Tìm hiểu về hệ điều hành linux là gì?

hệ điều hành linux là gì

Ngoài sự độc bá của Microsoft Windows và Mac OS thì vẫn còn đó một hệ điều hành âm thầm phát triển mang theo những đặc trưng riêng, đó chính là Linux. Vậy, hệ điều hành Linux là gì? nó có những điểm mạnh và điểm yếu nào? Semtek sẽ nói rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây!

Giới thiệu hệ điều hành Linux là gì

Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính và cũng là tên hạt nhân của hệ điều hành. Nó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và của việc phát triển mã nguồn mở.

Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn là một sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc một cách hăng say trong vòng 3 năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994. Bộ phận chủ yếu này được phát triển và tung ra trên thị trường dưới bản quyền GNU General Public License. Do đó mà bất cứ ai cũng có thể tải và xem mã nguồn của Linux.

Một cách chính xác, thuật ngữ “Linux” được sử dụng để chỉ Nhân Linux, nhưng tên này được sử dụng một cách rộng rãi để miêu tả tổng thể một hệ điều hành giống Unix (còn được biết đến dưới tên GNU/Linux) được tạo ra bởi việc đóng gói nhân Linux cùng với các thư viện và công cụ GNU, cũng như là các bản phân phối Linux.

Khởi đầu, Linux được phát triển cho dòng vi xử lý 386, hiện tại hệ điều hành này hỗ trợ một số lượng lớn các kiến trúc vi xử lý, và được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau từ máy tính cá nhân cho tới các siêu máy tính và các thiết bị nhúng ví dụ như các máy điện thoại di động.

Tuy nhiên, hiện tại số lượng phần cứng được hỗ trợ bởi Linux vẫn còn rất khiêm tốn so với Windows.Nhưng trong tương lai số lượng phần cứng được hỗ trợ cho Linux sẽ tăng lên.

Ưu và nhược điểm của hệ điều hành Linux là gì?

1. Ưu điểm của hệ điều hành linux là gì?

  • Bản quyền:

Lợi thế của Linux chính là nền tảng mã nguồn mở và miễn phí. Nếu như sử dụng Windows bản quyền và bộ Microsoft Office bản quyền thì bạn sẽ phải chi khoảng vài triệu. Còn Linux thì không, bạn sẽ không phải bỏ xu nào mà vẫn sử dụng đầy đủ các tính năng, cũng như bộ ứng dụng văn phòng miễn phí như OpenOffice và LibreOffice.

  • Bảo mật

Bạn được an toàn khi sử dụng Linux, bởi vì đơn giản, tất cả bọn chúng đều không thể hoạt động được trên nền tảng này. Công việc của bạn chỉ là xóa khi thấy bọn chúng trong USB hay ổ cứng di động.

  • Linh hoạt

Trên Linux, nếu bạn có nhiều hiểu biết về nó, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa theo ý mình. Hơn nữa, Linux còn mang lại sự tương thích với rất nhiều môi trường khác nhau và đây là một môi trường lý tưởng cho các lập trình viên cũng như các nhà phát triển.

    • Hoạt động mượt mà trên các máy tính có cấu hình yếu

Khi Windows tung ra một bản nâng cấp phiên bản, kéo theo đó là sự nâng lên về yêu cầu phần cứng, khi đó nếu laptop có cấu hình không đủ, thì người dùng sẽ dừng lại ở phiên bản cũ đó và không còn được Microsoft “chăm lo” nữa hoặc sẽ phải nâng cấp cho phần cứng của mình. Còn đối với Linux thì không, hệ điều hành này hoạt động mượt mà và cực kỳ ổn định trên các máy tính có cấu hình thấp và vẫn được nâng cấp, hỗ trợ thường xuyên từ cộng đồng lập trình Linux.

2. Nhược điểm

Nói đi thì cũng phải nói lại, dù có những ưu điểm mạnh mẽ nhưng Linux vẫn tồn tại một số nhược điểm đáng buồn. Có lẽ vì những nhược điểm này mà Linux vẫn còn hạn chế người dùng

+ Số lượng ứng dụng hỗ trợ trên Linux còn rất hạn chế.

+ Một số nhà sản xuất không phát triển driver hỗ trợ nền tảng Linux.

+ Khó làm quen, đặc biệt nếu bạn đã quá quen thuộc với Windows thì khi chuyển sang Linux, bạn sẽ cần một khoảng thời gian để làm quen nó.

Khác biệt giữa Windows và hệ điều hành Linux là gì?

Trước khi cân nhắc chuyển từ Windows sang Linux hoặc ngược lại, người dùng nên nắm được sự khác nhau cơ bản giữa Windows và Linux. Dưới đây là những khác biệt lớn nhất giữa Linux và Windows.

1. Cấu trúc file

Cấu trúc cơ sở của Linux khác hoàn toàn so với Windows. Nó được phát triển trên một mã gốc riêng với các nhà phát triển riêng rẽ. Bạn sẽ không tìm thấy thư mục My Documents trên Ubuntu hay Program Files trên Fedora. Cũng không có các ổ đĩa C: hay D: xuất hiện.

Thay vào đó, có một cây dữ liệu và các ổ đĩa được bung vào cây đó. Tương tự, thư mục home và desktop đều là một phần trong cây dữ liệu. Về mặt kỹ thuật, bạn sẽ cần tìm hiểu một hệ thống và kiến trúc file mới hoàn toàn. Thực tế thì việc này không quá khó nhưng sự khác biệt vẫn là rõ rệt.

2. Không có Registry

Registry trong Windows là một cơ sở dữ liệu chủ cho toàn bộ các thiết lập nằm trên máy tính. Nó nắm giữ thông tin ứng dụng, mật khẩu người dùng, thông tin thiết bị…

Linux không có registry. Các ứng dụng trên Linux lưu thiết lập của mình trên cơ sở chương trình dưới sự phân cấp người dùng. Với ý nghĩa này, những cấu hình của Linux ở dạng mô đun. Người dùng sẽ không tìm thấy một cơ sở dữ liệu tập trung nào cần dọn dẹp định kỳ tại đây.

3. Trình quản lý gói

Trên Windows người dùng sẽ phải sử dụng các gói cài đặt. Đây là những file *.exe của chương trình muốn cài, được tải về thông qua các website. Và khi cần gỡ, ta sẽ phải vào Control Panel.

Nhưng với hầu hết các hệ thống Linux, bạn sẽ không phải cài đặt chương trình theo cách này nữa. Thay vào đó, hệ thống có một chương trình quản lý gói (package manager) giống như một trung tâm duyệt web, cài đặt hay gỡ bỏ gói chương trình. Thay vì truy cập website Firefox để tải Firefox, bạn có thể chỉ cần tra trong các kho lưu dữ liệu của trình quản lý gói và tải về trực tiếp ứng dụng từ đây.

Đây là một trong những ưu điểm của Linux so với Windows.

4. Giao diện thay đổi được

Giao diện của Windows không có quá nhiều đổi khác trong một thời gian dài. Với Windows Vista, đó là Aero. Trước đó, XP đã tạo một số thay đổi nhỏ so với Windows Classic. Nhưng Start Menu, Taskbar, System Tray, Windows Explorer, tất cả về cơ bản vẫn giống nhau. Phải cho đến Windows 8.1, Windows 10 mới thấy có sự khác biệt rõ rệt, nhưng nó vẫn không thể “thoát xác” hoàn toàn. hệ điều hành linux là gì

Với Linux, giao diện hoàn toàn tách rời với hệ thống lõi. Bạn có thể đổi môi trường giao diện mà không cần lo lắng xem có phải cài lại chương trình hay không. Có nhiều giao diện như GNOME, KDE hay gần đây hơn là Unity cùng nhiều giao diện ít biết đến khác tập trung vào các khía cạnh khác nhau cho bạn lựa chọn.

5. Tài khoản và quyền user

Linux có 3 loại user: Regular, Administrator (Root), Service. Trong đó:

  • Regular:

Là tài khoản user thông thường được tạo khi cài đặt Ubuntu trên máy tính. Tất cả các file, thư mục được lưu trữ trong /home/ là thư mục chính của tài khoản này. User này không có quyền truy cập vào thưc mục của những user khác.

  • Root:

Tài khoản này được tạo ra tại thời điểm cài đặt Linux. Root là một superuser, có thể truy cập vào những file bị giới hạn quyền, cài đặt phần mềm và có quyền quản trị. Bất cứ khi nào bạn muốn cài đặt phần mềm, thay đổi file hệ thống hoặc thực hiện các tác vụ cần quyền quản trị khác trên Linux thì phải đăng nhập bằng tài khoản Root. Những hoạt động như nghe nhạc, duyệt web thì có thể sử dụng tài khoản bình thường cũng được. hệ điều hành linux là gì

  • Service:

Hẳn bạn cũng biết Linux là bá chủ trong hệ điều hành máy chủ. Các dịch vụ như Apache, Squid, email,… đều có những tài khoản dịch vụ cá nhân riêng. Những tài khoản này giúp tăng tính bảo mật cho máy tính. Linux cũng cho phép hoặc từ chối truy cập vào những nguồn lực khác nhau tùy thuộc vào dịch vụ.

Ghi chú: Bạn sẽ không thấy các tài khoản Servicec trên phiên bản Ubuntu Desktop.

Trong khi đó, Windows có 4 loại tài khoản người dùng là: Administrator, Standard, Child và Guest.

6. Tính tự do

Trên hết, môi trường Linux thực sự môi trường mở cho mọi người khám phá, học hỏi và thử nghiệm ý tưởng của họ. Mỗi máy tính Linux là duy nhất, và tính duy nhất xuất phát từ việc phải cá nhân hóa các thiết lập cho phần cứng.

Đây là các điểm khác nhau cơ bản giữa hai nền tảng điều hành máy bàn phổ biến nhất hiện nay. Hi vọng rằng, nó sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác cho mình khi cân nhắc chuyển đổi hệ điều hành.

Các tìm kiếm liên quan đến hệ điều hành linux là gì:

  • hệ điều hành linux ubuntu
  • các phiên bản của hệ điều hành linux
  • cài đặt hệ điều hành linux
  • giao diện hệ điều hành linux
  • hệ điều hành unix
  • hệ điều hành linux và windows
  • đặc điểm của hệ điều hành linux
  • linux là hệ điều hành đa nhiệm hay đơn nhiệm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *