Tăng tốc độ tải website là 1 chủ đề khá nhiều bạn quan tâm. Và thường được tìm kiếm trong các khóa học WordPress online có trả phí. Nhưng trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẽ đến các bạn hoàn toàn không tốn bất kì phí nào. Đặc biệt là dành cho các bạn mới tiếp cận với việc làm Website WordPress.
Tốc độ tải trang ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh quan trọng như:
- Kết quả làm SEO.
- Trải nghiệm người dùng
- Và tỷ lệ chuyển đổi.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng 80% người dùng sẽ rời bỏ website nếu thời gian tải quá 3s. Hệ quả là doanh thu của bạn sẽ giảm đi rất nhiều.
Để tối ưu tốc độ WordPress bạn không cần phải là người giỏi code hay chuyên về lập trình. Chỉ cần áp dụng những hướng dẫn dưới đây của SEMTEK thì tốc độ tải sẽ tăng lên đáng kể.
Học WordPress Online lựa chọn Hosting/Server chất lượng tốt.
Việc website tải chậm phần lớn là do chúng ta lựa chọn các nhà cung cấp host khá “yếu”. Mặc dù họ quảng cáo là băng thông không giới hạn, tặng kèm dung lượng. Nhưng khi sử dụng lại tải cực chậm.
Website tải chậm có những nguyên nhân chính:
- Tài nguyên vật lý cho website quá yếu
- Dữ liệu chưa được tối ưu
- Các phương pháp tối ưu tốc độ hiện nay đa phần tối ưu về dữ liệu cho gọn nhẹ nhưng không thể can thiệp vào máy chủ vật lý được.
Thậm chí có một số website họ có máy chủ vật lý riêng cực mạnh và không cần tối ưu database nhưng vẫn có tốc độ load dưới 1,2s. Chừng đó thôi cũng đủ để bạn thấy rằng dịch vụ lưu trữ hưởng như thế nào với tốc độ tải rồi.
Nếu chọn Shared Hosting
Khi bạn mới bắt đầu tiếp cận với MMO. Thì shared host với trình quản lý Cpanel là phương án tối ưu dành cho bạn vì dễ sử dụng và có cực nhiều hướng dẫn dễ hiểu trên mạng.
Bạn nên chọn những nhà cung cấp uy tín, cái này là chắc chắn rồi vì mình thấy nhiều bạn ham mua mấy gói rẻ tiền mà host thì không xài được hoặc khi sử dụng gặp rất nhiều vấn đề.
Một vài cái tên hosting mình có thể khuyến khích bạn trải nghiệm như:
A2hosting: A2 là nhà cung cấp Shared Hosting mà mình thích nhất. Về mặt bằng chung chi phí thì nó đắt hơn trong khoản gia hạn cho năm tiếp theo ($131.2/năm) so với Hostgator hay Stablehost nhưng gói Swift của A2 rất chất lượng. Bạn mua năm đầu $67 nếu không có coupon và được một domain free đi kèm.
Stablehost, Hostgator, Hawkhost. 2 cái tên này thuộc phân khúc tầm trung. hoạt động ổn định và chịu được các website có traffic dưới 200.000/tháng.
Ngoài ra, bạn đặc biệt nên lựa chọn nơi đặt server gần lượng traffic truy cập.
Ví dụ: bạn làm website cho người Việt truy cập thì server đặt tại Hong Kong, Singapore hay Tokyo sẽ tốt hơn.
Còn với những bạn làm những hình thức MMO ở nước ngoài như Product Launch, Nichesite thì luôn phải chọn server US vì traffic phần lớn đến từ đó.
Nếu chọn VPS (Virtual Private Server)
Các bạn làm website một thời gian. Biết cách phát triển cho site và có lượng traffic ngày một tăng thì việc đầu tư cho site một server tốt hơn với tốc độ mượt mà, nhanh là rất cần thiết.
Nếu website bạn đã khá nặng và có lượng traffic truy cập vài trăm nghìn/tháng thì chuyển qua dùng VPS là điều nên làm.
VPS mạnh mẽ hơn rất nhiều so với shared host. Nhưng bù lại bạn sẽ cần có kiến thức về thao tác server, biết cách sử dụng một số giao thức dòng lệnh để cài đặt VPS.
Hiện nay có những nhà cung cấp Server VPS rất tốt và được dùng phổ biến như : Vultr, DigitalOcean, Linode… và hầu như đều có coupon hấp dẫn cho tài khoản mới cả.
Học wordpress online lựa chọn themes tối ưu
Nếu bạn đang trong giai đoạn tập tành. Người mới bắt đầu học wordpress online để làm blog, hiện nay có 2 nhà cung cấp themes mà mình khuyên các bạn dùng đó là : Genesis (gồm Genesis Framework và bộ Child Theme đi kèm của nó), và Mythemeshop.
Sau bạn làm quen rồi sẽ có rất nhiều lựa chọn khác. Ví dụ chuyển sang Thrive Themes giống mình đang sử dụng.
Tuy nhiên 2 theme mà mình nói ở trên cực dễ sử dụng cho người mới mà bạn cũng có thể tạo ra nhiều giao diện đẹp ở mọi lĩnh vực .
Trong đó, nếu để kể đến tối ưu tốc độ tối đa cho website WordPress thì hạng 1 vẫn thuộc về Genesis.
Đừng nhìn thấy các giao diện đẹp là muốn sử dụng nó ngay. Bởi chưa chắc nó tối ưu về coding cho bạn.
Trước đây mình mới học WordPress rất thường chọn các theme free có giao diện đẹp. Nhưng về sau nó lộ ra nhiều khuyết điểm về tốc độ tải trang, cấu trúc SEO,…
Cho nên lời khuyên của mình là bạn có thể dùng Mythemeshop để dành cho viết blog, còn đối với website bán hàng thì dùng Flatsome là chuẩn nhất.
Nếu đã nghiêm túc đầu tư cho website thì nên mua các giao diện trả phí tầm 30$-60$, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt mà các giao diện trả phí mang lại.
Như mình đang sử dụng là Thrive themes, nền tảng này thì không còn gì phải bàn thêm về tính ưu việt trong mọi hoàn cảnh của nó, nhưng nếu bạn là người mới bạn không cần dùng đến vì giá đắt và còn phải tùy biến nhiều thứ mới có được giao diện đẹp.
Không tham lam cài đặt plugins tràn lan
Trong quá trình làm website, bạn tham khảo web này blog nọ thấy người ta có gì cũng muốn cài theo mà không cân nhắc kĩ xem plugin đó có thật sự cần thiết hay không. Dẫn đến tình trạng có khi một website đơn giản mà gần 20-30 cái plugins thì tình trạng ì ạch là không tránh khỏi.
Mỗi một plugin được kích hoạt nó sẽ sử dụng một lượng tài nguyên từ máy chủ của bạn, nếu host hoặc VPS mạnh thì không nói nhưng nếu dịch vụ host mà bạn thuê chỉ ở mức trung bình thì rất dễ bị load chậm.
Học wordpress online cài bao nhiêu Plugin cho site là đủ ?
Bạn nghĩ sao về một trang web có 10 plugins?
Chừng này thôi là được, càng về sau bạn làm website lâu rồi có kinh nghiệm hơn và cái nào thật sự cần thiết thì bạn mới cân nhắc cài mà dùng.
Như mình đang sử dụng 27 plugins tuy nhiên cái nào cũng có chức năng riêng của nó cả, có thời gian mình sẽ chia sẻ danh sách những plugin mà mình đang sử dụng.
Xóa bỏ những plugin không dùng đến
Nếu đã lỡ cài dư hoặc bạn cài rồi mà không sử dụng đến. Hãy deactive các plugins đó và sau đó đảm bảo delete hẳn nó khỏi database của website.
Nếu không các plugins deactived này cũng vẫn chiếm một dung lượng nhất định trong dữ liệu. Và có khả năng ảnh hưởng đến tốc độ tải trang của website hoặc khu vực admin.
Sử dụng tính năng trích đoạn/thu gọn.
Nếu bạn không tùy chỉnh gì thì mặc định WordPress sẽ hiển thị toàn bộ nội dung bài viết + hình ảnh trong bài ra ngoài trang chủ (Homepage) và trang lưu trữ (Archives Page). Điều này sẽ khiến cho Homepage, Tags Page, Categories Page và những trang Archives khác của bạn bị load rất chậm và giảm trải nghiệm người dùng trên site một cách đáng kể.
Tùy vào từng Themes mà bạn đang sử dụng sẽ có mục Themes Options để bạn tùy chỉnh lại phần Post Excerpts hiển thị theo ý muốn. Với Setting chung thì bạn có thể vào Setting -> Reading -> Summary thay vì Full Text.
Học wordpress online cần tránh.
Không upload trực tiếp nhạc hay video lên host
Để bài viết của bạn có video mà bạn muốn người đọc xem. Bạn có thể upload nó trực tiếp lên website thông qua việc Add Media và nó sẽ được hiển thị dưới dạng HTML5.
Nhưng câu hỏi đặt ra: Tại sao bạn lại up lên host khi đã có sẵn rất nhiều các platform up nhạc, video khác, chẳng hạn như Youtube, Vimeo,…?
Khi upload trực tiếp, site của bạn rất dễ gặp 1 số vấn đề như :
- Up không được, host báo quá tải, video dung lượng quá to.
- Up được một cái video, xong gói host hết dung lượng luôn.
Lỗi không hiển thị được Video. Do vấn đề về định dạng nào đó của việc tải video về máy rồi upload lên host trực tiếp.
Youtube là 1 platform tạo bởi Google chuyên dành cho up video. Và có hỗ trợ mã embed code để bạn nhúng vào khung soạn thảo wordpress rất dễ dàng. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn làm được điều này.
Sử dụng Shortcode hỗ trợ Responsive video
Chỉ cần chọn shortcode đó. Nó sẽ hiển thị chỗ cho bạn dán link URL của video Youtube/Vimeo/Dailymotion, bạn copy paste cái URL bỏ qua là xong hết ! Ví dụ như cái ThriveShortcode của mình:
Nhúng mã embed code của Youtube vào phần text của khung soạn thảo.
Cách này thì bạn không cần cài gì thêm. Chỉ cần vào Youtube, mở Video bạn đang muốn đưa vào website. Chọn Share -> Embed rồi copy mã quay lại khung soạn thảo bài viết trên WordPress ->Mở qua tab Text (thay vì Visual) sau đó dán paste đoạn embed code đó vào là xong.
Tìm kiếm liên quan:
- tạo web wordpress miễn phí
- wordpress download
- wordpress slovenija
- tạo wordpress
- wordpress farsi
- wordpress blogi
Thông tin liên quan: