Cộng tác viên là vị trí ngày nay được nhiều bạn sinh viên lựa chọn làm nghề tay trái của mình. CTV là gì, các việc làm cộng tác viên hay lợi ích và thách thức khi làm cộng tác viên. Bài viết sẽ đề cập đến nhiều khía cạnh của ctv là gì? Đón xem ngay nhé!
CTV là gì?
CTV là gì? Cộng tác viên (cộng tác viên tiếng anh là collaborator) là một nghề mà người làm việc là người tự do, không thuộc nhân viên chính của công ty. Nghề cộng tác viên được coi là một nghề tay trái, nghề phụ và thời gian làm việc không phải gò bó, không gian và thị trường rất rộng.
Bạn có thể chủ động kinh doanh rất nhiều dòng sản phẩm từ thời trang đến công nghệ mà không cần phải lo lắng nhiều về số vốn phải bỏ ra. Công việc cộng tác viên không nhất thiết phải đến công ty làm việc có thể làm việc tại nhà , làm việc lúc rảnh rỗi, không bị ràng buộc.
Lợi ích và thách thức khi làm ctv là gì?
1. Lợi ích
a. Cải thiện tài chính
Tìm kiếm một công việc ngoài vấn đề đam mê thì phần lớn là muốn cải thiện tình hình tài chính nên vấn đề này là đương nhiên, khoản thu nhập tuy nhỏ, nhưng cũng giúp ích cho cuộc sống sinh hoạt của mình.
b. Tích lũy kinh nghiệm làm việc và trau dồi kỹ năng
Tuy không phải làm việc lâu dài như một nhân viên chính thức nhưng các công việc cơ bản của một nhân viên full – time bạn vẫn phải đảm nhiệm. Khi đi làm, bạn sẽ được tiếp xúc với quản lý và nhân viên chính thức, và bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ họ. Hay trong quá trình làm việc, bạn sẽ phải tự mình trải nghiệm, tìm tòi cách giải quyết công việc, và bạn sẽ tích lũy được kinh nghiệm làm việc, trau dồi kỹ năng phục vụ cho công việc sau này.
c. Khám phá được công việc mới
Nếu muốn khám phá công việc hoàn toàn mới so với trước đây thì cộng tác viên là lựa chọn khá hợp lý cho bạn. Bởi ở vị trí này hầu hết sẽ ít yêu cầu kinh nghiệm sẵn có nên dễ dàng ứng tuyển. Trải nghiệm mới ở công việc mới luôn đem lại hứng khởi làm việc và sự thích thú, là nguồn năng lượng mới cho tất cả chúng ta.
c. Sáng tạo và phát triển bản thân
Bằng sự năng động, sáng tạo khi tham gia vào công việc, bạn sẽ ngày càng phát triển hơn các khả năng làm việc của mình, đây là một cơ hội giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi ra trường.
d. Tăng thêm cơ hội tuyển dụng vào công ty lớn
Sau một khoảng thời gian thường là 6 tháng, khi làm CTV tốt, rất có thể bạn sẽ được nhận làm nhân viên chính thức của công ty (doanh nghiệp) và có thể được hưởng một mức lương cao ngay khi mới làm nhân viên chính thức. Ngoài ra, khi làm CTV các bạn sẽ có cơ hội mở rộng mối quan hệ, và biết đâu chính những mối quan hệ đó sẽ giúp các bạn có được một công việc tốt sau này. Nhiều công ty còn xác nhận dấu thực tập hay giới thiệu bạn vào các doanh nghiệp lớn như một cơ hội ngàn vàng cho bạn.
2. Thách thức
Lợi ích là thế nhưng việc gì cũng có mặt trái mặt phải. Công việc CTV cũng có rất nhiều những khó khăn tiềm ẩn, và bạn phải “tinh mắt” nhận ra. Khi có ý định làm CTV, bạn nên tìm hiểu thật kỹ công việc bạn sẽ làm, bạn có đủ yêu thích và có đủ khả năng để làm công việc đó. Và doanh nghiệp bạn lựa chọn đưa ra những lợi ích gì, có uy tín hay không? Và dù làm bất kì công việc nào, bạn cũng nên có những hợp đồng rõ ràng với doanh nghiệp, tránh để nhận về mình những thiệt thòi do không được bảo vệ.
a. Thời gian bị rút ngắn
Tuy không phải là một công việc chính thức nhưng khoảng thời gian bạn dành cho việc học tập hay các hoạt động khác chắc chắn bị rút ngắn. Đó là sự đánh đổi, là chi phí cơ hội chính vì thế, bạn phải phân chia thời gian hợp lý cho từng công việc nếu không muốn mình bị “treo” trong mớ rối công việc.
b. Không có chế độ và lương thấp
Nhiều doanh nghiệp thuê CTV làm việc với thời gian thấp hơn nhân viên chính thức một chút nhưng mức lương họ trả lại thấp hơn nhiều (họ sẽ đưa ra đủ những lý do để biện minh cho việc này). Hoặc họ thuê CTV để giảm bớt đi các chế độ mà nếu là nhân viên chính thức sẽ được hưởng.
c. Có khả năng sẽ phải làm việc không công
Nhiều tình huống đã gặp phải khi làm CTV như: Doanh nghiệp đưa ra một khoảng thời gian thử việc, nhưng khi gần tới ngày hết hạn hợp đồng thử việc, sẽ có những rắc rối xảy ra, khiến bạn:
Một là bạn nản chí và tự động bỏ – không nhận được lương
Hai là họ gây áp lực làm cho bạn tự động bỏ – không có lương
Hoặc họ đưa ra lý do bạn không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu (cao chót vót) của họ, và thế là bạn bị sa thải – và tất nhiên không có lương
Một mặt vẫn kêu trả lương, nhưng yêu cầu họ đưa ra không bao giờ bạn chạm tới, mặc dù bạn vẫn làm phải việc cho họ.
d. Bị phân biệt với nhân viên chính thức
Với cái danh là CTV, thời gian làm việc ngắn, linh động xem như một lợi thế về thời gian thế nhưng lại hay bị các nhân viên chính thức hay chính các sếp xem thường, coi đó là không quan trọng, là chân chạy. Nhiều CTV khi đi làm bị các nhân viên chính thức bắt làm bất cứ công việc gì mặc dù công việc đó không được ghi trong hợp đồng, bạn sẽ phải làm nếu không muốn gặp rắc rối họ chủ ý gây ra.
e. Không được làm việc đúng với khả năng của mình
Sẽ có những công việc cực kỳ hấp dẫn bạn (thời gian làm việc thoải mái, môi trường làm việc năng động, lương cao), nhưng nếu chỉ nhìn vào những lợi ích hấp dẫn đó mà không suy xét tới khả năng có hạn của mình, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng chán nản, áp lực, và không thể hoàn thành các yêu cầu của công việc mặc dù bạn dành nhiều thời gian cho nó.
f. Gặp đa cấp
Các công ty đa cấp hoành hành ngày một nhiều và quy mô rộng lớn. Họ đưa ra những chính sách vô cùng hấp dẫn người ứng tuyển nhưng nếu vô tình “ngưỡng mộ” các lợi ích trên trời đó, bạn sẽ gặp phải tất cả các thách thức tiềm ẩn phía trên. Không những thế, nhiều bạn khi đã vô tình vướng phải nó, nếu không biết đường rút chân ra thì sẽ ngày càng lún sâu, mơ ước tỷ phú nhưng nợ nần ngày càng chồng chất, và không có khả năng chi trả.
Đến cuối cùng, gia đình sẽ phải gồng mình trả khoản nợ khổng lồ đó cho bạn, hoặc bạn phải bán mạng kiếm tiền trả nợ. Nhiều bạn cũng vì đó mà phải bỏ học để lao đi kiếm tiền trả nợ. Các tệ nạn trộm, cướp giật, lừa đảo cũng chỉ vì đó mà tăng cao.
Kỹ năng cần có của một cộng tác viên là gì?
Tuân thủ deadline
Là một cộng tác viên, điều duy nhất giúp bạn “nâng giá” bản thân, thương lượng tăng lương với nhà tuyển dụng đó là sự cống hiến của bạn cho công việc. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà một cộng tác viên ưu tú cần nhớ chính là tuân thủ deadline.
Đừng nghĩ rằng cộng tác viên không ràng buộc về thời gian, không gian làm việc nên được quyền “lộng hành”. Ngược lại, hoàn thành đầy đủ và đúng hạn sẽ giúp bạn lấy được niềm tin, sự hài lòng từ nhà tuyển dụng. Nhờ đó, bạn có thể có được mức lương cao hơn hoặc được phân công công việc tốt hơn.
Trách nhiệm với công việc
Trong bất kỳ một công việc nào, một cá nhân làm sai, làm cẩu thả hay làm chậm trễ đều sẽ ảnh hướng đến tiến độ chung của công việc. Vì vậy, là cộng tác viên, bạn càng cần phải đề cao trách nhiệm với công việc. Hãy luôn đảm bảo chất lượng đối với những nhiệm vụ mà bạn được nhận. Nếu không, bạn sẽ dễ dàng bị “đá văng” khỏi vị trí việc làm.
Cầu tiến và học hỏi
Không giống như nhân viên chính thức, công việc cộng tác viên là cái ghế rất dễ lung lay. Vị trí của bạn sẽ dễ bị người khác thay thế nếu không đem lại giá trị cho nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, một cộng tác viên chân chính cần biết cầu tiến và luôn luôn học hỏi, trau dồi mỗi ngày để cải thiện chất lượng tốt hơn trong công việc được nhận.
Mở rộng quan hệ
Thông qua các thành viên trong công ty hoặc thông qua nhiều công ty khác nhau, cộng tác viên nên mở rộng dần các mối quan hệ. Họ có thể hỗ trợ bạn khi gặp khó khăn trong công việc, cũng như khi tìm việc trong tương lai. Kỹ năng giao tiếp khéo léo sẽ giúp bạn có được những người bạn tích cực và tuyệt vời.
Cộng tác viên là vị trí việc làm có mặt trên thị trường lao động xuất phát từ nhu cầu của nhà tuyển dụng. Đây là một công việc linh hoạt, có nhiều lợi ích và tiềm ẩn các hạn chế nhất định đối với người lao động. Sau khi hiểu được thấu đáo cộng tác viên là gì, bạn có thể tham khảo các thông tin tuyển dụng trên Careerlink và cân nhắc vị trí cộng tác viên phù hợp với chính mình. Chúc bạn sớm tìm được công việc ưng ý.
Các công việc cộng tác viên thường gặp
1. Cộng tác viên Content Marketing
CTV Content Marketing chính là việc tạo ra các nội dung liên quan, hấp dẫn, thú vị và có giá trị để tiếp cận người dùng, thay đổi họ và thuyết phục họ lựa chọn mình, tin tưởng sản phẩm, dịch vụ hoặc đơn giản chỉ là tin vào lời mình nói. Đối với những người bán hàng, CTV Content Marketing là hoạt động để tìm kiếm, thuyết phục và giữ chân khách hàng.
2. Cộng tác viên viết bài online
CTV viết bài bao gồm nhiều mảng như: Cộng tác viên viết bài SEO, cộng tác viên viết báo, cộng tác viên viết truyện/ hồi ký, cộng tác viên viết blog, cộng tác viên viết bài PR…
3. Cộng tác viên bán hàng
CTV bán hàng là làm các công việc hợp tác với một tổ chức của công ty, shop thời trang, cơ quan về các công việc cộng tác viên bán hàng online hoặc giới thiệu người mua cho các tổ chức, công ty tùy theo yêu cầu đã được đưa ra trước. Hầu hết các nghề cộng tác viên bán hàng online thường không yêu cầu trách nhiệm và nghĩa vụ vì phần lớn các nghề cộng tác viên bán hàng thường được hưởng theo doanh số và không yêu cầu vốn. Quyền lợi của cộng tác viên thường được các nhà tuyển dụng và cộng tác viên thỏa thuận trước khi làm việc.
4. Cộng tác viên dịch thuật
Công việc của cộng tác viên dịch thuật khá đa dạng và phải trải nghiệm nhiều vị trí khác nhau:
– Dịch và biên tập các tài liệu tiếng Anh, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc…chuyên ngành tùy theo yêu cầu của khách hàng và chuyên môn của cộng tác viên dịch thuật.
– Điều phối các loại tài liệu dịch thuật theo các thứ tiếng khác nhau.
– Đi phiên dịch ngắn ngày cho khách hàng có nhu cầu.
– Phụ trách dịch các ấn phẩm các loại tiếng.
– Viết lời giới thiệu hay thông tin tài liệu theo yêu cầu.
5. Cộng tác viên báo chí
Những yêu cầu cơ bản dành cho cộng tác viên viết báo:
– Có kỹ năng viết lách tốt, thành thạo khả năng phân tích, lập luận
– Nắm bắt nhanh chóng các thông tin, có kiến thức về mảng phụ trách
– Ứng viên nên có các công cụ phục vụ tốt cho công việc như máy tính, smartphone, máy ảnh…
Quyền lợi từ việc làm cộng tác viên viết bài báo:
– Nhuận bút chi trả cho mỗi một bài viết của cộng tác viên viết báo sẽ được quy định rõ ràng.
– Có thể trở thành cộng tác viên cho nhiều trang báo chỉ cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu của họ.
– Có cơ hội được rèn luyện về mặt tư duy, kiến thức.
6. Cộng tác viên ngân hàng
CTV ngân hàng thực chất là nhân viên phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ, thông tin khách hàng. Đa số là các bạn sinh viên khoa ngân hàng hoặc quản trị kinh doanh của các trường Đại Học hoặc những bạn sinh viên khoa kinh tế, những người làm kinh tế, có thời gian rảnh và muốn kiếm thêm một khoản thu nhập cũng như kinh nghiệm thực tế để ứng tuyển vào một vị trí chính thức trong đó.
7. Cộng tác viên bất động sản
Với cộng tác viên đăng tin bất động sản, có 2 nhóm chính như sau:
– Đăng thông tin, hình ảnh về các dự án bất động sản do công ty bất động sản cung cấp lên các hội nhóm trên các mạng xã hội (Facebook, Zalo, Google+,…) và các trang rao vặt. Công việc này nhằm mục đích hỗ trợ cho nhân viên kinh doanh, giúp tiếp cận khách hàng nhanh chóng và trên nhiều kênh hơn.
– Tìm kiếm và đăng thông tin về các dự án bất động sản (nhà, căn hộ, đất, mặt bằng,…) lên website của công ty. CTV đăng tin bất động sản ở nhóm này còn được gọi là CTV “săn” tin bất động sản.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Từ khóa:
- Ctv bán hàng là gì
- Ctv trên Facebook là gì
- Tuyển CTV la gì
- Tuyển sỉ CTV la gì
- Cộng tác viên online là gì
- Cộng tác viên Đoàn trường là gì
- Làm cộng tác viên online
- Cộng tác viên làm gì
Xem ngay:
- User Agent là gì? Những cách nào thay đổi User Agent của trình duyệt?
- Tiềm thức là gì? Đặc điểm, chức năng và cách thức vận hành
- Tổng quát về Control Panel và cách mở hệ điều hành Control Panel