“Quảng cáo” là một trong những công cụ quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. “Quảng cáo xuất hiện” nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán. Hãy cùng tìm hiểu khái niệm quảng cáo và các hình thức quảng cáo thông dụng hiện nay nhé!
Khái niệm quảng cáo
Quảng cáo là “hình thức tuyên truyền được trả tiền” để thực hiện công việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông trực tuyến để đưa thông tin tạo dựng thương hiệu uy tín. Từ đó được khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm dịch vụ đã quảng cáo.
Mục đích của quảng cáo là gì?
Mục đích của quảng cáo là tìm kiếm khách hàng mới và nhắc nhở khách hàng cũ:
- Quảng cáo sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng, giới thiệu về sản phẩm với những ưu điểm, mẫu mã, tính năng để người tiêu dùng thích thú, hài lòng và đi đến quyết định mua sản phẩm đối với khách hàng mới, và là một lời nhắc nhở để khách hàng cũ yên tâm về chất lượng sản phẩm mình đang dùng và tiếp tục sử dụng nó.
Mục đích của quảng cáo là bảo vệ thị phần và gây sức ép lên đối thủ:
- Các quảng cáo xuất hiện ở nhiều nơi với nhiều hình thức khác nhau cho thấy tiềm lực và độ ảnh hưởng của sản phẩm ở thị trường khu vực đó khiến đối thủ phải dè dặt khi có ý định lấn sân.
Mục đích của quảng cáo là để củng cố hình ảnh thương hiệu:
- Phần lớn người tiêu dùng Việt có thói quen mua sắm, lực chọn sản phẩm theo ảnh hưởng từ quảng cáo, thương hiệu quảng cáo nhiều sẽ được mặc định trong đầu người tiêu dùng là một thương hiệu mạnh, lớn, uy tín.
Mục đích của quảng cáo là để thay đổi thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm:
- Nhiều người tiêu dùng ban đầu không mấy thiện cảm với một số sản phẩm nhưng khi tiếp xúc với khái niệm quảng cáo quảng cáo sản phẩm đó lại thay đổi thái độ, ban đầu là dùng thử sau đó lại là khách hàng thường xuyên.
Đặc điểm của quảng cáo là gì?
- Quảng cáo là một hình thức truyền thông được trả tiền để thực hiện.
- Người chi trả cho nội dung quảng cáo là một tác nhân được xác định.
- Nội dung quảng cáo nhằm thuyết phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào người mua hàng.
- Thông điệp quảng cáo có thể được chuyển đến khách hàng bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau.
- Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận khách hàng tiềm năng.
- Quảng cáo là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể.
Các loại hình quảng cáo thường sử dụng là gì?
Quảng cáo thương hiệu (brand advertising)
- Quảng cáo xây dựng thương hiệu: Nhằm xây dựng một hình ảnh về sự uy tín với người với một thương hiệu về lâu dài. Nội dung quảng cáo nầy thường rất đơn giản vì chỉ nhấn mạnh sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu đó là chính .
Quảng cáo địa phương (local advertising)
- Quảng cáo địa phương: Chủ yếu thông báo đến khách hàng rằng sản phẩm đang có mặt tại một điểm bán hàng nào đó nhằm lôi kéo khách hàng đến cửa hàng.như quảng cáo khai trương của hàng, quảng cáo của các siêu thị v..v
Quảng cáo chính trị (political advertising)
- Chính trị gia: Thường làm khái niệm quảng cáo quảng cáo để thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho mình hoặc ủng hộ chính kiến, ý tưởng của minh. Các chiến dịnh vận động tranh cử tổng thống Mỹ là một ví dụ điển hình.
Quảng cáo hướng dẫn (directory advertising)
- Quảng cáo hướng dẫn: Đây là hình thức quảng cáo nhằm hướng dẫn khác hàng làm thế nào để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. “chẳng hạn như niên giám những trang vàng”.
Quảng cáo phản hồi trực tiếp (direct-respond advertising)
- Quảng cáo phản hồi trực tiếp: Hình thức quảng cáo này nhằm để bán hàng một cách trực tiếp, khách hàng mua sản phẩm chỉ việc gọi điện thoại hoặc email, sản phẩm sẽ được giao đến tận nơi.
Quảng cáo thị trường doanh nghiệp (Business-to-business advertising)
- Quảng cáo thị trường doanh nghiệp: Loại hình quảng cáo này chỉ nhắm vào khách mua hàng là doanh nghiệp, công ty chứ không phải là người tiêu dùng. Chẳng hạn như quảng cáo các sản phẩm là nguyên liệu sản xuất, hoặc các sản phẩm chỉ dùng trong văn phòng nhà máy.
Quảng cáo hình ảnh công ty (institution advertising)
- Quảng cáo hình ảnh công ty: Loại hình quảng cáo nầy nhằm xây dựng sự nhận biết về một tổ chức, hay thu phục cảm tình hay sự ủng hộ của quầng chúng đối với một công ty, tổ chức. “chẳng hạn như quảng cáo của các tổ chức thuộc liên hợp quốc, hay quảng cáo của các công ty sản xuất thuốc lá nhằm làm cho hình ảnh công ty mình thân thiện với công chúng hơn”.
Quảng cáo dịch vụ công ích (public service advertising)
- Quảng cáo dịch vụ công ích: Thường là quảng cáo hỗ trợ cho các chương trình, chiến dịch của chính phủ “như sinh đẻ kế hoạch, an toàn giao thông”.
Quảng cáo tương tác (interact advertising)
- Quảng cáo tương tác: Đây chủ yếu là các hoạt động quảng cáo bằng internet nhắm đến cá nhân người tiêu dùng. Thường người tiêu dùng sẽ trả lời bằng cách click vào quảng cáo hoặc tắt đi.
Có thể quảng cáo trên những phương tiện nào?
Là các công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo. Phương tiện quảng cáo bao gồm tất cả những phương tiện có khả năng truyền tải thông tin đến công chúng như:
– Báo chí.
– Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
– Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
– Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
– Phương tiện giao thông.
– Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
– Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
– Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Nhằm đảm bảo trật tự quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo, đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh, của nhà nước, của công chúng, pháp luật quy định một số giới hạn về diện tích khái niệm quảng cáo quảng cáo, thời lượng chương trình quảng cáo, số lần quảng cáo cũng như các hoạt động quảng cáo bị cấm đòi hỏi chủ thể thực hiện hoạt động quảng cáo phải tuân thủ.
Lợi ích của quảng cáo?
Quảng cáo mang lại những lợi ích như sau trong hoạt động kinh doanh:
– Cung cấp thông tin giúp khách hàng liên hệ với doanh nghiệp
– Góp phần vào tăng doanh số hoặc thị phần bằng cách cung cấp thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng
– Thông báo cho khách hàng mọi thay đổi như cải tiến chất lượng dịch vụ khách hàng hoặc đưa ra sản phẩm mới
– Cung cấp cho mọi người thông tin về những sản phẩm hoặc lợi ích đặc thù mà sản phẩm của bạn mang lại.
– Thực hiện các hành động cụ thể như mời khách hàng tới doanh nghiệp như mời khách hàng mua sản phẩm với những ưu đãi riêng.
– Nâng cao nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp bạn để tạo thuận lợi cho việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ lâu dài
– Nhắc nhở khách hàng mua hàng của bạn.
– Định hướng thái độ và nhận thức của mọi người về doanh nghiệp bạn theo cách bạn muốn.
– Xây dựng một nhãn hiệu độc đáo cho doanh nghiệp để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh
Từ khóa:
- Quảng cáo la gì
- Vai trò của quảng cáo
- Các loại hình quảng cáo
- Quảng cáo tốt la gì
- Mục đích của quảng cáo la gì
- Hình thức quảng cáo la gì
- Ưu nhược điểm của quảng cáo
- Đặc điểm của quảng cáo
Nội dung liên quan:
- Mẫu báo cáo truyền thông xã hội tốt nhất dành cho các nhà quản lý truyền thông xã hội [Phiên bản năm 2021]
- ‘Đừng quảng cáo thương mại’: CCO của Onion giải thích tại sao nhiều nội dung tiếp thị lại thành công
- Cách tạo khách hàng tiềm năng với 100 đô la mỗi tháng bằng cách sử dụng quảng cáo trên Facebook