Google Analytic là gì? Trong bài viết này, Semtek Co,. LTD sẽ giúp bạn hiểu về Google Analytics, những tính năng cơ bản và quan trọng nhất. Bạn sẽ áp dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của website.
Google Analytics là gì?
Google Analytics là công cụ phân tích trang web miễn phí do Google cung cấp để giúp bạn phân tích lưu lượng truy cập trang web của mình.
Google Analytics cung cấp số liệu thống kê và các phân tích cơ bản để bạn có thể tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ( SEO ) và các mục đích tiếp thị. Giúp bạn có thể dễ dàng xác định được lưu lượng truy cập trang web, tỷ lệ chuyển đổi đến tỷ lệ thoát của trang web và nhiều hơn nữa.
Theo đánh giá của người dùng, Google Analytics là công cụ miễn phí rất dễ sử dụng. Ai cũng có thể tạo một tài khoản Google Analytics khi có tài khoản Google. Vì thế, nó được coi là công cụ thống kê dữ liệu trang web hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Hơn 50 triệu trang web trên toàn thế giới sử dụng Google Analytics.
Nếu bạn không sử dụng nó, không biết Google Analytic là gì, bạn nên cài đặt và sử dụng nó ngay bây giờ. Tại sao ư? Bởi Google Analytics mang đến rất nhiều lợi ích. Đặc biệt là lợi ích trong SEO.
analyticsLịch sử hình thành Analytics
Năm 1785, William Playfair đưa ra khái niệm về biểu đồ thanh, đây là một trong những tính năng trực quan hóa dữ liệu cơ bản và được sử dụng rộng rãi. Năm 1890, Herman Hollerith đã phát minh ra “máy lập bảng”, máy ghi dữ liệu trên thẻ đục lỗ. Điều này cho phép dữ liệu được phân tích nhanh hơn, do đó đẩy nhanh quá trình kiểm đếm của Điều tra dân số Hoa Kỳ từ bảy năm chỉ còn 18 tháng.
Đến những năm 1970 – 1980 là sự ra đời của cơ sở dữ liệu quan hệ (RDB) và phần mềm Ngôn ngữ truy vấn chuẩn (SQL) ngoại suy dữ liệu để phân tích theo yêu cầu. Vào cuối những năm 1980, William H. Inmon đề xuất khái niệm về một “data warehouse (kho dữ liệu)” nơi thông tin có thể được truy cập nhanh chóng và lặp đi lặp lại. Vào những năm 1990, khái niệm khai thác dữ liệu cho phép các doanh nghiệp phân tích và khám phá các mẫu trong các tập dữ liệu cực lớn.
Các nhà phân tích dữ liệu và các nhà khoa học dữ liệu đã đổ xô sang các ngôn ngữ lập trình như R và Python để phát triển các thuật toán học máy, làm việc với các bộ dữ liệu lớn và tạo hình ảnh trực quan dữ liệu phức tạp. Vào những năm 2000, những đổi mới trong tìm kiếm trên web đã cho phép phát triển MapReduce, Apache Hadoop và Apache Cassandra để giúp khám phá, chuẩn bị và trình bày thông tin.
Lợi ích và ứng dụng của Google Analytics nhiều người chưa biết hết
Sau đây là toàn bộ các tính năng của Google Analytic:
- Thiết lập dashboard tùy ý để có được những số liệu cần thiết.
- Cung cấp tính năng Advanced Segment để phân tích từng campaign cụ thể.
- Phân hóa số liệu dựa trên đặc tính người dùng truy cập trên website, bao gồm tuổi, nơi ở, sở thích…
- Theo dõi các trang trên website mà người dùng thường lui tới, các từ khóa mà người dùng tìm kiếm dẫn về website của bạn.
- Cung cấp tính năng Funnel Visualization, giúp bạn hiểu được bước mua hàng nào trên website khiến người dùng thoát trang.
- Thống kê doanh thu tổng mà website của bạn đã đạt được.
- Đem đến tính năng Multi-Channel Funnels giúp bạn hiểu rõ nguồn truy cập vào website của bạn (social media, search, người dùng tự type website, các trang web khác…)
- Chức năng so sánh độ tích cực của các kênh marketing cho website với Model Comparision.
Lợi ích của Google Analytic là gì?
Google Analytics mang đến rất nhiều lợi ích. Đặc biệt là phục vụ những người làm SEO.
Một trong những tác dụng lớn nhất phải kể đến của google analytics là phân tích thống kê lượt truy cập vào website hàng ngày. Bạn có thể dễ dàng theo dõi và biết được hàng ngày có bao nhiều người vào web, thời gian vào web là bao lâu, mục nào trên web được nhiều người ghé thăm nhất. Thậm chí xem chi tiết hơn về người dùng từ những vùng miền nào, họ xem trên điện thoại hay máy tính, dùng trình duyệt gì, vào web nhiều nhất vào khoảng thời gian nào,…
Thông qua việc theo dõi hành vi của khách hàng, bạn sẽ biết điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì. Từ đó, phát huy được thế mạnh của mình và và hạn chế đi những điểm yếu.
