Hướng dẫn cách kiểm tra tốc độ website

kiểm tra tốc độ website

Kiểm tra tốc độ website là việc rất cần thiết để biết được tốc độ website của bạn nhanh hay chậm. Tốc độ load trang là một trong những tiêu chí để google đánh giá và xếp hạng website của bạn. Nếu website của bạn được tối ưu và cung cấp nội dung đến người dùng nhanh nhất thì sẽ được google ưu tiên. Vậy chúng ta sẽ kiểm tra những yếu tố nào? Dùng công cụ gì? Bài viết dưới đây Semtek Co,. ltd sẽ giới thiệu cho bạn các công cụ để kiểm tra độ load website nhanh hay chậm.

Vì sao phải kiểm tra tốc độ website?

Nếu như muốn biết một trang web có tốc độ nhanh hay chậm, hãy kiểm tra tốc độ website. Năm 2009, viện nghiên cứu Forrester đã công bố kết quả điều tra từ những người sử dụng Internet như sau: Thời gian trung bình lý tưởng để có thể tải một trang web là 2 giây, thì tương ứng với khoảng 40% người dùng bỏ đi nếu như website đó mất hơn 3 giây mới tải xong. Điều này có nghĩa là nếu website của người dùng tải chậm hơn 3 giây thì bạn sẽ mất đi rất nhiều khách hàng và doanh thu cũng sẽ bị tiêu tan.

kiểm tra tốc độ website

Ngoài tốc độ tải trang nhanh thì việc xây dựng một trang web với tên miền hấp dẫn cũng sẽ thu hút được khách hàng đến với website của bạn. Tuy nhiên trước khi mua tên miền thì bạn cần biết tên miền là gì nhé.

Như các bạn đã biết thì khách hàng ngày càng có xu hướng khó tính. Hơn nữa, đối thủ của bạn lại rình rập ở khắp mọi nơi. Vì vậy nếu như website của bạn tải quá chậm sẽ khiến cho khách hàng nổi giận và rời bỏ trang web của bạn sau đó đến với đối thủ. Khi mà không có khách hàng thì đường nhiên bạn không bán được hàng và không thể kiếm được một xu lợi nhuận nào. Từ đó, việc kinh doanh sẽ thất bại nhanh chóng chỉ vì 1 trang web có tốc độ website tải chậm.

Sự cần thiết của việc kiểm tra tốc độ website

Để một website thành công thì trước tiên nó phải hoạt động trên nhiều loại thiết bị khác nhau. Điều quan trọng hơn cả đó là khi đo tốc độ website bạn thấy nó tải nhanh trên mọi thiết bị kể cả kết nối của người dùng có như thế nào đi chăng nữa.

Trang web nào được tải nhanh chóng thì sẽ tạo ra 1 trải nghiệm tốt hơn cho mọi người dùng. Hiệu suất làm việc của trang web cũng chính là tiêu chí và Google đưa vào trong thuật toán xếp hạng của các website người dùng. Hơn nữa, một trang web tải nhanh hơn cũng sẽ hấp dẫn với các công cụ tìm kiếm cũng như nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Khi kiểm tra tốc độ website, yếu tố nào là quan trọng?

Tốc độ tải của một trang web trên trình duyệt sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ở đây chúng ta có các yếu tố cơ bản như sau.

1. Vị trí của máy chủ

Đây là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá đúng tốc độ thật sự của một website. Vị trí của máy chủ càng gần với người truy cập thì nó càng nhanh, vì nếu các máy chủ ở khác quốc gia, kết nối phải đi qua nhiều ngỏ mạng khác nhau nên sẽ tốn thời gian truy cập hơn.

Trong vài trường hợp đặc biệt như đứt cáp quang biển, nếu bạn truy cập vào website sử dụng host tại nước ngoài sẽ càng chậm hơn. Đó là lý do tại sao mà các gói host nước ngoài như StableHost, A2Hosting đều có tốc độ truy cập không nhanh bằng host ở Việt Nam mặc dù nó là những nhà cung cấp host cực chất lượng.

Do vậy, nếu có mua host thì hãy ưu tiên các máy chủ gần như Việt Nam hoặc Singapore, Hongkong. Ở Việt Nam bạn có thể dùng host tại vHost, Singapore thì có A2Hosting và Hongkong thì có Site5 hoặc Arvixe. Nhưng tốc độ hiện tại ở Việt Nam khi truy cập các máy chủ tại Mỹ cũng khá nhanh nên bạn cũng không lo lắm.

2. Khả năng xử lý yêu cầu truy cập của máy chủ

Khi bạn truy cập vào một trang nào đó trên website, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu (request) truy cập về máy chủ web (webserver), lúc đó webserver tiếp nhận yêu cầu và phân loại rồi gửi đến các ứng dụng khác nếu nó cần như PHP, MySQL, Ruby,…rồi gửi lại ngược về webserver, sau đó webserver mới gửi về trình duyệt xử lý và hiển thị.

Như vậy, nếu máy chủ bạn thuộc hàng tốt, kết nối internet tốc độ cao nhưng cấu hình chưa chuẩn xác, có lỗi thì khả năng xử lý bị kém đi nên thời gian đợi của người truy cập lâu hơn.

Về tình trạng này, hãy cố gắng tối ưu code bên trong website thật tốt và hạn chế lỗi/bug ít nhất có thể. Còn về máy chủ, bạn có thể sử dụng các kỹ thuật khác để tăng thời gian xử lý dữ liệu trên máy chủ hơn như lưu bộ nhớ đệm (cache) cho website, tối ưu khả năng xử lý code như PHP thì sử dụng APC, XCache.

3. Dung lượng website

Nếu website của bạn có quá nhiều hình ảnh và nội dung lên đến cả chục MB thì chắc chắn thời gian tải sẽ lâu dù cho server có tốt đi chăng nữa. Lúc đó tốc độ sẽ phụ thuộc vào chất lượng mạng của người truy cập, mạng nhanh thì 10MB họ tải trong tích tắc nhưng mạng lởm thì đó là vấn đề lớn.

Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng các hình ảnh có kích thước to trên website, và kết hợp các bước tối ưu ảnh đúng cách để sử dụng trên website.

4. Dữ liệu đệm trên trình duyệt

Các trình duyệt hiện đại bây giờ đều có khả năng lưu nội dung của website vào bộ nhớ đệm trên máy tính để nó tái sử dụng nếu họ có truy cập vào lại website, lúc đó trình duyệt sẽ truy cập nhanh hơn vì không mất thêm thời gian tải lại các nội dung trên website nữa. Ví dụ như nó có thể lưu toàn bộ nội dung trên website, hoặc lưu các tập tin đính kèm như CSS, Javascript, hình ảnh, Flash,….

Do vậy, bạn nên thiết lập cho phép trình duyệt nén nội dung trên website thành gzip và lưu nó vào bộ nhớ đệm để khách truy cập vào nhanh hơn ở các lần sau.

Vậy chúng ta kiểm tra tốc độ website như thế nào?

1. Kiểm tra thủ công trên máy

Cách đầu tiên mà bạn nên làm đó là hãy thử nghiệm tốc độ website hoàn toàn bằng thủ công trên máy tính của bạn. Hãy thoát tài khoản (hoặc dùng trình duyệt khác) rồi xoá hết cache, cookie. Sau đó ấn chuột phải chọn Inspect Element (hoặc F12).

Và tải lại website, bạn sẽ thấy nó thống kê thứ tự các thành phần được tải trước, số lần yêu cầu truy cập và tổng thời gian cho việc tải.

Nếu bạn tải lại lần thứ hai mà thời gian nhanh hơn là do các dữ liệu tĩnh trên website đã được lưu vào bộ nhớ đệm.

Đây là cách kiểm tra chính xác và khách quan nhất dựa theo tốc độ internet của bạn nhưng nếu khách truy cập của bạn cũng ở cùng quốc gia với bạn thì kết quả sẽ tương đương với nhau.

2. Có nên sử dụng Pagespeed Insights để kiểm tra tốc độ?

KHÔNG, KHÔNG! Semtek không khuyên bạn sử dụng Google Pagespeed Insights để kiểm tra tốc độ web vì nó không phải là công cụ đánh giá tốc độ của website mà chỉ là đánh giá sự tối ưu của website dựa vào các tiêu chuẩn của Google. Điều này có nghĩa là tốc độ website của bạn nhanh chưa chắc đã đạt điểm cao của Google Pagespeed Insights, mà đạt điểm cao chưa chắc nó tải nhanh hơn các website điểm thấp.

3. Vậy công cụ gì để kiểm tra tốc độ web?

Trước hết, Semtek xin nhấn mạnh rằng kiểm tra tốc độ web bằng thủ công như cách trên là khách quan nhất. Nhưng nếu bạn muốn kiểm tra tốc độ web trên nhiều quốc gia khác nhau thì sẽ cần sử dụng đến các công cụ làm việc này như Pingdoom Tools, GTMetrix, Webpagetest.

Nhưng bạn nên lưu ý rằng các công cụ trên sẽ kiểm tra tốc độ từ một máy chủ tại một quốc gia nào đó. Có nghĩa là nếu bạn dùng host tại Việt Nam mà kiểm tra tốc độ ở các dịch vụ nước ngoài thì kết quả rất thất vọng.

3 công cụ kiểm tra tốc độ website tốt nhất hiện nay

1. Google PageSpeed Insights

Từ năm 2010 Google đã nói rằng tốc độ trang là một yếu tố xếp hạng quan trọng đối với SEO. Để giúp bạn cải thiện tốc độ Trang web của bạn, Google có công cụ kiểm tra tốc độ rất riêng của mình, đó là Google PageSpeed Insights, đo hiệu suất của một trang trên thiết bị di động và thiết bị máy tính để bàn.

Google PageSpeed Insights quy định thang điểm từ 0 đến 100. Để website hoạt động tốt thì thang điểm của bạn nên là từ 80 – 100 điểm trên cả di động và máy tính. Tất nhiên là nó cũng như các công cụ kiểm tra tốc độ khác như Gtmetrix hay Pingdom, PageSpeed Insights cũng cung cấp cho bạn các đề xuất trải nghiệm người dùng giúp bạn cải thiện được tốc độ website của mình.

2. GTmetrix

GTmetrix là một công cụ phân tích tốc độ phổ biến, được dùng nhiều hiện nay, và được cho là nổi tiếng nhất trong tất cả các lựa chọn. Nó rất dễ sử dụng và ngay cả người chưa biết gì về tối ưu cũng có thể dùng nó một cách dễ dàng. Công cụ cung cấp phân tích toàn diện bằng cách kết hợp hiệu suất và các đề xuất được cung cấp bởi Google PageSpeed Insights và YSlow.

Để dễ dàng theo dõi và kiểm tra thì GTmetrix hiển thị một bản tóm tắt ở đầu trang như liệt kê tổng thời gian tải trang, kích thước trang và số lượng yêu cầu khi người dùng tải trang đến hệ thống của bạn. Công cụ này cũng hiển thị danh sách các yêu cầu của bạn trong biểu đồ dang thác nước (waterfall), cho phép bạn xác định các yếu tố gây ảnh hướng đến tốc độ website của bạn, và hơn thế nó còn cung cấp cho bạn cách để sửa chữa vấn đề đó. Bạn có thể tải xuống biểu đồ Waterfall để có thể dễ dàng theo dõi và phân tích.

GTmetrix cho phép bạn tạo tài khoản riêng miễn phí, khi đó bạn có thể lưu 20 website kiểm tra gần nhất gần nhất, so sánh với lần kiểm tra trước đó và cài đặt thêm các thành phần khác như trình duyệt, vị trí, tốc độ kết nối…GTmetrix cũng hỗ trợ kiểm tra tốc độ HTTP / 2. Như bạn có thể thấy bên dưới trong tiêu đề yêu cầu, GTmetrix đang sử dụng Chrome 54. Hỗ trợ HTTP / 2 đã được thêm vào Chrome 41.

3. Pingdom

Thực ra, từ 2 công cụ trên là đã có thể kiểm tra tốc độ website bạn cũng như cho bạn các phương hướng giải quyết giúp bạn cải thiện được tốc độ website rồi, nhưng công cụ Pingdom là một dịch vụ giám sát trang web hàng đầu, nổi tiếng với công cụ kiểm tra tốc độ trang web miễn phí.

Công cụ kiểm tra tốc độ website hiển thị tất cả các yêu cầu tải đến hệ thống của bạn, hiển thị thời gian cần tải cũng như các vấn đề khác. Pingdom cung cấp cho bạn một bộ lọc mà ở đó bạn có thể lọc theo thứ tự tải, kích thước tổng trang, thời gian để tải trang…. Nó đã trở nên phổ biến trong những năm qua do Pingdom rất sử dụng, hiển thị chi tiết các thông số, từ đó đem đến sự dễ dàng cho các quản trị website. Với những người mới bắt đầu tối ưu website thì Pingdom là một trong những công cụ kiểm tra tốc độ website tuyệt vời nhất.

Các tìm kiếm liên quan đến kiểm tra tốc độ website

  • web speed test
  • test my site
  • test website
  • dot-com tool
  • kiểm tra website
  • gtmetrix
  • kiểm tra chất lượng website
  • gmetrix web

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *