Enterprise là gì? Enterprise (doanh nghiệp) là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường (Theo Mục 7 – điều 1 chương 1 Luật Doanh nghiệp 2014). Quá trình kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời (Theo Khoản 2 – điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005).
Enterprise là gì?
Enterprise còn được gọi là doanh nghiệp được định nghĩa như sau: Là tổ chức kinh tế, có tên riêng và tài sản riêng, được chính quyền cấp giấy phép kinh doanh theo đúng quy định pháp luật. Có trụ sở giao dịch để thực hiện các hoạt động và kinh doanh.
Định nghĩa trên đã làm rõ câu hỏi Enterprise là gì theo cách dễ hiểu và chính xác nhất.
Enterprise (doanh nghiệp) có những đặc điểm gì?
Để dễ dàng phân biệt doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế, kinh doanh khác, bạn đọc cần nhớ rõ một số đặc điểm sau:
- Có tính hợp pháp, được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh, được nhà nước và pháp luật công nhận.
- Lợi nhuận, cung cấp dịch vụ, lợi ích lâu dài là mục đích chính của các enterprise. Hình thức phổ biến nhất là sản xuất hàng hóa, buôn bán, kinh doanh để sinh lời, cũng như tạo dựng được niềm tin, uy tín đối với người tiêu dùng.
- Hoạt động có tính tổ chức, có bộ máy nhân sự, cơ cấu tổ chức rõ ràng. Trong các tổ chức có sự phân chia các bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận có một nhiệm vụ riêng, hướng đến mục tiêu chung nhằm xây dựng và phát triển công ty, doanh nghiệp. Đây là một tổng thể thống nhất, có mối quan hệ mật thiết.
- Kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự cạnh tranh mạnh mẽ để tồn tại và phát triển. Đây là nguyên tắc sống còn của các doanh nghiệp. Có thể tồn tại lâu dài được hay không tùy thuộc vào mô hình, sản phẩm cũng như chiến lược kinh doanh.
Phân loại doanh nghiệp căn cứ theo hình thức pháp lý
Theo Luật Doanh nghiệp 2005, có 5 loại hình doanh nghiệp với các đặc trưng pháp lí, hình thức tổ chức và khả năng huy động vốn khác nhau, các loại hình đó bao gồm:
enterprise1. Doanh nghiệp tư nhân enterprise
Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một enterprise doanh nghiệp tư nhân.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
4. Công ty cổ phần
Là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
5. Công ty hợp danh
Là loại hình doanh nghiệp mà trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên gọi chung là thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
Phân loại doanh nghiệp căn cứ vào tính chất sở hữu tài sản
enterprise1. Doanh nghiệp Nhà nước enterprise
Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn 100%, tổ chức thực hiện chức năng quản lí trên mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập cho đến khi giải thể.
2. Doanh nghiệp hùn vốn
Là một tổ chức kinh tế mà vốn được đầu tư do các thành viên tham gia góp vào và được gọi là công ty. Họ cùng chia lời và cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn đóng góp.
3. Doanh nghiệp tư nhân
Là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn vốn đăng kí, do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
4. Hợp tác xã enterprise
Là loại hình kinh tế tập thể, do những người lao động và các tổ chức có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
5. Ngoài ra còn có những loại hình khác
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân có thể chia ra: doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ.
Căn cứ vào quy mô về vốn, lao động và sản phẩm có thể chia thành: doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp cụ thể nào phụ thuộc vào nhiều nhân tố, cả phía chủ doanh nghiệp và môi trường. (Giáo trình Lý thuyết Quản trị kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật)
Căn cứ vào chế độ trách nhiệm có thể phân loại thành: doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn và doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn.
Định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp enterprise
Văn hoá doanh nghiệp enterprise là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển thương hiệu vì hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.
Những thành phần của văn hóa doanh nghiệp gồm 3 phần chính : tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi.
1. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua 2 yếu tố
– Hữu hình: Đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, nhạc phim công ty, tập san nội bộ, các hoạt động,…
– Vô hình: Thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người trong tổ chức.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa xoay quanh về khái niệm văn hóa doanh nghiệp, có một vài cách định nghĩa khác như :
“Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực”. (Gold, K.A.).
“Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.).
“Văn hóa doanh nghiệp enterprise là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”. (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.).
Nhìn chung, mọi định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp đều được giải thích thông qua giá trị chung của doanh nghiệp, thường là những giá trị vô hình được đúc kết qua nhiều năm và là cái quan trọng nhất của doanh nghiệp.
2. Lợi ích văn hóa doanh nghiệp mang lại là gì?
– Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có văn hóa doanh nghiệp rõ ràng thì giống như một con người không có định hướng mục tiêu cuộc đời và không biết đi về đâu.
– Các công ty phát triển lớn mạnh đều có nền văn hóa doanh nghiệp vững chắc, tuổi đời của một doanh nghiệp có nền văn hóa vững chắc lớn hơn rất nhiều lần tuổi đời của người lãnh đạo doanh nghiệp đó.
Với mỗi cá nhân hiện đang là thành viên của một doanh nghiệp bất kì, hãy thực hiện đúng văn hóa của doanh nghiệp mà bạn đang công tác, bởi những điều tưởng chừng như đơn giản và nhỏ nhoi ấy lại có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy vào thái độ thực hiện của bạn.
Những giá trị đúc kết nên văn hóa của enterprise
Tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp là yếu tố hình thành nên văn hóa doanh nghiệp. Trong cuốn sách “Văn mình làm giàu và nguồn gốc của cải của” TS. Vương Quân Hoàng, chúng ta đã được đề cập tới khái niệm giá trị. Giải thích một cách đơn giản, giá trị là một cái gì đó mà người ta cảm thấy quan trọng, có ích. Cụm từ “quan trọng” và “có ích lợi” là rất đáng lưu tâm trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bởi lẽ lãnh đạo công ty sẽ rất khó xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nếu không bảo vệ ích lợi mà văn hóa doanh nghiệp đem lại.
Nhân viên cần được giáo dục nhận thức rằng việc đeo thẻ nhân viên, mặc đồng phục là thể hiện sự tự hào là thành viên của công ty, và có ích cho công việc của họ chứ không phải họ mang những thứ đó để làm quảng cáo.
enterpriseNếu không giảng giải được cặn kẽ hệ thống các giá trị văn hóa của doanh nghiệp có ích lợi gì với nội bộ tổ chức, tất yếu mọi hình thức triển khai chỉ là phong trào. Một câu hỏi được đặt ra rằng, vậy những giá trị nào là hợp lý và giá trị nào là không hợp lý.
Điều này tùy thuộc rất nhiều vào từng tổ chức riêng biệt, nhưng tựu chung lại, có một số giá trị được đề cao trong nội bộ tổ chức ở Việt Nam đó là:
– Sự thành thực (thể hiện là nói thật, không gian dối, cam kết thực hiện những gì mình hứa hẹn và đảm bảo đúng những gì mình sẽ thực hiện)
– Sự tự giác (thể hiện ở mức độ sẵn sàng với công việc, không ngại khó khăn, làm việc hết mình vì lợi ích của tổ chức)
– Sự khôn khéo (biết nói những gì cần nói, hỏi những điều cần hỏi, tranh luận những điều đáng tranh luận và sắp xếp những gì hợp lý nhất)
Ngoài ra còn một số giá trị khác được đề cập tới như sự tự tin, sáng tạo … Những giá trị này sẽ là nền tảng định hướng cho văn hóa của doanh nghiệp.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Các tìm kiếm liên quan:
- business enterprise là gì
- enterprise code là gì
- enterprise và company
- win 10 enterprise là gì
- enterprise meaning
- entrepreneur là gì
- business là gì
- enterprise ship
Nội dung liên quan:
- Nên học marketing ở đâu ? Những trường đại học nào đào tạo Marketing tại Việt Nam?
- Hướng dẫn cách sử dụng luật hấp dẫn không phải ai cũng biết
- Nhân khẩu học là gì ? Yếu tố nhân khẩu học bao gồm những gì?