Google Tag Manager wordpress (viết tắt là GTM) được hiểu là trình quản lý thẻ của Google. Trình quản lý này của Google là công cụ miễn phí cho phép bạn quản lý và triển khai thẻ tiếp thị (đoạn mã hoặc pixel theo dõi) trên trang web của doanh nghiệp, trang web cá nhân hoặc bất kì trang web nào (hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động) mà không phải sửa đổi mã.
Dưới đây là một ví dụ rất đơn giản về cách google tag manager wordpress hoạt động. Thông tin từ một nguồn dữ liệu (trang web của bạn) được chia sẻ với một nguồn dữ liệu (Analytics) khác thông qua Trình quản lý thẻ của Google. Google Tag Manager trở nên rất tiện dụng khi bạn có rất nhiều thẻ để quản lý vì tất cả mã được lưu trữ ở một nơi.
Cách định nghĩa trên khá đầy đủ và chính xác, tuy nhiên có thể gây khó hiểu cho người đọc. Tuy nhiên, để có thể thực thi và dễ dàng ứng dụng google tag manager wordpress vào công việc, một định nghĩa dễ hiểu sẽ trở nên hữu dụng.
Mối liên quan giữa GTM và Google Analytics
Bạn chỉ cần hiểu rằng, bất kể bạn đang sở hữu loại website nào, cho dù là trang web thương mại điện tử lớn, trang web cá nhân hay trang web cho một doanh nghiệp nhỏ, điều quan trọng là phải hiểu cách mọi người tương tác với trang web của bạn. Google Analytics có thể cung cấp nhiều thông tin chi tiết quan trọng mà bạn đang tìm kiếm, nhưng khi được sử dụng một mình, Google Analytics có những hạn chế của nó. Nhưng bằng cách gắn thẻ trang web của bạn và sử dụng Trình quản lý thẻ của Google cùng với google tag manager wordpress, bạn có thể thu thập nhiều dữ liệu hơn có thể.
Thẻ là các đoạn mã được thêm vào trang web để thu thập thông tin và gửi cho bên thứ ba. Bạn có thể sử dụng thẻ cho tất cả các mục đích, bao gồm theo dõi, theo dõi gửi biểu mẫu, tiến hành khảo sát, tạo bản đồ quy trình của khách hàng, tiếp thị lại hoặc theo dõi cách mọi người đến trang web của doanh nghiệp. Chúng cũng được sử dụng để giám sát các sự kiện cụ thể như tải xuống tệp, nhấp chuột vào các liên kết nhất định hoặc các mục bị xóa khỏi giỏ hàng.
Mặc dù google tag manager wordpress rõ ràng là một sản phẩm của Google, hầu như không chỉ giới hạn khi làm việc với các thẻ cho các dịch vụ khác của Google như AdWords hoặc Analytics. Bạn có thể sử dụng nó để quản lý nhiều thẻ của bên thứ ba khác nhau, bao gồm Twitter, Quảng cáo Bing…
Tìm hiểu ưu và nhược điểm của google tag manager wordpress
1. Ưu điểm
Giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà phát triển web
Cho đến nay, lợi ích lớn nhất đối với Trình quản lý thẻ của Google là giúp các nhà tiếp thị triển khai thẻ dễ dàng hơn mà không phải dựa vào các nhà phát triển web để làm điều đó. Các nhà phát triển thường bận rộn với các dự án có mức độ ưu tiên khác nhau, vì vậy việc gắn thẻ thường bị gác lại một bên.
Nhưng vì Trình quản lý thẻ của Google giúp bạn tránh việc chạm tiếp xúc với mã nguồn, nhà tiếp thị có thể nhanh chóng tự thêm và thực hiện thay đổi cho thẻ. Đây là một lợi thế lớn nếu, ví dụ, bạn chỉ cần sử dụng một thẻ để thu thập dữ liệu trong một khoảng thời gian rất ngắn. Không có Google Tag Manager, có khả năng sẽ mất nhiều thời gian hơn để thẻ được thêm vào.
Hầu hết các doanh nghiệp đều có thể hưởng lợi từ việc sử dụng nó
Miễn phí và không giới hạn
2. Nhược điểm
Vẫn yêu cầu một số triển khai kỹ thuật
Thẻ có thể làm chậm tzc độ trang web nếu được kích hoạt đồng bộ
Hướng dẫn sử dụng google tag manager wordpress: Tags & Triggers
- Tags (hành động)- chúng được dùng để thông báo đến Google Tag Manager rằng: “Bạn đang muốn làm gì?”. Ví dụ như: “Bạn đang muốn gửi một page view tới Google Analytics.”
- Triggers (kích hoạt)- nó sẽ thông báo đến google tag manager wordpress khi nào bạn muốn gắn tag. Ví dụ như: “Bất cứ lúc nào có người ghé thăm 1 Webpage của bạn” chẳng hạn.
1. Tạo tài khoản
2. Các bước tạo tag đầu tiên
Bước 1: Tạo một thẻ mới
Bạn hãy tạo một thẻ mới bằng cách nhấp vào mục “Tags” ở thanh menu bên trái. Rồi sau đó tiếp tục nhấp chuột vào “New” .
Sau khi tạo thẻ mới, Trình quản lý thẻ của Google sẽ muốn biết loại sản phẩm mà bạn muốn gắn thẻ. Lưu ý, ở đây bạn sẽ chọn Google Analytics nhé!
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Google Analytics là gì? Cũng như tìm hiểu thêm về toàn bộ những điều bạn cần biết về Google Analytics
Bước 2: Chọn mục Analytics
Google Tag Manager sẽ đưa cho bạn 2 sự lựa chọn: Universal hoặc Classic Analytics. Thông thường sẽ chọn Universal bởi vì nó được cài sẵn mặc định và đây cũng chính là phiên bản mới nhất của Google Analytics.
Sau khi chọn “Continue”, bạn cần phải cung cấp cho Google Tag Manager biết về nơi thông tin Pageview được gửi đến.
Bước 3: Định dạng cấu trúc thẻ của bạn
Lúc này thì bạn cần phải điền thông tin Property ID thật của mình vào.Ví dụ Property ID là “UA-12345678-9”.
Nếu chưa biết chính xác ID của mình, bạn có thể làm theo hướng dẫn này )
Bước 4: Xác định trình kích hoạt triggers
Sau khi lựa chọn “Continue”, chúng ta cần xác định trình kích hoạt nữa. Và hãy nhớ rằng: “trigger” chính là cách chúng ta thông báo cho Google Tag Manager biết “khi nào nó cần kích hoạt thẻ đặc biệt này”.
Trong trường hợp này, vì bạn đangmuốn nhận báo cáo số Pageview khi có ai đó truy cập vào Websit. Vì vậy chúng ta sẽ chọn “All page” từ danh sách các triggers được cài sẵn.
Bước 5: Thiết lập và đặt tên cho thẻ tag của bạn
Sau khi đã chọn “All Page”, bạn tiếp tục chọn “Create tag”.
Khi đó trình quản lý thẻ Google sẽ yêu cầu bạn đặt tên cho thẻ mới. Lúc này bạn chỉ cần đặt 1 cái tên cho thẻ của mình thôi. Như ví dụ dưới đây, tên của thẻ này chính là “GA – Page view”.
Lưu ý: Google Tag Manager luôn liệt kê tất cả các thẻ theo thứ tự chữ cái. Đó là lý do tại sao bạn nên đặt tên thẻ tag bắt đầu dưới dạng “GA -”. Điều này sẽ đảm bảo rằng: Tất cả các thẻ Google Analytics của bạn sẽ được nhóm lại với nhau. Và việc tìm kiếm sau đó của bạn cũng sẽ trở lên dễ dàng hơn.
Bước 6: Xuất bản
Khi đã đặt tên cho thẻ Tag của mình xong, chỉ còn một bước cuối cùng là bạn có thể hoàn thành.
Trình quản lý thẻ của Google sẽ không đăng tải ngay các thay đổi của bạn lên. Thay vào đó thì tương tự như khi bạn tạo một bài đăng trên WordPress. Sau khi soạn nội dung bạn cần phải “Xuất bản” các thay đổi của mình.
Tại sao các Marketer nên biết sử dụng công cụ GTM?
- Với tư cách là một Marketer. google tag manager wordpress có khả năng theo dõi hiệu quả các chiến dịch Marketing theo 1 cách hoàn toàn mới và đương nhiên là cực hiệu quả.
- Đơn giản hóa việc đặt pixels và Tracking code cho Website của bạn. Thêm vào đó, bạn hoàn toàn có thể tuỳ chỉnh dữ liệu được báo cáo lên Google Analytics theo ý mình. Cũng bởi vậy mà bạn có thể hiểu rõ hơn hiệu quả chiến dịch Marketing của mình.
- Cho phép bạn tùy ý gắn bao nhiêu tag vào cũng được. Giúp bạn hiểu rõ hành động cụ thể của khách truy cập đang thực hiện trên Website của bạn. Qua đó bạn có thể điều chỉnh nội dung, sản phẩm sao cho phù hợp.
Giống như bất kỳ công cụ nào khác, bạn sẽ cần một khoảng thời gian để học cách sử dụng nó. Và sau đây là hướng dẫn sử dụng google tag manager wordpress.
Sức mạnh đáng gờm của GTM
- Bạn hãy cứ xem trình quản lý thẻ google tag manager wordpress như một “bảng điều khiển”. Nó được tạo cho các nhân viên Marketing giúp họ có thể hoàn thành bất cứ điều gì liên quan đến việc theo dõi các kết quả Marketing của mình mà không mất quá nhiều thời gian cũng như công sức.
- Chỉ riêng năm 2012, Google đã công bố trình quản lý thẻ của riêng họ. Và cũng kể từ đó “Trình quản lý thẻ của Google” đã không ngừng tăng trưởng cả về số lượng người dùng và tính năng.
Bạn hãy thử tưởng tượng xem: Nếu bạn có thể nhìn thấy mọi Click chuột đang diễn ra trên Website của mình thì bạn có thể làm những gì??? Và điều đáng kinh ngạc là nếu bạn biết cách sử dụng google tag manager wordpress thì bạn sẽ dễ dàng làm được điều này và còn hơn thế nữa!
Bạn thấy đấy, không quá khó khăn để có thể học cách sử dụng Google Tag Manager đúng chứ. Bạn sẽ không thể không thích thú mà ngay lập tức kết thân với Google Tag Manager vì những lợi ích mà nó đem lại đâu. Còn rất nhiều công cụ, ứng dụng cực hay nên đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích hàng ngày của Semtek Co,. LTD nha!
Các tìm kiếm liên quan
- Google Tag Manager
- Google Analytics
- Google Tag Assistant
- Google Tag Manager for WordPress
- Cài đặt Google Tag Manager
- Cài Google Tag Manager cho WordPress
Nội dung liên quan: