Firebase là gì? Tìm hiểu về nền tảng dịch vụ đám mây của Google

firebase là gì

Nếu bạn là một người đang tìm hiểu về lập trình web hay lập trình di động, thì chắc hẳn bạn đã từng nghe ở đâu đó nói đến thuật ngữ Firebase rồi phải không.Vậy Firebase là gì? Nó có những tính năng nào mà lại được nhiều người sử dụng đến thế? Qua bài viết này mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về nó nhé!

Firebase là gì?

Firebase là gì? Firebase là một nền tảng sở hữu bởi google giúp chúng ta phát triển các ứng dụng di động và web. Họ cung cấp rất nhiều công cụ và dịch vụ tiện ích để phát triển ứng dụng nên một ứng dụng chất lượng. Điều đó rút ngắn thời gian phát triển và giúp ứng dụng sớm ra mắt với người dùng.

Firebase cung cấp cho người dùng các dịch vụ cơ sở dữ liệu hoạt động trên nền tảng đám mây với hệ thống máy chủ cực kỳ mạnh mẽ của Google. Chức năng chính của firebase là giúp người dùng lập trình ứng dụng, phần mềm trên các nền tảng web, di động bằng cách đơn giản hóa các thao tác với cơ sở dữ liệu.

Với firebase, bạn có thể tạo ra những ứng dụng real-time như app chat, cùng nhiều tính năng như xác thực người dùng, Cloud Messaging,… Bạn có thể dùng firebase giống như phần backend của app.

Các dịch vụ của firebase hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên bạn cần phải trả thêm tiền nếu muốn nâng cấp lên. Điều này bạn nên cân nhắc nếu muốn xây dựng một ứng dụng lớn sử dụng phần backend là firebase, vì cái giá khi muốn nâng cấp còn khá đắt đỏ so với việc xây dựng backend truyền thống.

firebase là gì
firebase là gì

Lịch sử phát triển của Firebase

Firebase phát triển từ Envolve, một công ty khởi nghiệp trước đó do James Tamplin và Andrew Lee thành lập vào năm 2011. Họ thành lập Firebase như một công ty vào tháng 9 – 2011. Đến tháng 4 năm 2012 Firebase đã lần đầu tiên được ra mắt công chúng.

Sản phẩm đầu tiên của Firebase là Cơ sở dữ liệu thời gian thực (Firebase realtime database), một API đồng bộ hóa dữ liệu ứng dụng trên các thiết bị iOS, Android và Web, đồng thời lưu trữ trên đám mây của Firebase. Sản phẩm hỗ trợ các nhà phát triển phần mềm trong việc xây dựng các ứng dụng cộng tác, theo thời gian thực.

Vào tháng 10 năm 2014, Firebase đã được Google mua lại. Từ đó đến nay, Firebase đã ra mắt thêm nhiều tính năng mới và được nhiều nhà phát triển ưa thích sử dụng trong các dự án của mình.

Ưu nhược điểm của Firebase

Sau khi đã hiểu về firebase la gi cũng như các hoạt động của Firebase, tiếp theo bạn sẽ biết thêm về ưu – nhược điểm của ứng dụng này. Các phân tích tổng quát sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ứng dụng:

Ưu điểm

Nền tảng Firebase được sử dụng rộng khắp nơi không chỉ là điều ngẫu nhiên. Bởi lẽ ứng dụng này sở hữu riêng cho mình nhiều ưu điểm vô cùng nổi bật. Điển hình:

  • Sử dụng dễ dàng: Những người dùng có thể đăng ký một tài khoản Firebase thông qua tài khoản Google. Đồng thời, người cùng cũng có thể sử dụng nền tảng này trong quá trình phát triển ứng dụng một cách đơn giản nhất.
  • Tốc độ phát triển nhanh: Ưu điểm tiếp theo chính là Firebase hỗ trợ cho việc phát triển ứng dụng rất nhanh chóng. Điều này sẽ giúp lập trình viên giảm bớt được thời gian để phát triển cũng như tiếp thị ứng dụng.
  • Cung cấp nhiều dịch vụ: Firebase còn cung cấp đa dịch vụ cho mục đích phát triển trang web. Người dùng có thể lựa chọn database Firestore hoặc Realtime theo đúng ý muốn của mình.
  • Nền tảng cho Google phát triển: google firebase là gì? Firebase được Google mua lại và trở thành một phần của Google. Ứng dụng này sẽ khai thác được triệt để sức mạnh cũng như các dịch vụ hiện đang sẵn có của Google.
  • Giao diện người dùng được chú trọng: Firebase sẽ cho phép các lập trình viên tập trung hơn vào việc phát triển giao diện của người dùng thông qua kho Backend mẫu vô cùng đa dạng.
  • Firebase app không có máy chủ: Chính điều này sẽ giúp cho Firebase có được khả năng tối ưu hóa nhất về hiệu suất làm việc nhờ vào việc mở rộng cụm database.
  • Học máy: Ứng dụng Firebase sẽ cung cấp học máy cho các lập trình viên để hỗ trợ tốt nhất cho việc phát triển ứng dụng.
  • Tạo lưu lượng truy cập: Firebase App sẽ hỗ trợ việc tạo lập các chỉ mục. Đồng thời, Firebase cũng sẽ giúp nâng cao thứ hạng của ứng dụng ở trên bảng xếp hạng của Google. Nhờ vậy mà lượt traffic sẽ tăng lên.
  • Theo dõi lỗi: Đây là một công cụ để phát triển cũng như khắc phục lỗi vô cùng tuyệt vời. Nhờ vậy khi sử dụng, bạn không cần lo lắng mình sẽ để sót lỗi.
  • Chức năng sao lưu: cách sử dụng firebase sao lưu một cách thường xuyên và đảm bảo tính sẵn có. Đồng thời, chức năng này cũng giúp cho thông tin và dữ liệu được bảo mật một cách an toàn nhất.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì Firebase cũng còn tồn tại một số nhược điểm nhất định:

  • Firebase không là mã nguồn mở: Điều này sẽ giúp cho ứng dụng trở thành một lựa chọn không quá tối ưu đối với nhiều nhà phát triển. Người dùng không thể sửa đổi được mã nguồn Firebase.
  • Người dùng không truy cập được mã nguồn: Đối với những ứng dụng lớn thì việc chuyển đổi sang các nhà cung cấp khác thực sự không dễ dàng. Để làm được điều này thì toàn bộ Backend cần phải được xây dựng lại từ đầu.
  • Nền tảng không hoạt động nhiều quốc gia: Firebase chính là một Subdomain của Google.Trang web chính thức của Firebase hiện tại đang bị chặn ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Trung Quốc.
  • Firebase chỉ hoạt động với CSDL NoSQL: Người dùng sẽ không thể xử lý được dữ liệu một cách nhanh chóng. Firebase chỉ sử dụng JSON và hầu như không có SQL. Chính vì vậy, để di chuyển từ cơ sở dữ liệu sẽ không hề dễ dàng.
  • Firebase chỉ chạy trên Google Cloud: Firebase trở thành một phần của Google và tất cả cơ sở hạ tầng của ứng dụng đều hoạt động trên Google Cloud. Người dùng không thể chạy ứng dụng trên những đơn vị cung cấp đám mây khác.

Những tính năng chính của Firebase là gì?

Firebase Realtime Database

Firebase là gì? Firebase realtime database là một cơ sở dữ liệu thời gian thực, NoSQL được lưu trữ đám mây cho phép bạn lưu trữ và đồng bộ dữ liệu. Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng cây Json, và được đồng bộ theo thời gian thực đối với mọi kết nối.

Khi bạn xây dựng những ứng dụng đa nền tảng như Android, IOS và Web App, tất cả các client của bạn sẽ kết nối trên cùng một cơ sở dữ liệu Firebase và tự động cập nhật dữ liệu mới nhất khi có sự thay đổi

Cả một cơ sở dữ liệu là một cây json lớn, với độ trễ thấp, Firebase realtime database cho phép bạn xây dựng các ứng dụng cần độ realtime như app chat, hay game online…

Firebase có các tính năng bảo mật hàng đầu

Tất cả dữ liệu được truyền qua một kết nối an toàn SSL, việc truy vấn cơ sở dữ liệu truy vấn và việc xác nhận thông tin được điều khiển theo một số các quy tắc security rules language. Các logic bảo mật dữ liệu của bạn được tập trung ở một nơi để dễ dàng cho việc sửa đổi, cập nhật và kiểm thử.

firebase là gì
firebase là gì

Làm việc offline

Ứng dụng của bạn sẽ duy trì tương tác mặc dù có các vấn đề về kết nối internet như mạng chậm chờn, mất mạng hay mạng yếu. Trước khi bất kỳ dữ liệu được ghi đến firebase thì tất cả dữ liệu lập tức sẽ được ghi tạm vào một cơ sử dữ liệu ở local. Sau khi có kết nối internet lại, client sẽ nhận bất kỳ thay đổi mà nó thiếu/ bỏ lỡ và đồng bộ hoá nó với cơ sở dữ liệu tại firebase.

-Firebase realtime database cho phép nhiều kết nối đồng thời mà bạn không cần tính toán đến vấn đề nâng cấp máy chủ. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải trả phí để có thể nâng cấp firebase khi quy mô ứng dụng đủ lớn.

Firebase Authentication

Firebase Authentication là chức năng xác thực người dùng.

Hiểu một cách đơn giản, app của bạn cần phải đăng nhập/ đăng ký tài khoản để sử dụng, Firebase cung cấp cho chúng ta chức năng xác thực người dùng bằng email, số điện thoại, hay tài khoản Facebook, Google,…

Việc xác thực người dùng là một chức năng vô cùng quan trọng trong việc phát triển ứng dụng. Tuy nhiên, khi bạn muốn xác thực với nhiều phương thức khác nhau như email, số điện thoại, google, facebook sẽ tốn nhiều thời gian và công sức.

Firebase Authentication giúp thực hiện việc đó một cách dễ dàng, giúp người dùng nhanh chóng tiếp cận sản phẩm hơn. Vì thế, nó là một chức năng vô cùng hữu ích của firebase.

Nếu bạn muốn xây dựng sản phẩm một cách nhanh chóng, hay chỉ đơn giản là làm bài tập, đồ án thì việc tích hợp Firebase Authentication và Firebase Realtime Database vào ứng dụng sẽ giúp bạn giảm rất nhiều thời gian so với các cách khác.

Firebase Cloud Storage

Firebase là gì? Firebase Cloud Storage là một không gian lưu trữ dữ liệu, nó giống như một chiếc ổ cứng. Bạn có thể upload và download các loại file bạn muốn. Đó có thể là một file ảnh, hay file văn bản, .zip, …

– Phân biệt Firebase cloud storage với Firebase realtime database.

Câu trả lời rất đơn giản, Firebase là một cơ sở dữ liệu- nơi bạn có thể lưu trữ các thông tin về tài khoản người dùng, hay các thông tin về một mặt hàng nếu bạn xây dựng một app bán hàng.

Còn với Firebase cloud storage, chúng là nơi lưu trữ những file, đó có thể là những hình ảnh về một mặt hàng chẳng hạn. Bạn có thể lưu trữ link tới file hình ảnh trong database, còn file ảnh đặt trong cloud storage. Vậy là client có thể dễ dàng truy vấn và sử dụng.

Firebase Cloud Function

Cloud Functions Firebase cho phép chúng ta viết những câu truy vấn database lưu trữ trên cloud. Code của bạn được lưu trữ trong cloud của Google và chạy trong một môi trường bảo mật, được quản lý. Bạn không cần quan tâm đến vấn đề mở rộng các máy chủ.

Với firebase, khi bạn muốn lấy dữ liệu bạn cần phải viết các câu truy vấn trực tiếp từ client. Điều này có thể vô tình để lộ một số thông tin nhạy cảm. Để khắc phục vấn đề đó, Cloud Function đã ra đời.

Nhiều lúc, các developers muốn kiểm soát logic trên server để tránh giả mạo phía client. Ngoài ra, đôi khi không muốn mã của mình khi bị decode sẽ gây ra các vấn đề về bảo mật. Cloud Functions được tách biệt hoàn toàn với client, vì vậy bạn có thể yên tâm nó bảo mật và luôn thực hiện chính xác những gì bạn muốn.

Firebase Analytics

Firebase là gì? Firebase Analytics là tính năng giúp bạn phân tích hành vi của người sử dụng trên ứng dụng của bạn. Cuối cùng nó sẽ đưa ra lời khuyên về lộ trình xây dựng ứng dụng.

Để làm việc này bạn cần cài đặt SDK (Software Development Kit, cụ thể hơn là FirebaseAnalytics.unitypackage), chức năng phân tích sẽ trở nên khả dụng. Khi đó, bạn không chỉ xem được hành vi của người dùng mà còn có thể biết được thông tin về như hiệu quả quảng cáo, tình trạng trả phí, v.v.

Với tính năng này, bạn có thể biết người dùng của bạn thường xuyên truy cập tính năng nào, từ đó bạn có thể đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm của mình.

firebase là gì
firebase là gì

Machine Learning Kit

Bạn có thể tự tin khi nói app của tôi tích hợp AI, Machine Learning.

Với Machine Learning Kit bạn có thể làm một số việc:

  • Text recognition (nhận dạng văn bản viết tay/ máy)
  • Barcode scanning (quét mã vạch)
  • Landmark recognition (nhận diện mốc)
  • Image labeling (ghi nhãn hình ảnh)
  • Face detection (nhận diện khuôn mặt)

Từ khóa:

  • Firebase app verification là gì
  • Your Firebase app verification code is là gì
  • Firebase App
  • Firebase Android là gì
  • Nhược điểm của Firebase
  • Hướng dẫn sử dụng Firebase
  • Firebase có miễn phí

Nội dung liên quan:

1 những suy nghĩ trên “Firebase là gì? Tìm hiểu về nền tảng dịch vụ đám mây của Google

  1. Melinda Kennedy nói:

    I’m no longer positive where you’re getting your info,but good topic. I needs to spend some time studying much more orfiguring out more. Thank you for magnificent information I was in search of thisinformation for my mission.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *