Insight là nhu cầu và mong muốn của khách hàng giờ đây là ưu tiên số một trong việc triển khai một chiến dịch Marketing thành công, và đảm bảo cho sự phát triển, tăng trưởng của doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào việc xây dựng và hình thành Data của khách hàng cũng như phương thức tiếp cận mà doanh nghiệp có thể tận dụng để tối ưu hóa hiệu quả khi sử dụng insight của khách hàng.
Insight là gì?
Insight là sự thấu hiểu sâu sắc về nguyên nhân dẫn đến một hành động nào đó trong một bối cảnh cụ thể. Hoặc có thể giải thích rằng insight là kết quả của sự soi xét nội tâm, tìm kiếm bản chất bên trong tâm trí của con người thông qua nghiên cứu hoặc nhìn thấy bằng trực giác.
Customer insight là một thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong Marketing. Nó có nghĩa là sự thật ngầm hiểu, một “bí mật” ẩn sâu trong tâm trí của khách hàng có khả năng tác động và ảnh hưởng đến hành vi mua hàng.
Insight luôn tồn tại trong tiềm thức của mỗi khách hàng, tuy nhiên rất khó để doanh nghiệp có thể tìm ra một cách chính xác. Nguyên nhân là vì khi khách hàng thường cố ý hoặc vô tình giấu đi suy nghĩ thật sự của mình. Hoặc đôi khi chính họ cũng chưa xác định được insight của chính mình, phải có một sự gợi ý mới có thể khiến họ nghĩ đến.
Có thật là insight giúp tăng trưởng doanh thu?
– Customer insights (hay còn được gọi là insight) là các “sự thật ngầm hiểu” của khách hàng giúp doanh nghiệp có thể thấu hiểu một cách sâu sắc mong muốn và nhu cầu của họ.
– Việc phân tích hành vi khách hàng có thể giúp doanh nghiệp liệt kê được những insights nói trên, và điều chỉnh các chiến lược kinh doanh phù hợp.
– Trong khi việc thu thập thông tin giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng mình hơn. Nó còn có lợi ích thắt chặt mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, tăng tính tương tác và khả năng truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp.
– Điều này vô hình chung tác động và làm thay đổi hành vi mua hàng của khách hàng, giúp tăng trưởng doanh thu.
Việc phát hiện ra các insight của khách hàng gặp nhiều khó khăn
1. Chất lượng data
– Chất lượng của nguồn số liệu là quan trọng trong việc phân tích insight khách hàng. Thiếu chúng, mọi kết luận thu về sau phân tích đều vô nghĩa.
2. Đội ngũ nhân lực phân tích số liệu
– Vai trò của đội ngũ phân tích số liệu cũng quan trọng không kém chất lượng số liệu đã thu thập. Nếu không có đội ngũ nhân lực chất lượng, thật khó để giải thích ý nghĩa từ những con số khô khan.
3. Các cuộc khảo sát thị trường
– Việc thực hiện các bài nghiên cứu khảo sát thị trường cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào sự hiệu quả trong việc tìm hiểu insight khách hàng. Nếu không thực hiện phương thức khảo sát đúng đắn, rất khó thể tính chính xác của các số liệu bạn thu thập sẽ bị đặt dấu hỏi lớn.
4. Data-driven và phân khúc thị trường nsight
– Marketing theo database là một hình thức marketing, sử dụng nguồn dữ liệu của doanh nghiệp để thu thập insight khách hàng. Những thông tin database nói trên sẽ giúp doanh nghiệp bạn hình dung rõ tính cách, hành vi đặc trưng của tệp khách hàng này.
– Trong khi insight là một thứ gì đó mang tính lý thuyết, việc sử dụng nguồn dữ liệu đã khảo sát sẽ giúp bạn thử nghiệm và xác thực tính hiệu quả của việc áp dụng các phân tích insight vào thực tế.
Sự khác biệt của insight và market research (khảo sát thị trường)
– Market research là việc thu thập thông tin về khách hàng và thị trường. Nó cung cấp các thông tin về nhu cầu thị trường, quy mô, đối thủ cạnh tranh, và đối tượng khách hàng trong thị trường ấy.
– Khảo sát thị trường cung cấp số liệu và kiến thức về thị trường.
– Insight cũng bao gồm những hoạt động tương tự, nhưng nó mang tính chất gợi ý những hành động có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
– Nói cách khác, insight vừa cung cấp các số liệu cần thiết, vừa giải thích doanh nghiệp cần thực hiện những chiến lược gì từ những data mà doanh nghiệp đã thu thập.
– Tóm lại, market research giải thích thị trường và khách hàng của doanh nghiệp là ai, còn insight giải thích tại sao khách hàng lại thực hiện những hành vi trên thị trường, giúp doanh nghiệp nâng cao sự hài lòng, sự gắn bó và sự tương tác của khách hàng đối với doanh nghiệp.
insightÁp dụng insight của khách hàng vào các hoạt động marketing
– Insight khách hàng giúp doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh về mình.
– Dù doanh nghiệp đang là đầu tàu của thị trường, việc tìm hiểu cách mà khách hàng đánh giá về sản phẩm/ dịch vụ của mình có thể giúp doanh nghiệp khám phá mong muốn của khách hàng.
– Từ đó có những chỉnh sửa phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách.
– Việc phân tích hành vi mua hàng của khách đối với các sản phẩm cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng với mỗi doanh nghiệp.
– Điều đó giúp tìm ra nguyên nhân tại sao khách hàng không lựa chọn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bạn áp dụng Insight khách hàng vào các hoạt động Marketing.
Insight giúp doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm của khách hàng
– Insight giúp doanh nghiệp khám phá trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp, từ giai đoạn tìm hiểu, tiếp cận, cho đến giai đoạn sau bán hàng.
– Ở đây, doanh nghiệp sẽ tìm hiểu ở giai đoạn nào, doanh nghiệp đang thực hiện tốt, giai đoạn nào có tác động xấu tới trải nghiệm mua sắm và sử dụng sản phẩm của khách hàng.
InsightInsight giúp doanh nghiệp triển khai marketing tới khách hàng mục tiêu
– Ngày nay, nhiều doanh nghiệp dần tiếp cận tới các đối tượng khách hàng thị trường ngách, vốn đem lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn, và ít phải chịu nhiều sự cạnh tranh từ đối thủ hơn so với các tiếp cận thị trường tổng quan lớn.
– Việc xây dựng chiến lược marketing hướng tới thị trường ngách đòi hỏi doanh nghiệp phải truyền tải thông điệp rõ ràng và cụ thể hơn.
– Đó là lý do vì sao insight có thể giúp doanh nghiệp triển khai marketing tới đối tượng khách hàng mục tiêu, vì insight đi sâu vào tìm hiểu những đặc tính đặc trưng của họ. Dưới đây là một vài ví dụ về marketing hướng tới đối tượng khách hàng cụ thể:
1. Spotify đã thiết lập một bảng quảng cáo thú vị, dựa trên sở thích nghe nhạc đặc trưng của một đối tượng khách hàng cụ thể.
2. Netflix thì dựa trên những bộ phim mà khách hàng đã theo dõi để gợi ý những bộ phim mới có thể phù hợp với sở thích của họ.
– Với thuật toán, dữ liệu có sẵn, cùng công cụ công nghệ tân tiến, insight của khách hàng đã định nghĩa lại cách doanh nghiệp tương tác và giao tiếp với khách hàng. Giờ đây, insight trở thành lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đương đầu với những thử thách mới ở phía trước.
insightKỹ thuật tìm kiếm insight khách hàng
– Marketing ngày nay đã thay đổi diện mạo của mình một cách chóng mặt so với vài năm trước.
– Và để nắm bắt được những xu hướng mới liên tục như vậy đòi hỏi những người làm marketing phải có độ nhạy bén nhất định mới có thể tìm kiếm insight khách hàng chính xác.
– Nhưng trong quá trình đó, rất nhiều người đã đánh mất đi tính mục đích, cái cơ bản nhất đó là: thực sự hiểu rõ khách hàng của họ.
– Khách hàng cũng là “con người”, họ có những nhu cầu, trải nghiệm, và sau đó sự mong đợi, khẩu vị của họ luôn thay đổi.
– Hãy dành thời gian để nghiên cứu, thảo luận xem điều gì thực sự quan trọng với khách hàng, bởi chỉ có vậy, thương hiệu của bạn mới mang đến cho họ những trải nghiệm có giá trị.
Phỏng vấn Insight
– Con người rất hiếm khi nhận ra được họ thực sự muốn gì, vậy để tìm kiếm insight khách hàng bạn cần có những cuộc phỏng vấn trực tiếp với họ, theo một cách khách quan nhất.
– Phỏng vấn khách hàng ý tưởng này là để nghiên cứu và tìm hiểu những điều gì quan trọng với họ, qua đó giúp chúng ta xây dựng được chân dung khách hàng cụ thể hơn dựa vào số liệu cụ thể thay vì hành vi võ đoán.
– Các cuộc phỏng vấn là cơ hội để hiểu được khách hàng nghĩ và cảm thấy như thế nào về các vấn đề của họ. thông tin bạn thu được sẽ chỉ ra rằng khách hàng của bạn sẽ đến từ đâu, và sản phẩm có thể đáp ứng được những gì cho họ.
Quan sát khách hàng ở môi trường của họ Insight
– Quan sát khách hàng của bạn ở môi trường của họ là một cách tiếp cận khá thông minh, bạn không chỉ chứng kiến được việc họ đang sử dụng những sản phẩm gì, mà bạn còn hiểu được mức độ hài lòng và kỳ vọng của họ dành cho những sản phẩm đó.
– Những người nghiên cứu sẽ thu thập các thông tin cần thiết như cách người dùng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, phản ứng và thái độ của họ thế nào, liệu họ có thích chúng không.
– Thu thập các thông tin này có thể sẽ gợi ý cho bạn những ý tưởng tuyệt vời mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến.
Quan sát khách hàng mua sản phẩm của bạn Insight
– Tập trung vào cách khách hàng tiếp cận, cân nhắc, và quyết định mua sản phẩm sẽ giúp bạn hiểu luồng tư duy của họ.
– Nhưng hãy nhớ rằng: Khách hàng không phải lúc nào cũng biết tại sao họ lại đang làm những việc đó, vậy nên bạn có hỏi chưa chắc họ đã trả lời một cách chính xác nhất.
– Cho dù bạn đang kinh doanh online hay có cửa hàng, bạn cần quan sát các hành động của họ.
– Quan sát khách hàng mua sản phẩm của bạn
– Ở cửa hàng, họ chỉ đơn giản quyết định mua, hay họ sẽ phải hỏi người bán trước? Liệu họ đang tìm kiếm thêm những thông tin về sản phẩm, so sánh giá hay tìm các đại lý phân phối?
– Nếu bạn đang bán những sản phẩm online, hiện nay có rất nhiều các công cụ hỗ trợ đắc lực giúp bạn biết chính xác người dùng sẽ click vào đâu, thời gian họ trên trang, và nội dung nào thu hút họ nhất. Google Analytics là một trong nhiều công cụ tuyệt vời đó, giúp bạn quản lý hành vi người dùng online.
– Quan sát quá trình mua bán của khách hàng sẽ giúp bạn nắm bắt được luồng suy nghĩ và tìm ra được những insight. phương pháp này sẽ cho bạn biết cái gì thực sự quan trọng với họ nhất.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Các tìm kiếm liên quan
- business insight là gì
- insight là gì từ điển
- product insight là gì
- content insight là gì
- insight marketing
- emerald insight là gì
- customer insight
- ví dụ về insight khách hàng
Nội dung liên quan:
- Designer là gì? Những yếu tố QUAN TRỌNG tạo nên một Design thực thụ
- Nghề marketing là gì? Tầm quan trọng của việc nghiên cứu Marketing
- Tại sao ứng dụng chatbot facebook rất phổ biến