Internet of Things hay còn gọi là Internet vạn vật (IoT) đang ảnh hưởng đến lối sống của chúng ta ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Hiện nay, đã có rất nhiều những tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau sử dụng IoT như một phương tiện để hoạt động hiệu quả và dễ dàng hơn. Từ những chiếc máy điều hòa nhiệt độ được điều khiển từ chính chiếc điện thoại hoặc thậm chí là chiếc đồng hồ thông minh ghi lại những hoạt động thường ngày cũng là một thiết bị IoT. Vậy internet of things là gì và vì sao công nghệ này lại đặc biệt đến thế? Hãy cùng mình khám phá nhé.
Tìm hiểu định nghĩa Internet of things là gì?
Internet of Things là gì? Internet of Things là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính.
internet of things la giIoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.
Hay hiểu một cách đơn giản IoT là tất cả các thiết bị có thể kết nối với nhau . Việc kết nối thì có thể thực hiện qua Wi-Fi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại… Các thiết bị có thể là điện thoại thông minh, máy pha cafe, máy giặt, tai nghe, bóng đèn, và nhiều thiết bị khác.
Dự báo Intetnet of things trong tương lai
Cisco, nhà cung cấp giải pháp và thiết bị mạng hàng đầu hiện nay dự báo: Đến năm 2020, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật kết nối vào Internet, thậm chí con số này còn gia tăng nhiều hơn nữa. IoT sẽ là mạng khổng lồ kết nối tất cả mọi thứ, bao gồm cả con người và sẽ tồn tại các mối quan hệ giữa người và người, người và thiết bị, thiết bị và thiết bị. Một mạng lưới IoT có thể chứa đến 50 đến 100 nghìn tỉ đối tượng được kết nối và mạng lưới này có thể theo dõi sự di chuyển của từng đối tượng. Một con người sống trong thành thị có thể bị bao bọc xung quanh bởi 1000 đến 5000 đối tượng có khả năng theo dõi.
Ứng dụng hiện tại và tương lai của internet of things là gì?
internet of things la giHiện tại
Internet of things là gì? IoT có ứng dụng rộng vô cùng, có thể kể ra một số thư như sau:
- Quản lí chất thải
- Quản lí và lập kế hoạch quản lí đô thị
- Quản lí môi trường
- Phản hồi trong các tinh huống khẩn cấp
- Mua sắm thông minh
- Quản lí các thiết bị cá nhân
- Đồng hồ đo thông minh
- Tự động hóa ngôi nhà…
Tương lai
Để thu được tối đa giá trị lợi nhuận từ Iot, các lãnh đạo doanh nghiệp cần phải chuyển đổi mô hình tổ chức của mình dựa trên thực tiễn tác động của Iot với thực tế. Theo Cisco, có 8 mô hình cơ bản sẽ rất hiệu quả khi được ứng dụng hợp lý Iot trước mắt bao gồm:
Nhà máy thông minh
Việc tích hợp thêm kết nối cho các quy trình sản xuất và ứng dụng sẽ cho phép mở rộng năng lực sản xuất của nhà máy, cắt giảm kho vật tư lưu do có thể thiết lập quy trình cung cấp vật tư theo thời gian thực, cắt giảm chi phí trung bình của việc sản xuất và chuỗi cung ứng. Mô hình mới này cũng cho phép các nhà máy được lập trình tổng thể để phù hợp với từng kiểu hình sản xuất. Trong khi đó, thông tin báo cáo từ mức chi tiết nhỏ nhất có thể được thu thấp về các “kho” điện toán đám mây nhằm phục vụ cho việc điều chỉnh nhân lực, nguồn tài chính và công nghệ.
Tiếp thị và quảng cáo kết nối
Đây có lẽ là mô hình đang có sức phát triển vượt bậc nhất hiện nay. Bản thân sự hiện diện của các công cụ kết nối đã hoàn toàn thay đổi cách tiếp cận của doanh nghiệp với khách hàng của mình cũng như trong các công tác phân tích thói quen tiêu dùng, tối ưu hoá sự tương tác… Nói cách khác, Iot đã cho phép doanh nghiệp thay đổi hoàn toàn góc nhìn đối với khách hàng và phát triển những thông điệp riêng với các thiết bị đem lại lợi ích lớn nhất cho họ. Trong khi đó, về phía người dùng, việc thanh toán dễ dàng, tiếp cận thông tin nhanh chóng … cũng là tiền đề cho mức tăng lợi nhuận không nhỏ.
Mạng lưới điện thông minh
Một hệ thống điện hiện đại với tính hiệu quả cao vận hành dựa trên kết nối máy móc – máy móc thông qua cảm biến, mạng tích hợp và điện toán đám mây sẽ sử dụng các kết nối thông tin để tương tác nhằm nâng cao độ tin cậy, cắt giảm chi phí vận hành cũng như đưa ra được các phương án phân phối năng lượng tối ưu.
Mạng lưới này sẽ có thể tự nhận diện và khắc phục lỗi, kiểm soát hướng di chuyển của dòng điện theo yêu cầu thực tế (đèn sáng theo môi trường, điều hoà hoạt động theo nhiệt độ bên ngoài, phân bổ công suất mạng lưới điện theo yêu cầu…) cải thiện hiệu quả hệ thống sản xuất và dĩ nhiên cho phép tích hợp dễ dàng cả những giải pháp “xanh” như năng lượng mặt trời hay năng lượng gió vào các hệ thống điện sẵn có.
Giải trí kết nối
Trong một vài năm trở lại đây, iot thực tế đã đem đến cho người tiêu dùng một phương thức giải trí hoàn toàn mới: chơi với nhau từ khoảng cách địa lý xa xôi, ở mọi khung thời gian, sử dụng nhiều thiết bị đa dạng (iPad, máy tính cá nhân, Playstation, Xbox… ).
Các công nghệ sử dụng nhiều nhất trong internet of things
1. Ví dụ ứng dụng IoT
Thiết bị đeo (wearable) Ví dụ các sản phẩm của Fitbit bands hoặc Apple watches… đồng bộ với các thiết bị mobilde Các thiết bị này giúp thu thập, lưu giữ các thông tin cần thiết như sức khỏe, theo dõi nhịp tim, hoạt động ngủ,… Chúng hỗ trợ hiển thị dữ liệu, thông báo từ các thiết bị di động.
Cơ sở hạ tầng và phát triển (Infrastructure and development) Một số ứng dụng như CitySense ) sẽ dễ dàng lấy dữ liệu chiếu sáng ngoài trời theo thời gian thực và dựa trên các chúng, các đèn đường được bật hoặc tắt. Ngoài ra còn có các ứng dụng khác nhau để kiểm soát các tín hiệu giao thông và chỗ đậu xe tiện lợi trong khu vực thành phố phức tạp
Chăm sóc sức khỏe (Healthcare) Có nhiều ứng dụng hô trợ theo dõi điều kiện sức khỏe của bệnh nhân. Dựa vào các dữ liệu được đánh giá, đối chiếu với dữ liệu chuẩn, ứng dụng sẽ kiểm soát liều lượng thuốc vào các thời điểm khác nhau trong một ngày. Có những ứng dụng như UroSense có thể theo dõi mức chất lỏng trong cơ thể bệnh nhân dựa trên nhu cầu thì chúng có thể bắt đầu việc truyền dịch chất lỏng. Đồng thời, dữ liệu có thể được gửi tới các ứng dụng khác hoặc những người liên quan.
2. Các công nghệ sử dụng nhiều nhất trong IoT
Internet of things là gì? RFID (Radio Frequency Code) tags và EPC (Electronic Product Code): Mã tần số vô tuyến và mã sản phẩm điện tử
NFC (Near Field Communication) được dung để kích hoạt tương tác hai chiều giữa các thiết bị điện tử, điều này là cơ bản cho điện thoại thông mình và chủ yếu được dung để làm các dao dịch thanh toán không tiếp xúc (contactless payment transactions)
- Bluetooth: Được dùng để truyền tải thông tin trong phạm vi ngắn, thường được sử dụng trong các thiết bị đeo.
- Z-Wave: Là công nghệ RF comm công suất thấp và chủ yếu được sử dụng cho nhà tự động, kiểm soát đèn
- Wi-fi: Công dụng thông dụng nhất trong IoT, Khi dùng mạng LAN, nó giúp chuyển files, data và tin nhắn liền mạch
3. Các đặc tính riêng và yêu cầu của hệ thống IoT
So sánh với các ứng dụng thông thường, ứng dụng IoT có một số đặc tính riêng sau:
- Có sự kết hợp phần cứng, cảm biến, kết nối, cổng và ứng dụng phần mềm trong cùng một hệ thống.
- Trình xử lý sự kiện phức tạp/ Phân tích luồng thời gian thực (real-time stream).
- Hỗ trợ cho số liệu, tốc độ, tính đa dạng và tính chuẩn xác.
- Tầm nhìn hệ thống quy mô dự liệu lớn.
4. Các đặc tính cơ bản của internet of things là gì?
– Tính kết nối liên thông(interconnectivity): với IoT, bất cứ điều gì cũng có thể kết nối với nhau thông qua mạng lưới thông tin và cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể.
– Những dịch vụ liên quan đến “Things”: hệ thống IoT có khả năng cung cấp các dịch vụ liên quan đến “Things”, chẳng hạn như bảo vệ sự riêng tư và nhất quán giữa Physical Thing và Virtual Thing. Để cung cấp được dịch vụ này, cả công nghệ phần cứng và công nghệ thông tin(phần mềm) sẽ phải thay đổi.
– Tính không đồng nhất: Các thiết bị trong IoT là không đồng nhất vì nó có phần cứng khác nhau, và network khác nhau. Các thiết bị giữa các network có thể tương tác với nhau nhờ vào sự liên kết của các network.
– Thay đổi linh hoạt: Status của các thiết bị tự động thay đổi, ví dụ, ngủ và thức dậy, kết nối hoặc bị ngắt, vị trí thiết bị đã thay đổi,và tốc độ đã thay đổi… Hơn nữa, số lượng thiết bị có thể tự động thay đổi.
– Quy mô lớn: Sẽ có một số lượng rất lớn các thiết bị được quản lý và giao tiếp với nhau. Số lượng này lớn hơn nhiều so với số lượng máy tính kết nối Internet hiện nay. Số lượng các thông tin được truyền bởi thiết bị sẽ lớn hơn nhiều so với được truyền bởi con người.
internet of things la gi5. Một hệ thống IoT phải thoả mãn các yêu cầu nào?
– Kết nối dựa trên sự nhận diện: Nghĩa là các “Things” phải có ID riêng biệt. Hệ thống IoT cần hỗ trợ các kết nối giữa các “Things”, và kết nối được thiết lập dựa trên định danh (ID) của Things.
– Khả năng cộng tác: hệ thống IoT khả năng tương tác qua lại giữa các network và Things.
– Khả năng tự quản của network: Bao gồm tự quản lý, tự cấu hình, tự chữa bệnh, tự tối ưu hóa và tự có cơ chế bảo vệ.
– Dịch vụ thoả thuận: dịch vụ này để có thể được cung cấp bằng cách thu thập, giao tiếp và xử lý tự động các dữ liệu giữa các “Things” dựa trên các quy tắc(rules) được thiết lập bởi người vận hành hoặc tùy chỉnh bởi các người dùng.
– Các Khả năng dựa vào vị trí(location-based capabilities): Thông tin liên lạc và các dịch vụ liên quan đến một cái gì đó sẽ phụ thuộc vào thông tin vị trí của Things và người sử dụng. Hệ thống IoT có thể biết và theo dõi vị trí một cách tự động.
– Bảo mật: Trong IoT, nhiều “Things” được kết nối với nhau. Chính điều này làm tăng mối nguy trong bảo mật, chẳng hạn như bí mật thông tin bị tiết lộ, xác thực sai, hay dữ liệu bị thay đổi hay làm giả.
– Plug and play: các Things phải được plug-and-play một cách dễ dàng và tiện dụng.
Các tìm kiếm liên quan:
- nền tảng iot là gì
- học iot là gì
- thuyết trình về iot
- mảng iot là gì
- vai trò của internet of things
- đồ án tìm hiểu về iot
- internet vạn vật là gì
Nội dung liên quan:
- Guideline là gì? Yếu tố xây dựng thành công của doanh nghiệp
- WIP là gì? Vai trò của WIP trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Autodesk recap là gì? Cách sử dụng của phần mềm này trong ngành kiến trúc