên họ bỏ luôn không hoàn tất (nếu như vậy thì có nên bớt tham mà bỏ bớt trường thông tin không?)
- Cuộn tới 1 vị trí nào đó, tưởng rằng nội dung trang đã hết (trong khi thực ra còn)
Với phương án phân tích hành vi trên trang, mình tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với lần lượt thử giải quyết từng nguyên nhân, thời gian để các yếu tố thay đổi khiến bạn không ngờ tới cũng khó xảy ra hơn.
Trong 2 công cụ phân tích thì phân tích traffic bằng Google Analytics tương đối phổ biến, ai cũng dùng, tool này lại còn có thêm nhiều “add on” rất hữu ích. Việc phân tích hành vi người dùng tương đối ít phổ biến (đặc biệt ở Việt Nam).
Làm thế nào để gia tăng tỉ lệ chuyển đổi trên website?
Vậy khi đã hiểu khái niệm tỉ lệ chuyển đổi là gì cũng như vai trò của nó trong các chiến lược Marketing, bạn cần làm gì để tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi trên website và các kênh bán hàng, mang lại cho doanh nghiệp của mình hiệu quả doanh thu tốt nhất?
1. Tối ưu hóa giao diện website – conversion rate là gì
Để kích thích các hành vi của khách hàng trên website, bạn cần phải gây ấn tượng với họ ngay từ cái nhìn đầu tiên bằng hệ thống giao diện bắt mắt, có bố cục rõ ràng, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm vào các yếu tố khiến khách hàng chú ý như các nút button, khung pop-up thông tin, video, ảnh động… cũng là một cách để tăng tỉ lệ chuyển đổi nhanh chóng, dễ dàng hơn.
2. Tập trung vào nội dung, xây dựng hệ thống content hấp dẫn, chuyên nghiệp
Tỉ lệ chuyển đổi cũng có thể được gia tăng nhờ vào khối lượng khách hàng tìm kiếm doanh nghiệp của bạn thông qua các từ khóa SEO, nội dung bài viết. Như vậy, để khách hàng ở lại website của bạn lâu hơn, tiếp tục xem trang và các bài viết khác, bạn cần xây dựng cho mình hệ thống content vững chắc, hấp dẫn, chuyên nghiệp.
conversion rate là gì3. Sử dụng các “call-to-action” – conversion rate là gì
Một cách nữa để gia tăng tỉ lệ chuyển đổi cho website nhanh chóng đó chính là sử dụng các “call-to-action”. Thông thường, call-to-action thường được dùng theo các hình thức như sau:
Nút button kêu gọi, có màu sắc, thiết kế hợp lí, hấp dẫn. Click vào dẫn đến link mua hàng hoặc đăng kí thông tin khách hàng
Lời kêu gọi bằng chữ, nghĩa là các câu chữ mà bạn dùng để kêu gọi khách hàng thực hiện hành động như gọi điện, liên hệ, đăng kí dịch vụ ngay..
Bên cạnh đó, call-to-action còn được kết hợp với các yếu tố hối thúc, deadline (như hạn chót thực hiện hành động, giới hạn số lượng khách hàng được mua sản phẩm, hàng có giới hạn…)
Sử dụng các call-to-action hấp dẫn cũng là một cách giúp bạn tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate Optimization) trên website hiệu quả, nhanh chóng.
4. Đưa ra các mục tiêu cụ thể – conversion rate là gì
Để có thể tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi nhanh và hiệu quả hơn, bạn cũng có thể áp dụng cách đặt ra các mục tiêu cụ thể (KPISs) và dựa theo đó lên các chiến lược phù hợp. Khi có mục tiêu và kế hoạch, hoạt động kinh doanh của bạn sẽ nhanh chóng vào guồng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số cách giúp gia tăng tỉ lệ chuyển đổi khác như phát triển sản phẩm, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, kiểm tra A/B….
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Các tìm kiếm liên quan:
- tỷ lệ conversion rate là gì
- conversion rate optimization là gì
- lead conversion rate là gì
- engagement rate là gì
- tỷ lệ chuyển đổi trung bình
- tăng tỷ lệ chuyển đổi
- tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng là gì
- làm sao để tăng tỷ lệ chuyển đổi
Nội dung liên quan:
- Tin nhắn văn bản SMS là gì? Tại sao doanh nghiệp quan tâm đến SMS Brandname?
- Talent Acquisition là gì? Cách áp dụng Talent Acquisition tại doanh nghiệp?
- Chiêu thị là gì? Những bước chiến lược chiêu thị quan trọng trong ngành bán lẻ