Lập bảng kế hoạch kinh doanh không thể thiếu 5 mục này

business plan sheet

Như đã nêu rõ trong bài trước về tầm quan trọng của một bảng kế hoạch kinh doanh mẫu đối với doanh nghiệp. Trong bài viết này, SEMTEK sẽ chia sẻ cách để lập bảng kế hoạch kinh doanh với những đề mục cần có.Triển khai chi tiết kế hoạch kinh doanh mẫu.

Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh, tiếng Anh được gọi là Business Plan là dạng tài liệu chưa nội dung phác thảo chi tiết tiến trình kinh doanh của một công ty/doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Người xây dựng bản kế hoạch kinh doanh thường là chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, giám đốc Marketing hoặc những người liên quan…

Trong bản kế hoạch kinh doanh thể hiện đầy đủ các thông tin về:

– Mục tiêu thực hiện

– Dự trù chi phí

– Tính toán ngân sách

– Kêu gọi đầu tư, vay vốn,…

Xây dựng kế hoạch kinh là tiền đề để triển khai, đánh giá tính khả thi và là yếu tố quan trọng trong việc quyết định thành bại của các dự án kinh doanh.

Bản kế hoạch kinh doanh có nội dung càng chi tiết, càng cụ thể thì khả năng thực hiện càng cao.

Mẫu bản kế hoạch kinh doanh có vai trò gì?

Mỗi công ty, doanh nghiệp đều có các mẫu bản kế hoạch kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là bản kế hoạch kinh doanh mô phỏng những các hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp đó. Thông qua bản kế hoạch, doanh nghiệp nắm được những cơ hội cũng như thách thức.

Bản kế hoạch kinh doanh đóng vai trò định hướng tương lai của một công ty/doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn giúp doanh nghiệp hoạch định được hướng đi đúng trong quá trình kinh doanh ở mỗi thời điểm nhất định.

Bản kế hoạch kinh doanh đưa ra được những chiến lược bán hàng hiệu quả, định hướng mức độ khả thi của các dự án… Một bản kế hoạch kinh doanh tốt còn thu hút được các nhà đầu tư, giúp doanh nghiệp xác định được những mốc quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

bảng kế hoạch
bảng kế hoạch

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch Marketing cụ thể

Việc xây dựng bản kế hoạch marketing mẫu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Dưới đây là những nhiệm vụ mà một kế hoạch marketing mẫu sẽ làm được:

Hỗ trợ trong việc xác định mục tiêu

Một bản kế hoạch marketing mẫu chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những mục tiêu cụ thể và định hướng được lộ trình đúng đắn. Điều này hạn chế được lỗi xác định mục tiêu chung chung gây khó khăn trong việc thực hiện mà các doanh nghiệp hay vấp phải.

Kim chỉ nam trong hành động

Các kế hoạch marketing được xây dựng cụ thể giúp doanh nghiệp biết được những việc trọng tâm phải làm. Nhờ đó, mọi mục tiêu được thực hiện đúng, đầy đủ, năng suất cao và trong thời hạn dự định.

Đảm bảo sự nhất quán

Kế hoạch marketing sẽ bao gồm rất nhiều nhiệm vụ phải thực hiện. Lúc này bản kế hoạch marketing mẫu sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan để chắc chắn rằng tất cả các nhiệm vụ được đưa ra đều thống nhất hướng đến việc thực hiện mục tiêu cuối cùng.

Những đề mục phải có khi lập bảng kế hoạch kinh doanh

1. Tóm tắt dự án

Đây là chương đầu tiên cũng là phần quan trọng nhất khi lập bảng kế hoạch kinh doanh mẫu tạo ấn tượng với người đọc. Phần tóm tắt sẽ bao gồm:

Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi

  • Tầm nhìn: Mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp, là một tuyên bố mô tả mà doanh nghiệp muốn trở thành trong tương lai.
  • Sứ mệnh: Là phần tóm tắt các giá trị của doanh nghiệp, là bản tuyên bố đâu là đối tượng doanh nghiệp phục vụ, phục vụ điều gì và cách thực hiện mỗi ngày.
  • Mục tiêu: Là phần hiện thực hóa Tầm nhìn và Sứ mệnh..Mục tiêu có thể ngắn hạn hoặc dài hạn tùy vào tình hình kinh doanh. sẽ giúp người khác nhanh chóng hiểu.rõ lĩnh vực hoạt động của công ty.
  • Thực trạng xã hội: Nêu lên vấn đề thực tế đang xảy ra trong cộng.đồng, xã hội mà chính bạn hoặc doanh nghiệp đang nhận thấy.
  • Giải pháp: Đây chính là nơi sản phẩm của bạn/doanh nghiệp được giới thiệu
  • Thị trường mục tiêu: Tuy là vấn đề xảy ra ở cộng đồng nhưng.bạn cần xác định đâu là nhóm khách hàng chính nên nhắm đến. Việc xác định chi tiết phân khúc sẽ giúp bạn dễ hoạch định.các chiến lược tiếp cận.
  • Chân dung khách hàng tiềm năng: Khi đã xác định được phân khúc thì việc phác.họa chân dung của khách hàng mục tiêu là điều rất cần thiết.
  • Đối thủ cạnh tranh: Sau khi phác họa được nhóm đối tượng khách hàng bạn muốn hướng đến, đối thủ cạnh tranh là một điều bạn không nên bỏ qua. Bao gồm cả đối thủ gián tiếp và trực tiếp.

2. Kế hoạch vận hành khi lập bảng kế hoạch kinh doanh

  • Định vị doanh nghiệp: Bước định vị sẽ là yếu tố giúp bạn/doanh nghiệp xác định được điểm khác biệt so với đối thủ. Vì sao khách hàng nên lựa chọn bạn/doanh nghiệp thay vì một thương hiệu khác. Bên cạnh đó, định vị còn là bước quyết định hình ảnh thương hiệu như thế nào trong tâm trí khách hàng.
  • Nguồn cung ứng: Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc lĩnh vực sản xuất thì việc đảm bảo đầu vào ổn định là điều rất cần thiết. Bởi đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc tính chi phí sản phẩm cũng như lợi nhuận của công ty. Ngoài ra những nhà cung ứng uy tín cũng quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra. Vì thế, bạn cần phải liệt kê và so sánh thật kỹ các nhà cung ứng.
  • Công nghệ: Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, vai trò của Digital Marketing để nâng cao hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc dây chuyền tự động hóa trong quá trình sản xuất là điều không thế thiếu. Nếu như doanh nghiệp của bạn đang có công nghệ gì hãy liệt kê tại đây. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng kết hợp và vận dụng, thúc đẩy kế hoạch kinh doanh mẫu của bạn hoạt động.
  • Quản trị rủi ro: Trong các kế hoạch kinh doanh, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những rủi ro, phát sinh ngoài ý muốn. Hãy liệt kê và giả định tất cả những trường hợp xấu có thể xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch. Dựa vào đó bạn sẽ tìm trước phương hướng, cách giải quyết hoặc kịp thời chỉnh sửa trong bảng kế hoạch kinh doanh mẫu.
bảng kế hoạch
bảng kế hoạch

3. Kế hoạch Marketing – Marketing Mix 4P/7P

  • Chiến lược sản phẩm (Product): Đây là phần bạn xác định đáp án cho câu hỏi “Phải làm sao để cung cấp một sản phẩm tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh”. Dựa vào sản phẩm cốt lõi đã mô tả trong mục Giải pháp của phần 1 bạn sẽ tính toán vòng đời nhất định. Bao gồm: Giai đoạn giới thiệu (Introduction) – Tăng trưởng (Growth) – Trưởng thành (Maturity) – Thoái trào (Decline). Dựa vào từng giai đoạn bạn phải tìm các để cải tiến sản phẩm bằng cách kết hợp, mở rộng, đa dạng hóa hoặc tăng độ sâu của sản phẩm hiện tại. LÀm sao để kích thích thêm nhu cầu sử dụng sản phẩm theo từng giai đoạn.
  • Chiến lược phân phối (Place): Việc phân phối nắm giữ vai trò rất quan trọng trong kế hoạch marketing. Vì nếu bạn có sản phẩm tốt, khách hàng cũng biết đến nhưng họ lại không biết tìm mua sản phẩm ở đâu thì coi như những nỗ lực marketing coi như đổ sông. Hiện nay có rất nhiều loại phân phối.
  • Chiến lược giá (Price): Giá cả là một phần quan trọng quyết định lợi nhuận và sự tồn tại của doanh nghiệp. Ngoài ra, chính sách về giá cũng là một yếu tố định hình nhận thức sản phẩm trong tâm trí người dùng.
  • Chiến lược truyền thông (Promote): Đây được xem là phần khó “nhằn” nhất trong tất cả. Bởi dù bạn là “newbie” hay “lão làng” việc nâng cao thương hiệu và quan trọng là bán hàng. Quảng cáo thường bao gồm các phương thức: quảng cáo TV, radio, Print Media, Internet,.. Ngoài ra, 2 hình thức ngày nay được hầu hết các doanh nghiệp ưa chuộng: Public Relation – Quan hệ công chúng, Word-of-mouth – Marketing truyền miệng.

Trong đó:

  • Quan hệ công chúng thường bao gồm thông cáo báo chí, triễn lãm, tài trợ, hội nghị, sự kiện hoặc hội thảo. Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp lớn, có nguồn lực tài chính mạnh hoặc đã có vị trí nhất định trên thị trường.
  • Marketing truyền miệng là một loại quảng cáo sản.phẩm thông qua sự hài lòng, cảm nhận từ chính các.khách hàng hoặc những người có ảnh hưởng. Hoạt động này có thể xày ra Online hoặc trên Internet. Vì ngân sách chi cho hoạt động này không đòi hỏi mức lớn nên.hầu hết mọi doanh nghiệp đều có thể sử dụng, từ quy mô nhỏ đến lớn.
bảng kế hoạch
bảng kế hoạch

Nếu doanh nghiệp của bạn là công ty dịch vụ thì ngoài 4.yếu tố trên, cần lưu ý đến 3 thành tố khác:

Con người; Quy Trình; cảm nhận “hữu hình”.trong khi lập bảng kế hoạch kinh doanh mẫu.

  • Con người (People): Trong phần này, bên cạnh nhóm thị trường mục tiêu,.còn có những người liên quan đến doanh nghiệp, đặc biệt là nhân viên. Hãy liệt kê ra những tố chất, kỹ năng ban đầu mà bạn.cần có ở nhân viên. Sau đó bạn sẽ phát triển đội ngũ như thế nào để họ.có thể cùng bạn hoàn thành kế hoạch kinh doanh một cách tốt nhất, hãy ghi xuống tất cả tại đây.
  • Quy trình (Process): Hãy chắc rằng bạn đã có một quy trình.phù hợp có thể giảm thiểu tối đa các chi phí. Giảm thiểu ở đây tức là sự tinh gọn,.cải tiến quy trình sao cho vừa giúp doanh nghiệp giảm.thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận vừa đảm bảo.quy trình vận hành hoạt động ổn định.
  • Trải nghiệm thực tế (Physical Evidence): Nhóm dịch vụ là.những trải nghiệm vô hình mà người dùng cảm nhận được. Nếu bạn mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm,.khiến họ cảm thấy thích thú hơn thì đó chính là lợi thế giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với đối thủ.
  • Cột mốc và số liệu: Sau khi đã xác định rõ ràng các.chiến lược phù hợp cho từng bộ phận. Bạn cần tổng hợp tất cả vào một “Action Plan” cụ thể.

4. Kế hoạch tài chính

Dự báo doanh số: là một bảng biểu để dự báo doanh số mà.mặt hàng chính của kế hoạch kinh doanh sẽ mang về trong.một khoảng thời gian nhất định. Trong bảng dự báo thường sẽ bao gồm: Số lượng bán.ra/ngày/cửa hàng A, giá sỉ/sản phẩm (VND), tổng nhập, giá bán ra (VND),.số lượng bán/ngày, tổng bán (VND).

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.(P&L): Để lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, bạn cần phải nắm.rõ tình hình hoạt động thực tế của công ty. Và thứ duy nhất để bạn có thể xác định chính xác chính.là dựa vào Báo cáo P&L. Thông thường bản báo cáo P&L sẽ gồm Bảng cân đối kế toán;.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ,.Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

5. Phụ lục – Không thể thiếu khi lập kế hoạch kinh doanh

Tuy đây là một phần không mấy quan trọng nhưng nếu bỏ qua thì việc lập bảng kế hoạch kinh doanh mẫu của bạn có thể sẽ trở nên khó hiểu với một vài người đọc. Bởi có những phần chuyên sâu sẽ rất khó hình dung ra nếu.không có biểu đồ minh họa. Để mô tả hơn cho các ý trong kế hoạch, bạn hãy thể hiện.các con số lên biểu đồ hoặc định nghĩa , ghi chú thông tin quan trọng tại mục này.

Vừa rồi là những đề mục cần có khi lập bảng kế hoạch kinh doanh mẫu. Tùy vào mô hình công ty hoặc sản phẩm kinh doanh, bạn sẽ có những điều chỉnh để phù hợp hơn.

Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!

SEMTEK Co,.LTD

🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285

Tìm kiếm liên quan

  • lập kế hoạch kinh doanh
  • lập kế hoạch kinh doanh online
  • lập kế hoạch kinh doanh từ a đến z
  • bảng kế hoạch kinh doanh excel
  • Mẫu bảng kế hoạch công việc
  • Tải mẫu kế hoạch công việc
  • Cách lập bảng kế hoạch
  • Mẫu bảng kế hoạch cá nhân

Nội dung liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *