Copywriting là gì? Câu hỏi rất phổ biến nhưng đây lại là một trong những nghề mang lại thu nhập cao nhất hiện nay trên thế giới và hứa hẹn là xu hướng chủ đạo của ngành Marketing trong tương lai. Đây là hoạt động sao chép văn bản cho mục đích quảng cáo hoặc tiếp thị một sản phẩm, kinh doanh, người, ý kiến hoặc ý tưởng. Người nhận của bản sao được có nghĩa là để được thuyết phục để mua sản phẩm quảng cáo, hoặc đăng ký để quan điểm cổ phần văn bản. Cùng SEMTEK tìm hiểu ngay.
Định nghĩa về copywriting là nghề gì?
1. Copywriter là nghề gì?
Trước hết, copywriting là một công việc mà người ta dùng ngôn ngữ viết nhằm thể hiện, quảng bá, giới thiệu về một người, một công ty, một ý tưởng hay một quan điểm nào đó. Nó có thể được thể hiện dưới dạng văn bản viết, hoặc các quảng cáo trên sóng phát thanh, truyền hình cũng như trên rất nhiều phương tiện truyền thông khác.
2. Mục đích của copywriting
Những văn bản Marketing kể trên được viết ra nhằm mục đích chính là thuyết phục người nghe, hoặc người đọc hành động – để mua một sản phẩm hoặc đăng ký một dịch vụ hay đưa ra một quan điểm nào đó.
Tuy nhiên, để nâng cấp hiệu ứng quảng bá và tạo sự tương tác cao đối với công chúng thì có những văn bản copywriting cần chứa đựng những nội dung nhằm gây sự chú ý của người tiếp nhận bằng cách khiến họ không đồng tình và từ đó buộc phải thể hiện thái độ của mình bằng một hành động nào đó.
Copywriter = copy + writer : Copy là phần thuật ngữ chỉ phần nội dung bằng lời trong một mẫu quảng cáo. Writer có nghĩa là người viết. Nghĩa chung là Người viết lời quảng cáo.
Nội dung văn bản trên trang web có thể bao gồm trong những mục tiêu của nó đạt được thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm. Được biết đến như là “hữu cơ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), thực hành này liên quan đến vị trí chiến lược và sự lặp lại của các từ khóa và cụm từ khóa trên các trang web, viết trong một cách mà độc giả của người sẽ xem xét việc bình thường.
SEO copywriting tập trung vào nội dung bài viết, lấy nhu cầu của khách hàng làm trọng tâm để xây dựng và phát triển nội dung của website. Mỗi website đều có hướng phát triển nội dung khác nhau, điều này phụ thuộc vào khách hàng tiềm năng mà công ty muốn hướng tới.
3. Sự khác biệt
Content marketing (tiếp thị nội dung) đề cập đến cách viết nội dung với một mục đích tiếp thị, quảng cáo. Nó thường được sử dụng trong blog, bài viết, video…
Copywriting được viết cho người đọc hay khách hàng để làm gia quyết định hành động chuyển đổi mua hàng. Cho dù đó là mua một sản phẩm hay quảng bá truyền thông xã hội, hồ sơ (profile) của một công ty hoặc đến thăm các cửa hàng, mục đích là để tạo ra chuyển đổi mua hàng. Copywriting được sử dụng cho các trang đích, các chiến dịch gửi thư trực tiếp, các trang bán hàng, và quảng cáo thương mại.
Content marketing và Copywriting là hai nhiệm vụ khác nhau, đó là cho đến khi các nhà tiếp thị Internet có hiểu biết và nhận ra hai nên là một phần của cùng một nhóm. Hôm nay content marketing và copywriting nên được thực hiện với nhau …
Kỹ năng cần thiết để thành công trong copywriting là gì?
1. Đam mê thông tin
Copywriter là nghề gì? Cũng giống như một nhà báo đầy nhiệt huyết, một Copywriter chuyên nghiệp sẽ chẳng bao giờ dừng chân trong hành trình theo đuổi sự thật. Họ sẽ không ngừng tìm hiểu cho đến khi hiểu hoàn toàn về sản phẩm/dịch vụ mà người đó đang viết cũng như thị trường mục tiêu mà người đó cần thuyết phục.
Trong quá trình tác nghiệp, một copywriter sẽ phải đào sâu để tìm tòi những thông tin cơ bản nhất, đọc đủ thứ tài liệu nhàm chán như các tài liệu kỹ thuật, các ghi chú, bản giới thiệu phát triển sản phẩm và tìm tòi thêm rất nhiều thông tin ngoài lề khác nữa. Người đó cũng phải tìm hiểu và nắm rõ thế mạnh cũng như điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để từ đó tìm cơ hội ca tụng ưu điểm vượt trội của sản phẩm mà đối thủ không có.
2. Khả năng viết tốt
Tất nhiên rồi, khả năng viết chính là chìa khóa để một Copywriter thành công rực rỡ trong sự nghiệp của mình. Nếu không biết cách điều chỉnh ngôn ngữ của mình thì làm thế nào bạn có thể trở thành một bậc thầy trong nghệ thuật ngôn từ và điều chỉnh, mở rộng kỹ năng cho phù hợp với các sản phẩm, thị trường và phương thức truyền thông khác nhau? Hậu quả là nội dung của bạn không chỉ cũ kỹ, thiếu sáng tạo mà còn không đủ rõ ràng, mạch lạc. Những nội dung không liên quan hoặc không tạo được cảm hứng về sản phẩm thì chẳng có ý nghĩa gì hết.
3. Óc sáng tạo
Mặc dù phạm trù “sáng tạo” là rất khó để định nghĩa nhưng lại rất dễ để nhận biết. Và quan trọng hơn, đây là lại yếu tố quyết định mang lại thành công cho một Copywriter. Để cho ra đời những nội dung quảng cáo vừa độc đáo vừa mang lại hiệu quả cao, một copywriter cần có óc sáng tạo, hay nói cách khác chính là khả năng đưa ra những giải pháp tiên tiến và bất ngờ nhất cho những vấn đề tưởng như đã cũ.
4. Hiểu biết nghệ thuật bán hàng
Quảng cáo cũng là một chiến tuyến của mặt trận bán hàng. Một người hoạt động trong lĩnh vực Copywriting cần có chuyên môn và kiến thức cần thiết trong nghệ thuật bán hàng để sáng tạo nội dung theo định hướng đúng, mang lại hiệu quả cao. Giả sử bạn viết một quảng cáo cực kì độc đáo và phù hợp theo xu hướng thịnh hành nhất trong giới trẻ hiện nay, nhưng nó lại chẳng làm người ta liên tưởng tới sản phẩm mà bạn đang muốn giới thiệu thì đó cũng được coi là sự thất bại.
5. Copywriter là nghề gì? Sự đồng cảm
Copywriter là nghề gì? Một sản phẩm của Copywriting được viết ra cần có được sự đón nhận và yêu thích từ phía khán giả. Muốn vậy thì kỹ năng bán hàng quan trọng nhất với một copywriter chính là phải đứng từ địa vị của khách hàng để nhìn nhận và thấu hiểu. Đúng vậy, đồng cảm là kỹ năng bậc thầy để bán hàng thành công. Bạn cần phải thấu hiểu cực kỳ rõ vấn đề, nhu cầu và sở thích của khách hàng tiềm năng.
6. Thành thạo máy tính
Trong thời đại phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay, sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm có liên quan là điều tối thiểu bạn cần phải có để có thể tồn tại và đứng vững được. Một số phần mềm bạn cần biết có thể kể đến như:
- Các chương trình ngắt và bố trí trang như Quark X Press và Adobe InDesign
- Các chương trình làm thuyết trình như Microsoft PowerPoint, Adobe Persuasion, Prezi và Corel Presentations
- Các hồ sơ điện tử để lưu trữ, tổ chức và trình duyệt các sản phẩm mẫu của bạn
- Các công cụ thiết kế và biên tập web để chuyển đổi văn bản sang định dạng HTML, XML, JavaScript
- Các chương trình chia sẻ tài liệu như Adobe Acrobat, Adobe PDF
- Các phần mềm, kỹ thuật hỗ trợ Tối đa hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Xu hướng thời hiện đại của copywriting
1. Nội dung độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa
Copywriter là nghề gì? Bản thân lĩnh vực Content Marketing nói chung luôn luôn đòi hỏi sự độc đáo, sáng tạo và ý nghĩa. Càng ngày, những tiêu chuẩn và yêu cầu về các bài viết càng được nâng cao và trở nên khắt khe hơn. Khi ngành công nghiệp truyền thông đạt tốc độ phát triển chóng mặt thì khách hàng cũng dần trở nên khó tính.
Theo kết quả của một nghiên cứu được thực hiện bởi Moz và BuzzSumo gần đây, có hơn 75% content marketing được tạo ra mà không nhận được bất kỳ lượt truy cập hay lượt chia sẻ nào, nghĩa là nó không mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và thương hiệu cả. Đây chính là xu hướng content marketing trong thời gian tới.
2. Video dẫn đầu xu hướng
Video đang dần thay thế cho ngôn ngữ viết trên khắp các mặt trận truyền thông và trở thành xu hướng chủ đạo của nghề Marketing hiện nay. Không những vậy, trên các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Twitter thì lượng thời gian mà người dùng dành cho các video cao hơn nhiều lần so với các bài báo và tin tức. Điều này chứng tỏ độ phủ sóng và sức lan tỏa mạnh mẽ của video trong xu hướng Marketing của tương lai.
3. Chú trọng hình thức hiển thị nội dung
Facebook, một ông lớn trong thế giới mạng xã hội đã rất tích cực cập nhật xu hướng mới của Marketing nói chung và copywriting nói riêng thông qua việc áp dụng những tính năng hoàn toàn mới cho phần hình ảnh, từ ảnh động, đến tạo slide ảnh, hay chế độ tạo clip vài giây với một album ảnh.
Tất cả những hình thức hiển thị nội dung này đã giúp tăng độ lan tỏa và tiếp cận đến người dùng một cách nhanh chóng và mới mẻ hơn thay vì những bài viết chỉ toàn là những con chữ đơn điệu. Và hiệu quả mang lại của nó thì thực tế đã chứng minh rất rõ ràng.
4. Nội dung tương tác trỗi dậy mạnh mẽ
Người dùng đã bắt đầu quen dần với các kết quả được cá nhân hóa trong thế giới kỹ thuật số. Do đó sắp tới điều này sẽ được ứng dụng cho mảng nội dung trong copywriting. Chuyện ra mắt Oculus Rift (cùng với hàng chục tai nghe thực tế ảo khác) trong năm 2016 được xem là tia lửa khởi động các giải pháp cá nhân hóa và tùy biến như một phương tiện tuỳ biến cho nội dung. Nhiều người dự đoán rằng trong tương lai, nhu cầu đối với nội dung được cá nhân hóa sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Nâng cao hiệu quả tương tác trong copywriting
1. Tạo ra những lợi ích đắt giá nhất cho sản phẩm của bạn
Copywriter là nghề gì? Các tính năng của sản phẩm luôn được đánh giá cao và là điều mà khách hàng quan tâm nhất. Sản phẩm của bạn có gì nổi trội so với các sản phẩm tương tự trên thị trường? Tại sao khách hàng phải lựa chọn sản phẩm của bạn chứ không phải một nhãn hiệu khác? Hãy tập trung nghiên cứu và tìm ra điểm ưu việt nhằm nâng cao giá trị cạnh tranh với đối thủ. Và trên hết, hãy trình bày nó một cách rõ ràng và chi tiết nhất để khách hàng có thể nhận ra điều đó.
2. Xây dựng cầu nối giữa bạn với người đọc
Những đặc điểm ưu việt của sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu để cạnh tranh trên thị trường, nhưng liệu nó có thực sự là điều mà đa số khách hàng đang mong muốn? Để làm được điều này và mở rộng nền tảng khách hàng cho doanh nghiệp, với tư cách là một chuyên gia trong ngành copywriting, bạn cần phải xây dựng cầu nối và gây được thiện cảm với người đọc.
Trước tiên bạn phải nhận biết được đối tượng tiêu dùng của bạn – họ là ai, để bài viết có thể trình bày những lợi ích về sản phẩm một cách hiệu quả nhất. Nghiên cứu xem những gì họ muốn làm trong thời gian rảnh rỗi, điều gì sẽ làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn, những gì họ đang thiếu, điều gì khiến họ hạnh phúc …. Bài viết của bạn phải từng bước kết nối được với tất cả các mối quan tâm của khách hàng.
3. Chữ nhiều không phải bao giờ cũng thắng
Khi trả lời cho câu hỏi Copywriting là gì, một trong những sai lầm lớn nhất là cho rằng một trang web bán hàng cần phải chứa hàng trăm từ ngữ mới có hiệu quả. Điều này có lúc còn bị phản tác dụng vì bài viết quá dài cũng khiến người đọc mất kiên nhẫn. Ngoài ra, việc viết quá nhiều cũng khiến nội dung bị lan man, gây khó khăn cho độc giả trong việc tiếp nhận thông tin và như vậy thì quá trình quảng bá của bạn đã thất bại.
4. Đặt mình vào vị trí của người đọc
Copywriter là nghề gì? Chìa khóa để thành công trong copywriting là làm cho người tiêu dùng hoặc khách hàng cảm thấy như toàn bộ nội dung bạn viết là về họ và nhu cầu của họ, không phải là về bạn hay số tiền mà bạn đang muốn họ chi ra.
Với copywriting, mặc dù không có sự tương tác trực tiếp với nhau như vậy, nhưng bạn vẫn có cách để bạn thể hiện sự quan tâm tới khách hàng tiềm năng của mình bằng cách viết ra các nội dung như là cuộc trò chuyện, hãy kể một câu chuyện thú vị có sự liên quan với họ và điều đó sẽ tạo sự cộng hưởng giữa bạn và đối tượng.
Tìm kiếm liên quan:
- freelance copywriter là gì
- copywriter nổi tiếng
- copywriter tuyển dụng
- kỹ năng copywriting
- copywriter mẫu
- lương copywriter bao nhiêu
- content marketing là gì
- viết copywriting
Nội dung liên quan
- Cách để giảm thiểu tối đa tỷ lệ thoát trang là gì?
- Những điều cần biết về PBN trong seo là gì
- Anchor text là gì? Tìm hiểu tất cả thủ thuật tối ưu Anchor text
- MySQL là gì? Giải thích tường tận MySQL cho người mới bắt đầu
- Thuật ngữ redirect là gì? Nên sử dụng redirect nào trong SEO?