Tìm hiểu về google analytics và tầm quan trọng của công cụ này

google analytics

Google Analytics là một công cụ phân tích Website hết sức tin cậy và được cung cấp bởi Google. Đây được xem là công cụ rất hiệu quả dành cho những Webmaster và những người làm SEO khi muốn thông kê những thông tin về website của mình.

Google Analytics bao gồm những chức năng chính nào?

Google Analytics là công cụ được cung cấp miễn phí bởi Google giúp người dùng có thể thống kê lượt truy cập đến Website của mình. Đây là công cụ rất cần thiết để quản trị một Website bởi ngoài thống kê lượt truy cập, khách truy cập, họ dùng trình duyệt gì, truy cập từ thiết bị desktop, di động hay tablet, truy cập vào Website của bạn từ nguồn search, mạng xã hội, hay từ các website khác, và nhiều tính năng bổ ích khác

Các chức năng chính của Google Analytics đó là:

  • Dash Board : Là trang thông tin chung thống kê những thông số về website của bạn, bạn có thể tùy biến trang Dash Board này để hiện những thông tin mà bạn quan tâm.
  • Visitors : Tất cả những thông tin đến từ người truy cập vào website của mình, thông tin này giúp bạn thống kê số lượng người truy cập vào website tăng hay giảm để từ đó có những bước chỉnh sửa nội dung thu hút hơn.
  • Traffic Sources : Phần này thống kê nguồn truy cập vào website của bạn đến từ đâu, được truy cập từ những website nào. Đối với việc làm SEO, những thông tin này có thể giúp thống kê được nguồn back-link từ đâu.
  • Content : Các báo cáo trong phần này sẽ tập trung vào nội dung thông tin trên website của bạn, phần nào được ghé thăm nhiều nhất. Ngoài ra phần này còn cung cấp 1 số thông tin liên quan đến từ khóa, lượng khách viếng thăm sử dụng những từ khóa nào để truy vấp vào website của bạn…
  • Goal: Được hiểu là “Mục tiêu” . Phần này sẽ giúp bạn thống kê những mục tiêu bạn đặt ra cho trang web của mình. Goal là những số liệu giúp bạn đo đạc được hiệu quả công việc dựa trên mục tiêu bạn đề ra và thực tế của người dùng trên website bạn.

Cách tạo tài khoản Google Analytics

Bước 1:

  • Truy cập vào Google Analytics theo đường link
  • Nếu bạn đã tạo tài khoản Analytics thì đăng nhập để xem, còn nếu chưa đăng nhập thì nhấp vào nút “Tạo tài khoản”.

Bước 2: Truy cập vào Google Analytics bằng tài khoản Gmail của bạn

Bước 3: Nhấp vào nút “Đăng ký” để bắt đầu đăng ký sử dụng Analytics

Bước 4:

  • Nhập các thông tin cần thiết sau đó nhấp vào nút “Nhận ID theo dõi” ở phía dưới.
  • Sau đó click vào nút Nhận ID theo dõi

Bước 5: Google sẽ cung cấp cho bạn một mã code. Dán mã theo dõi vào code HTML trước thẻ </body> của website cần theo dõi

Bước 6:

  • Đăng nhập vào trang quản trị web.
  • Với website SEO the Top, trong menu quản lý chọn “Cài đặt SEO The TOP” -> “SEO The TOP ” tương tự như thế với website của bạn.

Thống kê nguồn truy cập của người dùng từ đâu?

  • Trực tiếp, từ mạng xã hội, trang tìm kiếm hay từ các trang web khác link sang
  • Thống kê lượng truy cập từ các thiết bị mobile, desktop hay tablet
  • Thống kê hành vi truy cập của người dùng với các nội dung của website, biết được khách xem nội dung nào nhiều hay ít

Trên đây SEMTEK CO,. LTD giới thiệu qua các chức năng chính hay dùng, và còn nhiều chức năng thống kê hữu ích nữa, bạn hãy sử dụng và tìm hiểu thêm để có những trải nghiệm thú vị với công cụ báo cáo của Google Analytics.

Tầm quan trọng của Google Analytics không phải ai cũng biết hết

Chúng ta chắc hẳn đã nhìn thấy, biết đến hoặc có sử dụng nhưng chưa tận dụng hết khả năng của công cụ này. Google Analytics là một kho dữ liệu khủng lồ cho biết có chuyện gì đang xảy ra trên website, không chỉ cung cấp insight khách hàng mà còn đo lường hiệu quả của việc marketing.

Theo số liệu của Builtwith, tính tới thời điểm này đã có 29,355,264 tức là gần 30 triệu website tương đương dân số của Ả Rập Saudi đang sử dụng Google Analytics.

Dựa vào dữ liệu trong Google Analytics, nhà quản lý có thể đưa ra định hướng cho những hoạt động marketing về sau, thấu hiểu nhu cầu của người dùng.

Google Analytics đã và đang trở thành một công cụ không thể thiếu đối với nhà quản trị web và các marketers bởi khả năng cung cấp dữ liệu một cách trực quan, chuyên nghiệp và đầy đủ. Google Analytics có thể liên kết với Google Adwords, Google Webmaster Tool giúp cho nhà kinh doanh dễ dàng quản lý.

Hiểu được Google Analytics là gì rồi nhưng bạn đã biết Google Analytics có thể làm gì chưa? Dưới đây là một số tính năng chính của Google Analytics có thể kể đến đó là:

  • Xem dữ liệu nhân khẩu học cùng với phân tích hành vi và nhu cầu người dùng.
  • Đánh giá độ hiệu quả của nội dung trong việc thu hút và cung cấp thông tin cho người đọc.
  • Theo dõi tỉ lệ chuyển đổi (CTR) từ đó đưa ra phương án tối ưu.
  • Đo lường hiệu suất quảng cáo từ nhiều nguồn khác nhau như Facebook, Adwords hay Email.
  • Theo dõi doanh số sản phẩm thông qua ecommerce tracking.

Với những khả năng như vậy, Google Analytics có thể giúp chủ doanh nghiệp trả lời cho những câu hỏi quan trọng như:

  • Làm sao để tôi thực hiện chiến dịch quảng cáo hiệu quả?
  • Liệu quảng cáo của tôi có hiệu quả không?
  • Nội dung trang web của tôi có hấp dẫn không?
  • Tại sao người dùng không mua hàng hay ghé thăm website thường xuyên?
  • Làm thế nào để cải thiện tương tác với trang web?

Thoạt đầu nghe đến Google Analytics sẽ cần am hiểu rất nhiều kĩ thuật nhưng Google đã phát triển ứng dụng, công cụ hỗ trợ giúp việc quản lý website dễ dàng hơn rất nhiều mà một marketer hay nhà kinh doanh cũng có thể thực hiện được.

Đối với các marketers, nắm vững cách sử dụng Google Analytics sẽ khiến bạn thành người có tư duy sâu sắc, biết sử dụng những con số làm cơ sở cho kế hoạch của mình. Còn đối với nhà kinh doanh, khả năng quản lý web tốt giúp cho công việc thuận lợi hơn nhất là trong môi trường thương mại điện tử ngày nay.

7 chỉ số cơ bản trong Analytics để phân tích báo cáo

Nếu bạn đã từng sử dụng Google Analytics, chắc hẳn bạn sẽ bị ngợp trước một loạt các chỉ số Google Analytics và cũng không biết nên học kĩ những chỉ số quan trọng nào. Trước khi muốn phân tích bất kì báo cáo nào, bạn cũng phải hiểu rõ ý nghĩa của từng chỉ số. Để đọc tốt các báo cáo của Google, bạn cần biết 7 chỉ số Google Analytics sau đây:

Chỉ số Google Analytics – Người dùng

Chỉ số Người dùng, trong tiếng anh là User hoặc Visitor đều được, là chỉ số cơ bản mà ai cũng có thể hiểu được. Chỉ số người dùng cho biết số lượng người đã ra vào website của bạn. Giống như việc đếm số khách ra vào một cửa hàng vậy.

Tuy nhiên, điểm khác ở chỗ Google Analytics xác định người bằng “mã theo dõi“, còn các cửa hàng xác định bằng cách đếm đầu người chẳng hạn. Trong môi trường kĩ thuật số, website hay bất cứ một nền tảng nào khác, đều phải có phương thức xác định người dùng của riêng mình. Đối với Google Analytics, họ sử dụng “cookie – mã theo dõi”.

Trong Google Analytics chia ra làm hai loại người dùng: người dùng mới và người dùng cũ. Tổng số lượng người dùng bằng hai loại này cộng lại. Bạn có thể xem thêm video để hiểu rõ hơn.

Chỉ số Google Analytics – Phiên

Cũng giống như một phiên chợ, một ca làm việc, Phiên trong Google Analytics có ý nghĩa tương tự. Từ lúc người dùng bắt đầu vào website cho đến lúc người dùng thoát ra ngoài được coi là kết thúc một phiên. Trong một phiên có thể có nhiều hành động xảy ra như xem video, xem ảnh, ấn internal link, ấn like,… được gọi chung là Tương tác.

Bạn vào Google Analytics sẽ hay thấy chỉ số Phiên xuất hiện ở hầu hết các báo cáo. Số lượng phiên nhiều tức là đang có nhiều traffic truy cập vào website. Trong việc đánh giá chiến dịch marketing có hiệu quả hay không, chỉ số Phiên gần như là chỉ số đầu tiên bạn nhìn vào để đánh giá số lượng người đã vào website.

Chỉ số Google Analytics – Thời gian trên trang

Chỉ số này đo thời lượng người dùng ở trên một trang bất kì. Ví dụ bạn vào trang A trong 2 phút sau đó chuyển sang trang B, thì thời gian trên trang A là 2 phút. Bạn vào báo cáo Hành vi > Nội dung trang web > Tất cả các trang.

Thời gian trung bình trên trang = Tổng lượng thời gian trên trang / Số lần xem trang

Chỉ số Google Analytics – Thời lượng của phiên

Đúng như tên gọi, đây là thời lượng của cả quãng thời gian người dùng ở trên website, chứ Thời gian trên trang chỉ tính cho 1 trang cụ thể. Bạn có thể xem ở báo cáo Sức thu hút > Tất cả lưu lượng truy cập > Kênh.

Thời lượng trung bình của phiên = Tổng thời lượng của tất cả phiên / Tổng tất cả các phiên.

Chỉ số Google Analytics – Tỷ lệ bỏ trang

Có rất nhiều nhầm lẫn giữa tỷ lệ bỏ trang và tỷ lệ thoát trang, giữa Bounce Rate và Exit Rate. Do Google Analytics dịch không sát nghĩa nên mới dẫn tới sai lầm này. Thực tế, Bounce Rate là tỷ lệ bỏ trang, còn Exit Rate là tỷ lệ thoát trang.

Tỷ lệ bỏ trang là tỷ lệ phần trăm của số phiên truy cập chỉ có một trang duy nhất và không có tương tác. Tức là người dùng vào xem một trang duy nhất rồi thoát và không có bất kì tương tác nào, sẽ bị coi là bỏ trang.

Chỉ số Google Analytics – Tỷ lệ thoát trang

Thoát trang tức là thoát hẳn ra ngoài website, kết thúc một phiên truy cập. Tỷ lệ thoát trang có lẽ sẽ không có gì đáng phải quan tâm bởi người nào vào website rồi cũng sẽ phải thoát. Tuy nhiên, có những trang “đặc biệt” có tỷ lệ thoát cao là điều đáng phải lưu tâm.

Những trang đặc biệt ở đây đó là những trang nằm trong quá trình mua hàng. Thông thường, quá trình mua hàng có khoảng 2 đến 4 bước. Nếu khách hàng vì một lí do nào đó, thoát ngang chừng trong quá trình mua hàng, ví dụ tỷ lệ thoát rất nhiều ở trang thanh toán. Như vậy tỷ lệ thoát ở trang này sẽ không tốt và bạn cần khắc phục vấn đề sớm.

Chỉ số Google Analytics – Tỷ lệ chuyển đổi

Một chỉ số không thể không quan tâm đối với bất kì người làm marketing nào. Chỉ số cho biết có bao nhiêu chuyển đổi trên tổng số phiên trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể xem báo cáo tỷ lệ chuyển đổi ở Số chuyển đổi > Mục tiêu > Tổng quan.

Để Google Analytics cập nhật dữ liệu này, bắt buộc bạn phải cài đặt mục tiêu cho website. Mục tiêu ở đây không nhất thiết phải là mua hàng, mà có thể là đăng kí nhận tin, ném sản phẩm vào giỏ hay xem video cũng được coi là chuyển đổi.

Các chỉ số Google Analytics trên đều được sử dụng rất nhiều trong việc đọc báo cáo, cũng như tạo báo cáo tùy chỉnh. Do vậy, đảm bảo bạn hiểu rõ ý nghĩa của từng chỉ số, tránh bị nhầm lẫn trong quá trình phân tích.

8 nhược điểm của Analytics có thể bạn chưa biết

Cơ chế hoạt động của GA dựa vào việc chèn 1 Tracking Code vào website của bạn, dựa vào tracking code này mà GA có thể nhận các thông tin của khách khi sử dụng trang web. Đây là cơ chế chung cho rất nhiều tiện ích phân tích website.
google analytics
Nhưng bên cạnh đó GA vẫn còn nhiều hạn chế/nhược điểm như sau:
  • GA Dự liệu phân tích realtime bị trễ từ vài giờ đồng hồ đến 1 ngày đối với tài khoản free.
Điều này sẽ có những hạn chế nhất định và không còn là tính real-time nữa.
  • GA Hỗ trợ tracking user chưa tốt
Đó là chưa thể biết user làm chính xác những gì trên trang của mình. Người dùng đến trang nào, click vào những liên kết nào, thời gian trải nghiệm trên mỗi trang trong toàn bộ hành trình là bao nhiêu. Điều này rất quan trọng trong nghiên cứu hành vi người dùng.
GA chỉ đơn giản là phan tích phần trăm ghé thăm, số lượt view mà thôi.
  • GA Dữ liệu bị Sampling
Đối với các website có lượng truy cập quá lớn, GG sẽ thực hiện lấy mẫu sampling và phần lớn kết quả các bạn xem ở GA đều là đã sampling.
Để không bị sampling, mà đưa ra phân tích cả một tổng thể, bạn cần nâng cấp lên tài khoản Premium với giá theo tôi được biết gần nhất cũng khoảng 100,000$
Giá này là không tưởng với các website dạng Medium.
GA làm điều này cũng dễ hiểu bởi vì GA chứa hàng triệu website, việc phân tích tất cả dữ liệu là không thể và ảnh hưởng hiệu năng hệ thống, do đó cần phải thực hiện sampling.
  • GA giới hạn trong việc tùy chỉnh hiển thị Dashboard
Do GA không hỗ trợ các OpenAPI để có thể tùy biến giao diện làm việc của người dùng.
Đôi khi đơn vị sở hữu trang web muốn cung cấp tài khoản phân tích cho đối tượng khách hàng quan tâm, và chỉ một số thông tin được thể hiện ra thôi.
GA không thể làm được chuyện này và việc training sử dụng GA cũng rất tốn thời gian.
  • GA Khả năng track backlink, download trên trang
Một số side có chèn file rất nhiều. GA không thống kê lượng download hay backlink trỏ về site của mình.
  • GA Apps cho Mobile Device
Chưa có ứng dụng cho thiết bị di động, hỗ trợ truy xuất anywhere.
  • GA chưa có thiết lập ngưỡng Threshold
Ví dụ bạn muốn thiết lập trong tháng khi có 10000 khách ghé thăm thì cần báo alert cho owner biết thông qua SMS hoặc email. Hình dung đơn giản bạn có thể set mục tiêu cho website và hệ thống sẽ thông báo cho bạn.
Hoặc ghi website mà trong 30 phút không có ai truy cập sẽ phải báo về cho web master biết đã 30 phút không có ai truy cập (Có thể website bị tin tặc tấn công hoặc down).
  • GA không cho biết vị trí website được tham vấn, dừng lại nhiều nhất
Điều này cho các đơn vị tài trợ biết vị trí nào là vị trí vàng của website từ đó định giá vị trí ở trên website.
Các tìm kiếm liên quan:
  • google analytics là gì
  • đăng nhập google analytics
  • cách sử dụng google analytics
  • google analytics wordpress
  • google analytics api
  • analytics real time
  • google tag manager
  • google analytics tracking

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *