Trong cuộc sống, chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều về hai từ kỹ năng. Những người nắm vững các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm,… thường xử lý, vượt qua những trở ngại trong cuộc sống dễ dàng hơn. Vậy cụ thể kỹ năng là gì? Đâu là những kỹ năng chúng ta cần tích cực trau dồi? Những loại kỹ năng có sự khác biệt ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu kỹ năng là gì và kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng là gì và kỹ năng sống là gì? Đây là những từ được nhắc tới rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày nhưng liệu bạn đã biết hết những thông tin cần thiết liên quan tới những khái niệm này?
1. Kỹ năng là gì?
- Những định nghĩa về kỹ năng thường có rất nhiều, những kỹ năng này thường bắt nguồn từ các góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của từng người.
- Tuy nhiên, đa phần chúng ta đều công nhận, các kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế cuộc sống.
- Kỹ năng chúng ta học được là do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó có chủ đích và định hướng rõ ràng.
Tóm lại, kỹ năng là khả năng thực hiện nhuần nhuyễn một hay nhiều hành động dựa trên sự hiểu biết, kiến thức hoặc kinh nghiệm đã có để tạo ra kết quả mong đợi.
2. Kỹ năng sống là gì?
Đi cùng kỹ năng, người ta cũng nhắc nhiều đến định nghĩa kỹ năng sống. Vậy, kỹ năng sống là gì? Kỹ năng sống tiếng Anh là gì?
- Thực tế, cũng có rất nhiều các khái niệm khác nhau về kỹ năng sống, tuy nhiên, chuẩn nhất là khái niệm kỹ năng sống theo UNESCO: kỹ năng sống (kỹ năng sống dịch sang tiếng anh là life skills) là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
- Theo đó, đó là những kỹ năng bao gồm kỹ năng cơ bản và kỹ năng tâm lý xã hội. Những năng lực để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày sẽ bao gồm cả những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng đọc, viết, làm tính,…
- Trong khi đó, những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng giao tiếp để giải quyết có hiệu quả những tình huống trong cuộc sống… là những kỹ năng phức tạp hơn đòi hỏi sự tổng hợp các yếu tố kiến thức, thái độ và hành vi.
- Bên cạnh đó, những kỹ năng tâm lí-xã hội thuộc phạm vi hẹp hơn trong số những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.
Những chuyên đề giáo dục kỹ năng sống phổ biến kỹ năng là gì
1. Trong cuộc sống vai trò của kỹ năng là gì?
Có rất nhiều kỹ năng mà bạn cần phải luyện tập. Theo nghiên cứu, người Mỹ đã đưa ra danh sách 13 kỹ năng bắt buộc mỗi người lao động phải tự trang bị cho mình, các kỹ năng này bao gồm:
- Học cách học – Phương pháp học
- Lắng nghe và Thấu hiểu
- Thuyết trình và Thuyết phục
- Giải quyết vấn đề
- Tư duy sáng tạo và hiệu quả
- Tinh thần tự tôn
- Đặt mục tiêu và tạo động lực
- Phát triển cá nhân và sự nghiệp
- Giao tiếp thành công
- Tinh thần đồng đội
- Đàm phán và Thương lượng thành công
- Đảm bảo hiệu quả tổ chức
- Lãnh đạo bản thân và tổ chức
Tất cả các kỹ năng này đều giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống vì thế bạn nên tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Bất cứ kỹ năng nào dù được hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng lẻo đều phụ thuộc vào khát khao, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủ thể; cách luyện tập, tính phức tạp của chính kỹ năng đó.
2. Những kỹ năng sống cần thiết khi dạy trẻ nhỏ
Kỹ năng sống nên được giáo dục từ khi còn nhỏ đặc biệt trong môi trường trường học. Vậy, đâu là những chuyên đề kỹ năng sống cần thiết khi dạy trẻ nhỏ:
Kỹ năng giao tiếp:
- Bằng cách truyền đạt thông điệp của mình đi một cách thành công (rõ ràng, đúng và đủ ý, gãy gọn), sẽ truyền được suy nghĩ, ý tưởng của mình một cách hiệu quả.
- Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng sẽ không phản ánh được năng lực, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những rào cản trên con đường đạt tới mục tiêu trong đời tư và trong sự nghiệp.
Kỹ năng tự phục vụ:
Rèn luyện được kỹ năng này, cá nhân có thể tự chăm sóc được cho bản thân của mình đặc biệt trong những môi trường sống đặc biệt hoặc cuộc sống xa nhà, không ai chăm sóc.
