Cho đến ngày nay, event trở nên thành một ngành nghề cực hót và nóng bỏng trên thị trường. Thu hút, chiếm được khá nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ ngày nay dành cho nghề này. Event là gì mà chiếm được nhiều sự quan tâm của bạn trẻ đến như vậy? Phải chăng sự kiện là một nghề cơ hội tạo thu nhập hấp dẫn dành cho giới trẻ hiện nay”. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về event và công việc của những người theo nghề tổ chức sự kiện nhé!
Event là gì?
Event là gì? Event có nghĩa là Sự Kiện. Những hoạt động quy tụ số lượng lớn công chúng, những người tham gia tại một thời gian, địa điểm xác định đều được gọi là Event (sự kiện) và người tổ chức ra những hoạt động này được gọi là những người làm event hay còn gọi là tổ chức sự kiện.
Sự kiện là một cách để tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho những người tham gia. Với những hoạt động đa dạng và phong phú, sự kiện có thể đem lại cho người tham gia những trải nghiệm tuyệt vời, giúp họ tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ và mang lại cảm giác hứng khởi.
Trong lĩnh vực kinh doanh, sự kiện là một phương tiện quảng bá hiệu quả để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng. Những sự kiện kinh doanh như triển lãm, hội chợ, hội nghị… cung cấp cho doanh nghiệp cơ hội để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường.
Ngoài ra, sự kiện cũng là một cách để tôn vinh và giới thiệu văn hóa của một quốc gia, một dân tộc. Những lễ hội, sự kiện văn hóa đặc sắc như lễ hội hoa đào ở Nhật Bản, lễ hội Di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam… không chỉ là cơ hội để giới thiệu văn hóa đặc trưng mà còn là cơ hội để các quốc gia, các dân tộc khác hiểu và tìm hiểu lẫn nhau.
Các hình thức Event được chia thành các nhóm bao gồm:
– Event trong doanh nghiệp: Hội nghị, hội thảo, cuộc họp cổ đông, lễ khai trương…
– Event của khách hàng: họp báo, lễ tri ân, các chương trình ca nhạc, giới thiệu sản phẩm
– Event phi lợi nhuận : hoạt động từ thiện, quyên góp tiền, lễ hội…
Mục đích của việc tổ chức Event là gì?
Tổ chức các Event giúp quảng bá hình ảnh của công ty, giúp khách hàng biết đến các dịch vụ sản phẩm công ty đang cung cấp. Mở rộng số lượng khách hàng tiềm năng cũng như tăng lượng khách hàng hiện có giúp tăng doanh thu cho công ty.
Mỗi sự kiện đều có mục đích và chủ đề riêng. Do đó, việc trùng lặp ý tưởng giữa các sự kiện khác nhau sẽ ảnh hưởng đến chất lượng uy tín của buổi sự kiện. Tùy theo quy mô sự kiện mà bạn lựa chọn địa điểm tổ chức cho phù hợp, không gian đủ rộng để chứa hết khách mời tham gia sự kiện, phù hợp với cách trang trí, bố trí thiết bị sân khấu.
Các công việc người làm Event là gì?
Event là gì? Hầu như chúng ta nghĩ, người làm event là những người giỏi và có đầu óc cự kỳ linh hoạt. Luôn có những ý tưởng đầy đột phá, sáng tạo, đam mêm, năng động và có những trải nghiệm thú vị với sự kiện.
Nhưng để tổ chức một sự kiện thành công, đòi hỏi người làm sự kiện phải trải qua những pha cân não cực kỳ căng thẳng.
Công việc của người làm event chủ yếu là nghiên cứu sự kiện, xác định đối tượng mà sự kiện muốn hướng đến. Lập ra mục tiêu của sự kiện, xây dựng được những ý tưởng chủ đạo của sự kiện.
Chuẩn bị nhân sự và trang thiết bị kỹ thuật để chạy được chương trình. Quản lý tính toán chi phí ngân sách, lên phương án triển khai sự kiện.
Và khi đã chuẩn bị xong tất cả các công việc trên là hướng đến việc thỏa mãn sự kỳ vọng của người tham dự, kéo dài những hiệu ứng của sự kiện đó.
Tuy rằng nghề event là một nghề cân não nhưng đổi lại khi sự kiện thành công nó mang lại cho người làm sự kiện một mức thu nhập rất hấp dẫn.
Mức lương hấp dẫn của nghề sự kiện
Ngành sự kiện với nhiều chức vụ và cấp độ khác nhau nên có mức thu nhập khác nhau.
Đạo diễn sự kiện: Là người điều hành cao nhất của sự kiện, mức lương tối thiêu của người này là từ 20.000.000 đ đến 50.000.000 đ thậm chí còn khủng hơn nhiều.
Người chạy sự kiện: Là người điều hành sau cánh gà sân khấu, cầm đàm ở những vị trí thường thấy là bàn điều khiển như bàn âm thanh, điều chỉnh ánh sáng. Lương của của người chạy sự kiện là 10.000.000 đ.
Nhân viên kinh doanh sự kiện: Là vị trí cần ngoại hình và phải nắm rõ được những giá cả thị trường về thiết bị sự kiện, để có thể tư vấn cho khách hàng. Mức thu nhập hấp dẫn của nhân viên kinh doanh là 12.000.000 đ kèm theo doanh số.
Thiết kế đồ họa: Người thiết kế sân khấu, dựng 3d, BackDrop…. người thiết kế 3d đóng vai trò quan trọng trong chốt sale, nhận dự án. Mức thu nhập của thiết kế đồ họa khá cao từ: 15.000.000 đ đến 30.000.000 đ.
Người điều khiển âm thanh, ánh sáng: Mức lương của người này từ 2.000.000 đ đến 6.000.000 đ/1 sự kiện.
Content Marketing: Mức thu nhập từ 9.000.000 đ đến 13.000.000 đ
Tại sao lại gọi nghề làm event là một nghề cân não?
Event là gì? Làm được một sự kiện để lại ấu dấu sâu sắc và thỏa mãn người tham dự không phải là dễ. Ngoài những yếu tố mang tính lý thuyết như cần sức khỏe, kỹ năng , kiến thức … Bạn còn rất cần có một “tinh thần thép” hay còn được gọi là “cân não”. Vậy cần phải “cân não” ở những bước nào?
Việc lên ý tưởng cho một chương trình
Điều đó không phải là dễ, đòi hỏi người làm event phải có kỹ năng suy nghĩ và khát quát ý tưởng nhanh, phải phân tích mọi ý tưởng hiện lên trong đầu một cách nhanh chóng. Từ đó chọn ra ý tưởng phủ hợp nhất cho chương trình.
Trong quá trình đàm phán với khách hàng
Những người tổ chức sự kiện không khác gì là “làm dâu trăm họ”. Họ luôn phải suy nghĩ theo hướng làm cách nào để “quản lý” được khách hàng và sự kỳ vọng của họ. Nhiều khách hàng đưa ra rất nhiền ý tưởng, kỳ vọng của họ.
Một số ý tưởng thực hiện hiệu quả giúp ít nhiều cho người làm event nhưng cũng không ít những ý tưởng trong đó khiến họ đau đầu để giải thích làm sao cho họ hiểu về sự bất hợp lý cũng như cân nhắc làm sao để làm vừa lòng vừa ý khách hàng.
Đàm phán với nhà cung cấp
Việc đàm phán với nhà cung cấp cũng không phải là chuyện dễ dàng. Một sự kiện được gọi là thành công mỹ mãn cần phải cần làm việc với rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Mỗi nhà cung cấp là một mắt xích trong chuỗi vận hành sự kiện, nếu như một mắt xích bị đứt thì dây chuyền lập tức bị ảnh hưởng và có thể không tiếp tục được nữa.
Thế làm cách nào để quản lý được nhiều nhà cung cấp như thế cùng một lúc mà vẫn đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng chi chương trình thì điều đó cũng làm không ít dân event đau đầu.
Và cuối cùng
Event là gì? Sự thành hay bại của một sự kiện không phải là bạn cố gắng ra sao mà là liệu các vị khách có biết đến sự kiện của bạn và đi tham gia không? Một sự kiện được tổ chức ra mà số người đi tham dự không quá 10 người thì có được gọi là thành công? Hoặc như các sự cố “khách không mời mà đến” trong quá trình thực hiện sự kiện như những “cơn đau tim” đối với người làm event.
Việc tổ chức sự kiện có nghĩa là có sự tham gia của nhiều người và bất kỳ sự cố nào xảy ra cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến nhiều người. Và đương nhiên, nếu bạn làm không tốt thì bạn hiểu hiệu ứng đám đông có sức mạnh như thế nào rồi đấy!
Chính vì những điều đó mà dân làm event phải cân não suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết sao cho thỏa đáng nhất, tốt nhất. Để được như thế thì bạn cần phải trải nghiệm nhiều để rút ra bài học cho bản thân!
Tóm lại, sự kiện (event) là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho người tham gia. Chúng ta có thể tham gia vào những buổi tiệc, hội nghị, triển lãm, lễ hội… để cùng chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ, tìm hiểu văn hóa của những quốc gia khác nhau, hoặc tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Từ khóa:
- Event nghĩa là gì
- Event là gì trên Facebook
- Tổ chức event là gì
- Even là gì
- Làm event là gì
- Critical event là gì
Nội dung liên quan:
- 7 bài học về cách quản lý tài chính cá nhân từ A đến Z
- Campaign là gì? Những Campaign “siêu chất” từ thương hiệu lớn
- Quan hệ công chúng là gì? Công việc của một người làm quan hệ công chúng