Dưới đây là một vài lợi ích khác của Google Analytics:
- Công cụ trực quan hóa dữ liệu bao gồm bảng điều khiển, biểu đồ chuyển động, hiển thị thay đổi dữ liệu theo thời gian.
- Phân tích, theo dõi tỷ lệ chuyển đổi.
- Dễ dàng xuất file báo cáo
- Chia sẻ quyền quản trị người dùng với nhiều email khác nhau
- Tích hợp với các sản phẩm khác của Google, chẳng hạn như AdWords, Public Data Explorer và Trình tối ưu hóa trang web.
- Với nhiều lợi ích như vậy, bạn có muốn sử dụng nó ngay bây giờ không? Hãy xem cách cài đặt Google Analytic ở dưới đây để tự tạo cho mình một tài khoản nhé!
Ứng dụng của Google Analytics
Ứng dụng chủ yếu của Google Analytics là giúp các quản trị viên website hiểu được hành vi người dùng, từ đó đưa ra các chiến lược triển khai nhằm thúc đẩy bán hàng tốt hơn. Semtek Co,. LTD sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các ứng dụng này của Google Analytic nhé!
- Thống kê thời gian thực (real-time)
Google Analytic giúp bạn thấy được có bao nhiêu người dùng đang lướt website của bạn. Qua đó giúp bạn nắm rõ lưu lượng truy cập tối ưu nhất của website trong 1 ngày, tạo tiền đề để xây dựng KPIs cho chiến dịch Digital Marketing của bạn.
Google Analytics thống kê được nguồn truy cập vào website của người dùng đến từ đâu là nhiều nhất, cụ thể bao gồm các kênh như social media, google search, quảng cáo, các website khác… Ngoài ra, nó còn có khả năng thống kê được ngôn ngữ và hệ điều hành mà thiết bị của người dùng đang sử dụng để truy cập vào website của bạn là gì, từ đó tạo tiền đề để bạn tối ưu website phù hợp với các tiêu chí trên.
- Chỉ rõ hành vi người dùng trên website
Không chỉ dừng lại ở nguồn truy cập, Google Analytics còn cho thấy hành vi thực sự của họ trên website thông qua các chỉ số như thời gian trung bình của 1 phiên truy cập, trang được truy cập nhiều nhất trên website, tỷ lệ thoát trang cùng nhiều chỉ số khác mà bạn mong muốn tìm hiểu cụ thể hơn.
- Phân tích lưu lượng truy cập theo nhân khẩu học
Google Analytics có thể phân tích các số liệu theo giới tính, địa điểm, sở thích… Điều này được Google thu thập thông qua cookies người dùng hoặc được máy chủ Google định vị, theo dõi.
Hướng dẫn làm quen với các chỉ số trong Analytics
1. Người dùng – User – Visitor
Chỉ số người dùng, hay còn gọi là User, Visitor, là chỉ số cơ bản mà ai cũng có thể hiểu được. Chỉ số người dùng cho bạn biết số lượng người đã truy cập vào website của bạn. Tại đây, GA xác định người dùng bằng mã theo dõi, được gọi là cookie trong môi trường kỹ thuật số thì website hay bất cứ một nền tảng nào khác đều sẽ có những phương thức xác định người dùng của riêng mình.
Trong Google Analytics thì mục người dùng sẽ có thống kê khác nhau đó là người dùng mới và người dùng cũ. Tổng người dùng truy cập chính là 2 cái này cộng lại.
2. Số phiên – Session
Số phiên trong google analytics là gì? Số phiên trong Google Analytic có ý nghĩa như một phiên làm việc ở ngoài. Từ lúc người dùng bắt đầu vào website của bạn cho đến lúc thoát ra sẽ được xem là kết thúc một phiên. Trong một phiên đó thể có nhiều hành động trên site như xem bài viết, xem ảnh, nhấn vào link liên kết nội bộ, like… được gọi chung là tương tác trên site.
Tại các báo cáo của GA đều có thống kê chỉ số phiên này. Số phiên nhiều tức là có nhiều traffic truy cập vào website của bạn. Trong việc bạn đánh giá chiến dịch marketing có hiệu quả hay không thì chỉ số phiên hầu như là chỉ số đầu tiên mà bạn nhìn vào để đánh giá số lượng người đã vào website.
analytics3. Thời gian trên trang
Tại chỉ số này sẽ đo lượng người dùng trên một trang bất kỳ. Ví dụ như vào trang chủ trong 2 phút rồi chuyển sang trang sản phẩm thì thời gian trên trang chủ là 2 phút. Khi đó bạn vào báo cáo hành vi => nội dung trên web => tất cả các trang.
Thời gian trung bình trên trang = Tổng lượng thời gian trên trang / Số lần xem trang
4. Thời lượng của phiên
Thời lượng phiên chính là tổng quãng thời gian mà người dùng ở trên website của bạn, không tính trên một site cụ thể nào. Bạn có thể xem báo cáo thời lượng của phiên tại báo cáo sức thu hút => tất cả lưu lượng truy cập => Kênh.
Thời lượng trung bình của phiên = Tổng thời lượng của tất cả phiên / Tổng tất cả các phiên.
5. Tỷ lệ bỏ trang – Bounce Rate
Bạn cần phân biệt giữa tỷ lệ bỏ trang và tỷ lệ thoát trang, tương ứng với Bounce Rate và Exit Rate. Theo đó tỷ lệ bỏ trang là tỷ lệ phần trăm của số phiên truy cập chỉ có một trang duy nhất và không có tương tác, tức là người dùng xem một trang duy nhất của bạn rồi thoát nó ra.
6. Tỷ lệ thoát trang – Exit Rate
Tỷ lệ thoát trang tính trên lượt thoát hẳn ra ngoài website của bạn, kết thúc một phiên truy cập. Tỷ lệ thoát trang càng cao thì website càng bị Google đánh giá thấp, vì thế sẽ ảnh hưởng tới hoạt động seo web lên top.
7. Tỷ lệ chuyển đổi
Chỉ số quan trọng và được quan tâm lớn nhất của các chủ website đó là tỷ lệ chuyển đổi. Chỉ số này sẽ cho thất có bao nhiêu chuyển đổi trên tổng số phiên trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ chuyển đổi có thể được tính là lượt tương tác với web, order, live chat…
Bạn có thể xem báo cáo tỷ lệ chuyển đổi tại bảo cáo số chuyển đổi => mục tiêu => tổng quan. Tuy nhiên để GA cập nhật các dữ liệu này thì bạn cần phải cài đặt vào mục tiêu cho website của bạn.
Vậy tất cả các SEOer chúng ta có nên dùng Analytics không?
Google Analytics cũng có những khuyết điểm, tuy nhiên bạn có thể chấp nhận hoặc xử lý được.
Google cũng đồng thời thu thập thông tin của website bạn. Miễn phí sử dụng nên bạn sẽ phải trả phí bằng thông tin của mình. Tuy nhiên cá nhân tôi chấp nhận việc này vì dù sao bạn cũng đã bị Google ảnh hưởng quá nhiều rồi trong môi trường internet.
Giới hạn trong số liệu phân tích. Google tuy rất mạnh nhưng những công cụ tracking khác có thể sẽ tối ưu hơn trong một số niche và dĩ nhiên tốt hơn Google Analytics.
Dù tồn tại một số hạn chế trên nhưng Google có những ưu điểm tuyệt vời sau mà khi đặt lên bàn cân để quyết định, bạn cũng sẽ chọn sử dụng Google Analytics.
analyticsNhững điểm mạnh của Google Analtic là gì?
- Miễn phí: Quá tuyệt vời. Tiết kiệm chi phí hoạt động cho website của bạn mà vẫn có được một công cụ theo dõi mạnh mẽ. Cần nói thêm là Google Analytic khá phức tạp nếu bạn muốn sử dụng chức năng nâng cao, vì vậy Google cũng cung cấp thêm Học viện chính chủ rất chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo học hỏi tại đây.
- Tự động: Mọi dữ liệu theo dõi và xử lý đều tự động thông qua website của bạn và máy chủ của Google. Bạn chỉ cần thiết lập ban đầu và theoi dõi mãi về sau.
- Tiện lợi: Google Analytics có thể xem trên mọi thiết bị và có ứng dụng chính chủ native cho các thiết bị di động. Bạn không cần đăng nhập website của bạn hay Google để xem, mọi thông tin đều hiển thị tốt trên ứng dụng di động.
- Hệ sinh thái Google: Google Analytics có thể kết hợp với Google Search Console, Google Adsense và Google Ads để cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hơn. Ngoài ra các ứng dụng khác như Google Optimize hay Google Tag Manager để tối ưu hơn cho website của bạn. Đồng thời cũng sẽ có plugin chính chủ cho WordPress trong tuong lai gần (đang beta).
Tóm lại…
Google đang thống trị lĩnh vực tìm kiếm trên internet và nhiều ý kiến cho rằng không nên để tất cả trứng vào cùng một giỏ.
Chúng tôi lại nghĩ ngược lại, hãy bỏ tất cả trứng Google vào cùng một giỏ để chúng có thể kết hợp lại với nhau tốt hơn.
Google Analytics sẽ là lựa chọn đủ dùng cho bạn. Hàng triệu người đã sử dụng và tin dùng, nó không thể sai, bạn hãy yên tâm.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
- google analytics là gì
- đăng nhập google analytics
- google analytics api
- google analytics wordpress
- google analytics tracking
- google analytics report
- google analytics console
- google analytics dashboard
Nội dung liên quan:
- Cách chặn ChatGPT sử dụng nội dung trang web của bạn
- Plugin là gì? Cách nhận biết các plugin chất lượng cho người mới
- Phương pháp đăng ký và giải thích những thiếu sót của nó