Kỹ năng lãnh đạo:
Kỹ năng này sẽ giúp thể hiện được năng lực bản thân, điều hành công việc, quản lý nhân sự và dám chịu trách nhiệm với những lỗi sai của bản thân và tập thể.
Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Với kỹ năng này, trước những tình huống bất ngờ, cá nhân có thể bình tĩnh để tìm cách giải quyết tốt nhất cho tình huống.
Với những thông tin được nêu trên, mong rằng, bạn sẽ có những kiến thức tốt nhất và tổng quát nhất để trả lời các câu hỏi kỹ năng là gì và kỹ năng sống là gì.
Kỹ năng sống xét theo góc độ tâm lý học kỹ năng là gì
Thuật ngữ “Kỹ năng sống” (Life skills) bắt đầu xuất hiện trong một số chương trình giáo dục của UNICEF ở nước ta vào những năm 1996: “Chương trình giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường”.
Từ đó cho đến nay khái niệm “kỹ năng sống” đã được đề cập trong nhiều chương trình giáo dục khác nhau cho học sinh trong ngành giáo dục các bậc học dành cho mọi lứa tuổi từ mầm non đến người lớn, từ giáo dục chính quy đến giáo dục thường xuyên, từ giáo dục trong nhà trường đến giáo dục xã hội và ở gia đình với nhiều nội dung đa dạng khác nhau.
1. Một số quan niệm về kỹ năng sống và phân loại kỹ năng sống
Quan niệm của tổ chức văn hóa – khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) Tổ chức y tế thế giới (WHO)
- UNESCO cho rằng: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân giúp cho việc thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
- WHO coi kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để giải quyết có hiệu quả các vấn đề, các tình huống của cuộc sống nhằm tương tác có hiệu quả với người khác
- Một số nhà nghiên cứu có quan điểm gần tương đồng với quan niệm của WHO cho rằng kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến tri thức, những giá trị và thái độ, được thể hiện bằng những hành vi giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả các yêu cầu, các thách thức đặt ra của cuộc sống và thích nghi với cuộc sống.
Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về khái niệm kỹ năng sống. Vì thế ở mỗi quốc gia, mỗi ngành trong xã hội có thể hiểu khái niệm này theo nhiều cách khác nhau.
2. Phân loại kỹ năng sống
Có nhiều quan niệm khác nhau về cách phân loại kỹ năng sống:
Cách phân loại theo tổ chức y tế thế giới (WHO)
WHO phân chia kỹ năng sống thành 3 nhóm lớn
- Nhóm kỹ năng nhận thức: Tự nhận thức, đặt mục tiêu xác định giá trị, óc tư duy, óc sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề,…
- Nhóm kỹ năng cảm xúc: Có trách nhiệm về cảm xúc của mình, kiềm chế và kiểm soát được cảm xúc, tự giám sát, tự điều khiển, tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân.
- Nhóm kỹ năng xã hội: Giao tiếp, cảm thông, hợp tác, chia sẻ, gây thiện cảm, nhận ra thiện cảm của người khác…
Cách phân loại của tổ chức quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)
Tổ chức UNICEF chia kỹ năng sống thành 3 nhóm kỹ năng cơ bản:
- Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình
- Nhóm kỹ năng nhận thức và sống với người khác
- Các kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả
Như vậy có nhiều cách phân loại khác nhau về kỹ năng sống. Điều đó càng nói liên tính đa dạng, phức tạp, phong phúc về các biểu hiện cụ thể của các kỹ năng sống ở con người.
3. Suy nghĩ về khái niệm kỹ năng sống từ góc độ tâm lý học, kỹ năng là gì
Lâu nay người ta bàn đến khái niệm “kỹ năng sống” từ các phương diện y tế, xã hội và giáo dục…Tuy nhiêm, ở góc độ tâm lý học, chúng ta không thể không quan tâm tới khái niệm kỹ năng sống có tính khoa học và tính ứng dụng thực tiễn cao. Chúng tôi nêu lên một hướng suy nghĩ sau đây về “kỹ năng sống”
Cuộc sống của con người diễn ra bằng hoạt động sống. Hoạt động sống diễn ra với sự đan xen của dòng “hoạt động có đối tượng” và “mối quan hệ giao tiếp “ứng xử” giữa con người với con người. Hai mặt, hai phương diện nói trên đan xen vào nhau, nương tựa vào nhau, chi phối, tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên cuộc sống đích thực của mỗi con người. Trong hệ thống các kỹ năng cơ bản có tính tổng hợp và phức tạp của hoạt động sống của con người có các kỹ năng sống
5 kỹ năng làm việc cần phải có trong thời 4.0 kỹ năng là gì?
Trong kỷ nguyên 4.0 kiến thức chuyên môn là thứ không thể thiếu, khi bạn có ý định tham gia thị trường việc làm. Nhưng trên thực tế, tấm bằng đại học, hay thậm chí vài năm kinh nghiệm trong hồ sơ cũng không đảm bảo giúp bạn tìm được hay giữ được một vị trí trong môi trường việc làm hiện nay.
Theo các chuyên gia về việc làm cho biết, thứ mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm là “kỹ năng mềm”. Đó là các kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, thuyết phục, hợp tác, quản lý thời gian. Các nhà tuyển dụng đánh giá cao khả năng sáng tạo, đặc biệt là khả năng thích ứng của ứng viên. Theo đó, khả năng thích ứng là chìa khóa quan trọng, đảm bảo bạn có một chỗ đứng, bất chấp có sự thay đổi trong lực lượng hay phân công lao động trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay.
Để nâng cao khả năng thính ứng, theo Roger Pua – Giám đốc tiếp thị và truyền thông thương hiệu khu vực Châu Á Thái Bình Dương của LinkedIn, bạn nên tập trung vào 5 kỹ năng làm việc sau:
Học một kỹ năng mới, hoặc nâng cao kỹ năng, là một cách tuyệt vời để nâng cao giá trị mà bạn mang lại cho chủ sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp của chính bạn.
1. Tiếp tục học, kỹ năng là gì
Học một kỹ năng mới, hoặc nâng cao kỹ năng, là một cách tuyệt vời để nâng cao giá trị mà bạn mang lại cho chủ sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp của chính bạn.
2. Xây dựng và duy trì mạng lưới quan hệ
Mặc dù học các kỹ năng mới có vai trò quan trọng trong sự phát triển nghề nghiệp của bạn, tuy nhiên, không chắc là chúng ta có thể đi xa mà không có sự giúp đỡ từ những người khác trong cộng đồng. Vì vậy, bạn cần luôn dành thời gian cho việc duy trì các mối quan hệ hiện hữu cũng như không ngừng mở rộng mạng lưới này, đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động của mình.
3. Luôn cập nhật
Một trong những việc cần làm khi xây dựng mạng lưới kết nối một cách chuyên nghiệp là định vị bản thân như một người mà mọi người muốn theo dõi. Nghĩa là bạn cần thường xuyên cập nhật kiến thức và tin tức trong ngành của mình, phản ánh và chia sẻ trực tuyến.
Điều đó không chỉ khiến bạn xuất hiện như một nhà lãnh đạo tư tưởng, mà còn giúp bạn nổi bật giữa các đồng nghiệp và trước nhà tuyển dụng tiềm năng, những người có thể mang đến cho bạn những cơ hội mới.
4. Thích nghi
Thị trường việc làm liên tục phát triển và chịu sự tác động trực tiếp của công nghệ, để duy trì chỗ đứng và tiếp tục thành công, bạn không có cách nào khác là phải chào đón sự thay đổi và đi cùng với nó. Bạn cần quan tâm một cách tích cực đến sự phát triển của ngành mình, liên tục cập nhật thông tin để đảm bảo không bị lỗi nhịp.
5. Cân bằng
Sự phát triển của công nghệ khiến cho ranh giới giữa làm việc và giải trí trở nên mờ nhạt. Bạn cần “cảnh giác” với điều này, bằng cách đặt ra thời gian biểu cũng như kế hoạch làm việc một cách khoa học, tránh bị quá tải bởi công việc hay mất tập trung.
Chìa khóa ở đây là tìm ra mức độ cân bằng phù hợp với cá nhân mình!
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Các tìm kiếm liên quan:
- kỹ năng là gì ví dụ
- kỹ năng là gì từ điển tiếng việt
- kỹ năng cứng là gì
- khả năng là gì
- kỹ năng sống là gì
- kỹ năng mềm là gì
- kỹ xảo là gì
- vai trò của kỹ năng
Nọi dung liên quan:
- User Agent là gì? Những cách nào thay đổi User Agent của trình duyệt?
- Tiềm thức là gì? Đặc điểm, chức năng và cách thức vận hành
- SOAP là gì? Cách SOAP giúp các hệ điều hành giao tiếp qua mạng