Google Cloud Platform là gì? Những công cụ nổi bật của ứng dụng này

cloud platform

Google Cloud Platform là gì? Đây là thắc mắc của khá nhiều người sử dụng đang tìm kiếm 1 dịch vụ lưu trữ dữ liệu quan trọng. Bài viết sau đây SEMTEK sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về Google Cloud Platform một cách chi tiết nhất. hãy cùng theo dõi nhé.

Tìm hiểu về Google Cloud Platform

Google Cloud Platform là gì?

Google Cloud Platform được viết tắt là GCP là 1 nền tảng của điện toán đám mây cho phép tổ chức và các doanh nghiệp tạo ra, xây dựng và hoạt động những ứng dụng của mình tên hệ thống google tạo ra. Những ứng dụng phổ biến của Google sử dụng Google Cloud hiện đang rất phổ biến chính là: Youtube, Chrome, Google Apps, Google Maps, Google Search,…
cloud platform
cloud platform
Google Cloud Platform có mục đích giúp người dùng giải quyết tất cả những vấn đề cần thiết như là: Mobile, Developer, Management, Networking

Mục đích của Google Cloud Platform

Google Cloud có mục đích giúp người dùng giải quyết tất cả những vấn đề cần thiết như là: Mobile, Developer, Management, Networking, Computer Engine, Storage, Big Data,… Từ những lợi ích của Google Cloud platform mang lại thì những doanh nghiệp này có thể làm những việc khác cần thiết để phát triển doanh nghiệp hơn mà không cần màng đến những hệ thống bên dưới.
Bên cạnh những dịch vụ trên, Google Cloud Platform còn mang đến sự khác biệt so với những nền tảng dịch vụ của Cloud khác. Đây chính là những dịch vụ được google đặt trực tiếp. Ở đây có một hệ thống dịch vụ Datacenter với mức độ an toàn bảo mật dữ liệu cao nhất. Bên cạnh đó, Google Cloud Platform cũng đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất đối với 1 hệ thống điện toán đám mây.

Những sản phẩm Google Cloud Platform cung cấp

Google Cloud cung cấp bao gồm những sản phẩm chính sau đây:
  • Services – Cloud Endpoints, Translate API, Prediction API
  • Big Data – BigQuery, Cloud Dataflow, Cloud Dataproc, Cloud Pub/Sub
  • Storage – Cloud Storage, Cloud Datastore, Cloud SQL, Cloud Bigtable
  • Compute – App Engine, Compute Engine, Container Engine
Bên cạnh đó, Google Cloud Platform cung cấp những dịch vụ phát triển và tích hợp ứng dụng.
Chẳng hạn như là dịch vụ tin nhắn Google Cloud Pub/ Sub. Đây là dịch vụ được quản lý, thời gian thực tế cho phép người dùng trao đổi tin nhắn giữa các ứng dụng. Bên cạnh đó Google Cloud Endpoint còn cho phép những nhà phát triển xây dựng những dịch vụ phụ thuộc vào những API RESTful. Tiếp theo, những nhà phát triển dịch vụ có thể truy cập được đối với khách hàng của Apple iOS, JavaScript và Android. Những dịch vụ khác nữa như là máy chủ DNS Anycast. Có chức năng kết nối mạng trực tiếp, khai thác, giám sát, cân bằng tải những dịch vụ.

Google Cloud Platform hoạt động như thế nào?

Điện toán đám mây (Cloud Computing) ngày nay giống như một kỳ tích dành cho thế giới Internet vậy. Nó cho phép các sản phẩm phần cứng và phần mềm cùng tồn tại từ xa trong trung tâm dữ liệu nào đó và trên quy mô lớn.

Chúng cùng hoạt động để cung cấp các dịch vụ cụ thể cho người dùng. Những người dùng, ở mọi cấp độ khác nhau có thể truy cập, quản lý và sử dụng các công cụ họ yêu cầu thông qua giao diện web. Và điều đó cũng đúng với các dịch vụ của Google Cloud.

Chưa dừng lại ở đó, người dùng còn có thêm lựa chọn khi làm việc với Google Cloud Platform nữa. Mỗi dịch vụ đều có sẵn và khá đầy đủ về mọi mặt. Người dùng có thể lựa chọn, tổng hợp  các nguồn lực khác nhau để phục vụ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng họ cần.

Một khi người dùng đã xác định được các dịch vụ của Google Cloud mà họ cần. Họ chỉ cần tạo dự án thông qua giao diện Console từ nền tảng đám mây của Google. Từ đó, họ có thể quản lý các thành viên trong nhóm hoặc cấp quyền truy cập vào từng loại hình dịch vụ nhất định tuỳ theo chính sách của họ.

Google Cloud Platform có những công cụ nào?

Ở phần này, tương tự như các dịch vụ khác của Amazon Web Services hay Microsoft Azure,… Các dịch vụ có trên Google Cloud cũng đều dự trên nhưng nhu cầu khác nhau của người dùng. Mỗi một loại hình dịch vụ hướng đến giải quyết một nhu cầu cụ thể khác nhau.

Dựa theo mô hình kim tự tháp dịch vụ Cloud Computing như chúng tôi có chia sẻ ở các bài trước đo. Với Google Cloud Platform, người dùng cũng sẽ bắt gặp ba dịch vụ chính là: IaaS, PaaS và SaaS. Chúng ta sẽ cùng xem ở Google Cloud Platform thì ba dịch vụ này có gì khác biệt nhé.

IaaS

Đây là tầng dưới cùng của mô hình kim tự tháp dịch vụ Cloud Computing. Dịch vụ này trên nền tảng đám mây của Google cho phép người dùng sử dụng các máy chủ một cách ảo hoá hoàn toàn. Nghĩa là họ không cần phải tự đầu tư hoặc nhọc công để quản lý cơ sở hạ tầng máy tính này. Với IaaS, thứ người dùng nhận được là một hạ tầng có sẵn. Và họ có thể triển khai lên đó bất cứ thứ gì họ muốn. Thông thường, người dùng sẽ chọn giải pháp IaaS trên Google Cloud Platform khi khối lượng công việc là tạm thời, thử nghiệm.

PaaS

Là tầng tiếp theo của mô hình kim tự tháp. Nó được xây dựng trên mô hình IaaS. Người dùng vừa sử dụng phần hạ tầng của mô hình IaaS. Đồng thời họ cũng sử dụng các công cụ khác phụ vụ cho việc phát triển dự án như các hệ điều hành, phần mềm,… Ở Google Cloud Platform, tất các yếu tố này đều có sẵn. Và họ chỉ việc lựa chọn những thứ cần cho dự án của mình mà thôi.

SaaS

Là đỉnh trên cùng của kim tự tháp. Với mô hình SaaS, mọi thứ dường như đơn giản và tối ưu nhất có thể dành cho người dùng. Họ sẽ không cần phải cài đặt cấu hình phức tạp. Mọi thứ đều được thao tác thông qua các giao diện web trực quan. Google Cloud Platform và những nền tảng khác đã tối ưu hoàn toàn những trải nghiệm của người dùng. Họ chỉ cần đăng nhập để truy cập các tài nguyên mà giải pháp cụ thể cung cấp.

Ngoài ra, nếu xét về các hạng mục dịch vụ cốt lõi, nền tảng đám mây của Google cũng có nhiều hạng mục dịch vụ như: Lưu trữ và cơ sở dữ liệu, Big Data, các công cụ quản lý,… Với những dịch vụ này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc trong những bài viết tiếp theo về chủ đề này.

Google Cloud Platform có cung cấp giấy chứng nhận không?

Câu trả lời là có. Ở Việt Nam nói riêng, một số chứng chỉ Google Cloud Platform có thể mang lại cho bạn những lợi ích nhất định. Bạn không chỉ có một chuyên môn phù hợp dựa trên những nghiên cứu và học tập của bạn. Nền tảng đám mây của Google còn ghi nhận những thành quả đó bằng một số loại hình chứng chỉ như sau:

 

Associate Certifications

Đây là chứng chỉ cơ bản nhất của Google Cloud Platform. Nó dành cho những người mới làm quen với công nghệ cốt lõi của Google Cloud Platform.

Professional Certifications

Đây là cấp tiếp theo bạn có thể đạt được với Google Cloud Platform. Ở cấp này, bạn sẽ phải dành vài năm tìm hiểu và làm việc trong lĩnh vực này. Sau đó, bạn có thể tham gia các khoá học thực hành về Googl Cloud Platform. Từ các khoá học đó, bạn sẽ có được các kỹ năng về thiết kế hệ thống, triển khai nâng cao dựa trên công việc,…

G Suite Professional Certifications

Chứng nhận này Google Cloud Platform dành cho bất kỳ ai sử dụng G Suite. Tuy nhiên, việc sử dụng này phải là thường xuyên và phải được đánh giá bởi Google. Với chứng nhận này, bạn có thể tự tin triển khai và sử dụng các dịch vụ cốt lõi của G Suite trong công việc.

Kết luận

Về bản chất, với những ông lớn trong ngành như Google Cloud Platform hay Amazon Web Services,… họ đều có một nền tảng tương đối hoàn chỉnh rồi. Những dịch vụ mà họ cung cấp ngoài việc đáp ứng được nhu cầu của người dùng thì tính dễ sử dụng là một trong nhiều yếu tốt được đánh giá cao. Đây là điểm mạnh của các nền tảng lớn.

Tuy nhiên, xét về một khía cạnh nào đó, những nền tảng như Google CloudPlatform cũng sẽ gặp những trở ngại nhất định. Với một độ phủ tốt, bản thân họ đã giúp giáo dục thị trường hiệu qủa. Nhưng quá trình tiếp cận thực tế thì đối với nhiều trường hợp, những nền tảng trong nước sẽ có những hướng đi đúng đắn và bài bản hơn.

cloud platform
cloud platform

Đó chính là lý do tại sao mà nhiều nền tảng lớn đang có xu hướng hợp tác với nhau để việc triển khai các dịch vụ về Cloud Computing đạt hiệu quả cao nhất. Viettel IDC là một ví dụ điển hình. Với việc hợp tác cùng Microsoft năm 2019, cả hai sẽ tận dụng được những lợi thế của mình để triển khai các dịch vụ tối ưu nhất đến với người dùng.

Tìm kiếm liên quan

  • google cloud platform vietnam
  • google cloud vietnam
  • google cloud pricing
  • google cloud platform adalah
  • google cloud console
  • ace google cloud
  • cloud ace vietnam
  • google cloud products

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *