Entrepreneur khi được dịch sát nghĩa sang tiếng Việt có nghĩa là nhà doanh nghiệp hay doanh nhân. Tuy nhiên với cách dịch này thì chúng ta không thể nào lột tả được đúng ý nghĩa của thuật ngữ này, chính vì vậy mà về sau người Việt chúng ta mới có đưa ra thêm một định nghĩa thể hiện được đúng sự bao hàm của entrepreneur thay vì gọi là doanh nhân.
Entrepreneur là gì?
Entrepreneur là gì? Bản thân của từ Entrepreneur là tiếng Anh nhưng lại được bắt nguồn từ tiếng Pháp, và nó có khá nhiều định nghĩa cũng như cách hiểu khác nhau. Trước tiên chúng ta cùng nhau tham khảo từ điển của Oxford, tại đây Entrepreneur được định nghĩa là chỉ đối tượng bắt đầu tham gia vào hoạt động kinh doanh hoặc vận hành kinh doanh để kiếm tiền, đặc biệt là khi việc kinh doanh này cũng bao gồm cả những rủi ro về vấn đề tài chính.
Như vậy, nếu dựa theo từ điển Oxford thì thuật ngữ này chính là chỉ về người chấp nhận, ưa thích mạo hiểm và đã chọn việc kinh doanh để kiếm tiền. Thực tế thì nó cũng không khác gì so với chức danh của một ngành nghề – Job title tại một số công ty hiện đại vậy.
Mà là đối tượng, đã vì động cơ lợi ích kinh tế, nên đã đứng ra sáng lập, gây dựng nên một doanh nghiệp tham gia vào việc hoạt động sản xuất kinh doanh về một lĩnh vực nào đó sản phẩm hay dịch vụ) để cung cấp ra thị trường, về phần thị trường thì nó có thể mới hoặc đang sẵn có.
Entrepreneur không khác gì so với Starup
Câu trả lời là không, Entrepreneur là một phạm trù rộng lớn hơn, và những đối tượng Starup có thể là Entrepreneur, nhưng ngược lại Entrepreneur thì không nhất thiết phải Starup mà đôi khi họ cũng có thể Small Business – Kinh doanh nhỏ.
Thực tế thì tôi cũng không phải là một nhà ngôn ngữ học hay đủ trình độ chuyên môn để có thể tham gia vào việc định nghĩa Entrepreneur là gì? Nhưng sau nhiều năm quan sát sự chuyển minh xung quanh tôi về chủ đề kinh doanh thì tôi cũng nhận thấy được rằng chúng ta, dường như đang khuyến khích tinh thần làm giàu, kiếm tiền bằng cách khởi nghiệp, làm chủ chính sự nghiệp của mình.
Và cũng đang xuất hiện khá nhiều các chương trình, dự án để tạo thêm nguồn lực để thúc đẩy Việt Nam trở thành một Đất nước khởi nghiệp giống như các nước có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ.
Có thể nói đây cũng chính là những điều kiện thuận lợi để chúng ta cùng nhau nâng cao được tinh thần làm giàu, và lớn hơn nữa là “Entrepreneurship – tinh thần làm chủ” và quan trọng nhất chính là làm chủ được chính bản thân mình.
Ba kỹ năng “vàng” cần có của entrepreneur là gì?
Dường như những khái niệm về Entrepreneur chưa được nhiều bạn trẻ nắm rõ được nên cũng đã không thể nhận biết cũng như phân biệt được nhiều thuật ngữ khác nhau. Và nó đã từng và đang được đánh giá khá cao và “lung linh” hơn mức cần thiết. Thực tế thì cũng rất ít nhà doanh nhân nổi tiếng quốc tế tự nhận mình là Entrepreneur, dù họ đã là những người góp phần làm thay đổi được thế giới.
Chính vì vậy, các bạn đã có bao giờ nghĩ mình chính là những Entrepreneur chưa?
Để trở thành entrepreneur thành công thì có lẽ nó cũng là cả một quãng đường dài trải gai, không hề đơn giản cũng như dễ đi như bạn nghĩ. Các bạn sẽ phải hội tụ đầy đủ những kỹ năng “vàng”: Phẩm chất cá nhân, kỹ năng tương tác, kỹ năng tư duy logic và sáng tạo, kỹ năng thực hành.
Phẩm chất cá nhân – kỹ năng vàng đầu tiên của entrepreneur là gì?
Nếu bạn đang mong muốn được trở thành một Entrepreneur thì các bạn nên xem xét tính cách, của bạn. Liệu mình có thực sự giữ vững được những quan điểm điển hình để trở thành một entrepreneur thành công không? Đừng ngại đặt ra câu hỏi cho chính bản thân của mình.
1. Tinh thần lạc quan
Mỗi khi có vấn đề gì thì bạn có lạc quan? Thực tế thì lạc quan có thể coi như một tài sản quý giá mà một Entrepreneur cần có, vì nó có khả năng giúp cho bạn có thể vượt qua được những giai đoạn khó khăn mà chắc chắn bạn sẽ phải trải qua. Bởi lạc quan sẽ giúp bạn loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực.
2. Tầm nhìn
Tầm nhìn của bạn là bao xa? Mỗi khi bạn phát hiện được những khía cạnh mới thì bạn có nhìn ra được những vấn đề tổng thể để cải thiện được điều đó không? Lợi thế để phát triển được mô hình kinh doanh chính là có khả năng nắm bắt cũng như nhìn ra được phương hướng để có thể xử lý được vấn đề.
3. Chủ động
Có bao giờ bạn biết chủ động tìm hiểu hay hoàn thành tốt được những nhiệm vụ của chính mình bằng chính tiếng gọi của bản năng chưa? Chủ động tức là không thụ động, không phải chờ bất cứ một điều gì thôi thúc nhưng vẫn có thể làm tốt, các bạn cũng nên rèn luyện cho mình thế chủ động trong bất cứ một tình huống nào. Có thể chỉ đơn giản là trong chuyện sẽ thức dậy vào mỗi buổi sáng!
4. Khao khát nắm quyền kiểm soát
Hay nói một cách đơn giản là tham vọng. Bạn có tham vọng chinh phục mọi thử thách để có thể điều hành được một bộ máy hoạt động không? Câu trả lời của bạn có lẽ phải là “có”, vì nó chính là động lực để bạn có thể vượt qua được mọi khó khăn trên con đường chinh phục Entrepreneur.
5. Nỗ lực và sự kiên trì
Bạn có phải là người năng nổ và tràn đầy năng lượng? Và liệu bạn có sẵn sàng làm việc rất chăm chỉ, trong một thời gian rất dài, để nhận ra mục tiêu của mình?
6. Chấp nhận rủi ro
Khi các bạn đã hiểu rõ được “Entrepreneur là gì?” thì có lẽ các bạn cũng đã thấy được rằng yếu tố này không thể thiếu nếu bạn mong muốn được trở thành Entrepreneur.
7. Khả năng phục hồi
Cùng với tinh thần lạc quan thì có lẽ bạn cũng sẽ có được yếu tố này, bởi biết đâu bán sẽ phải trải qua nhiều chông gai phía trước. Và liệu bạn có thể đủ kiên cường để làm được điều này hay không? Hãy biết cách đứng dậy sau lần vấp ngã là yếu tố tối thiểu mà bạn có thể làm được!
Tương tác – kỹ năng vàng thứ hai của entrepreneur là gì?
Là một entrepreneur thành công, đừng quên bạn sẽ phải làm việc với nhiều người và tạo mối quan hệ với nhiều đối tượng như: khách hàng, đồng nghiệp, đối tác, nhà cung cấp, nhà đầu tư,… Do vậy mà kỹ năng này cũng sẽ giúp ích khá nhiều trong sự nghiệp của bạn. Thực tế thì cũng có một số bạn đã có sắc tố chất này ở trong người nhưng chắc chắn bạn cũng sẽ phải rèn luyện và làm tốt điều này dù không có sẵn.
Và nội dung chính của phần kỹ năng này mà các bạn cần năm được là:
1. Khả năng lãnh đạo và biết cách tạo động lực
Thực tế thì các bạn nên coi đối phương giống như một đứa trẻ, nó cần được chúng ta vỗ về và dạy dỗ đúng lúc, bằng không sẽ làm phản tác dụng. Đặc biệt là đối với nhân viên, các bạn cần phải biết cách dẫn dắt thật tốt cũng như bóc tách thật kỹ những công việc của từng người để có thể biết được nó có thực sự phù hợp với họ không. Và các bạn đừng quên entrepreneur luôn có tầm nhìn xa trông rộng và nó sẽ hỗ trợ bạn làm tốt được điều này.
2. Kỹ năng giao tiếp
Hiện nay, có lẽ quá nhiều nghề nghiệp yêu cầu về khả năng giao tiếp, mà đôi khi còn có sự đòi hỏi khá cao. Và đương nhiên entrepreneur cũng không ngoại lệ, các bạn vẫn phải là người vừa có khả năng chuyên môn vừa phải biết cách ứng xử và giao tiếp với mọi người theo đúng chuẩn mực. Bạn đã bao giờ nghĩ rằng liệu cách giao tiếp từ trước đến nay của mình đã đúng và đủ thuyết phục người nghe chưa? Hãy luôn chắc chắn rằng mình đã làm việc này rất tốt.
3. Lắng nghe
Song song với khả năng giao tiếp chính là biết lắng nghe, bạn cần phải lắng từ tận tâm để nghe từng lời từng chữ mà đối phương nói ra, như vậy bạn mới có thể hiểu được những gì mà họ muốn truyền đạt với mình. Và đã bao giờ các bạn dành ra cả chục phút liền chỉ đê nghe một ai đó tâm sự chưa?
Có lẽ là chưa, vì thời gian đó bạn có thể làm được nhiều việc khác nữa. Tuy nhiên các bạn cũng nên cân nhắc và xem xét về điều đó. Vì biết đâu chỉ trong thời gian đó bạn đã có thể khai thác được nhiều điều mà trước giờ bạn chưa biết điều đó về họ.
4. Đạo đức
Các bạn còn nhớ lời Bác dạy không? Đức, và tài luôn cần đi cùng nhau vì khi bạn có tài nhưng lại “khuyết” đức thì có lẽ bạn chưa thể thành công được. Đạo đức ở đây đơn giản là bao gồm tính trung thực, biết cách đối nhân xử thế, công bằng và tôn trọng mọi người.
Tư duy logic và sáng tạo – kỹ năng vàng thứ hai của entrepreneur là gì?
Entrepreneur là gì? Là bạn luôn có những ý tưởng mới mẻ, không ngừng sáng tạo và luôn biết cách bắt kịp được nhu cầu cũng như xu hướng thị trường. Đồng thời cũng cần phải thường xuyên đưa ra những quyết định quan trọng và có tầm ảnh hưởng đến quá trình trở thành entrepreneur thành công.
Để củng cố được tư duy và khả năng giải quyết vấn đề thì các bạn cần phải rền luyện và tập cho bản thân có thói quen đưa ra những quyết định một cách khách quan nhất có thể, Entrepreneur là không hành động theo cảm tính. Đồng thời cũng đừng quên tự đánh giá đúng năng lực của bản thân mình để có thể đưa ra được những giải pháp hợp lý để tránh phải đối mặt với những rủi ro không đáng có.
Và các bạn cũng đừng quên nắm bắt cơ hội mỗi khi nó xuất hiện!
Các phương pháp rèn luyện tư duy logic
Mỗi người sẽ có phương pháp tư duy logic riêng sao cho hợp với bản thân nhất chứ không nhất thiết phải theo số đông. Trong đó một số phương pháp tư duy được đánh giá là hiệu quả có thể kể đến như:
Phương pháp tư duy qua sách báo
Sách được coi là kho tàng của tri thức. Đúng theo 3 vấn đề được đưa vào trí não khi rèn luyện khả năng tư duy thì thông tin đứng đầu tiên. Trong khi đó sách chính là nguồn thông tin khổng lồ. Bạn nên cố gắng đọc chậm và tập trung tìm hiểu các vấn đề từ sách thay vì đọc nhanh cho xong.
Phương pháp tư duy logic qua ngôn ngữ
Tư duy đơn thuần là việc trau dồi tri thức và biến đổi chúng. Thế nên cách rèn luyện tư duy tốt nhất là thông qua chính quá trình học tập. Một ngôn ngữ mới sẽ khiến bạn phải ra sức tìm hiểu từ đó học cách tư duy logic cũng như luyện sự tập trung và tăng khả năng ghi nhớ.
Cách tư duy logic qua nhạc cụ
Mỗi một bản nhạc đều có ý nghĩa riêng. Thay vì cố gắng chơi ô chữ để luyện tư duy thì âm nhạc sẽ giúp thư giãn trí óc. Bên đó người ta sẽ phải tư duy logic và sáng tạo không ngừng thì mới có thể tạo ra một bản nhạc hay, một bài hát mới.
Cách rèn luyện tư duy nhanh qua tranh luận
Cãi nhau là điều không nên nhưng tranh luận lại đem đến nhiều lợi ích. Nếu muốn tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình thì bạn sẽ phải đưa ra các lập luận riêng, những cách hiểu riêng có logic. Nếu đi đúng hướng thì đây sẽ là một cách tư duy có hiệu quả đáng để thử.
Cách phát triển tư duy qua trải nghiệm
Người xưa có câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Con người muốn luyện tư duy thì không thể học thuộc lòng sách vở mà còn phải tự mình trải nghiệm. Những kiến thức xã hội, những hoạt động ngoại hóa sẽ giúp củng cô kỹ năng sống đồng thời là cách tư duy nhanh có hiệu quả nhất.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Các tìm kiếm liên quan:
- entrepreneurial spirit là gì
- corporate entrepreneur là gì
- entrepreneurship
- entrepreneur và startup
- intrapreneurship là gì
Nội dung liên quan:
- Nghề marketing là gì? Tầm quan trọng của việc nghiên cứu Marketing
- VPS là gì? Công dụng, tính năng và cách sử dụng VPS
- KOL là gì? Cách lựa chọn KOLs hiệu quả cao cho doanh nghiệp