Lập kế hoạch Marketing là một trong những phần không thể thiếu của chiến lược kinh doanh. Một Marketing tốt sẽ giúp công ty chiếm lĩnh thị phần lớn và hàng, Vậy bạn đã biết cách thiết lập cho mình một Marketing Plan hoàn hảo hay chưa? Với mong muốn hỗ trợ bạn đọc, sau đây SEMTEK xin đưa ra một vài thông tin giúp bạn biết cách thiết lập kế hoạch marketing cho sản phẩm và hoàn thiện bản kế hoạch Marketing của mình tốt hơn.
Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm là gì?
Kế hoạch Marketing là một tài liệu bằng văn bản mô tả về những nỗ lực truyền thông, quảng cáo của bạn trong năm tới. Nó bao gồm mô tả tình hình truyền thông quảng cáo hiện tại, xác định thị trường mục tiêu, định vị được thương hiệu của bạn và những mô tả về chiến lược, chiến thuật marketing mà bạn dự định dùng để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình.
Kế hoạch Marketing là một phần của kế hoạch kinh doanh tổng thể. Với mục tiêu ngắn hạn, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch marketing có thể tách rời nhau hoặc không. Trong dài hạn thì gần như kế hoạch kinh doanh và kế hoạch marketing cho sản phẩm phải đi kèm với nhau.
Phác thảo một bản kế hoạch marketing cho sản phẩm giúp bạn mường tượng ra những nội dung chính, những đầu công việc chính mà bạn cần thực hiện. Nó không nhất thiết phải dài nhưng đảm bảo phải chứa đủ những thông tin quan trọng mà bạn muốn truyền tải tới người làm, hay thậm chí là dựa trên nó để có thể đưa ra các đề xuất trình bày cho sếp bạn hiểu.
Mục tiêu của kế hoạch marketing cho sản phẩm
Việc lập kế hoạch Marketing luôn luôn đi kèm với việc xác định mục tiêu của chính kế hoạch này:
- Xác định được vị trí tương lai của doanh nghiệp.
- Rút ngắn khoảng cách với mục tiêu chung được đặt ra.
- Giúp cho các thành viên trong team hành động theo cùng một hướng để có thể cùng kéo, cùng đẩy đi đến đích cuối cùng bởi chính nó đã có sự mô tả rõ ràng về mục tiêu và cách thức để đạt được mục tiêu đó.
- Xác định và đưa ra cách thức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đúng với sản phẩm.
- Đưa ra dự toán về chi phí, cân đối được với kết quả thu nhận được và có thể làm giảm rủi ro khi đầu tư vào hoạt động Marketing.
Các chiến lược đi kèm với một số mục tiêu quan trọng
Branding campaign: Các loại chiến dịch liên quan đến xây dựng và quảng bá thương hiệu:
Chiến dịch ra mắt thương hiệu :
Chiến dịch được thực hiện với việc ra mắt thương hiệu mới, hoặc tái định vị thương hiệu hoặc cũng có thể là khai trương cửa hàng mới. Hầu hết, trong những trường hợp này, công ty hoặc nhãn hàng thường tổ chức Event, chạy các chiến dịch quảng cáo online, tổ chức khai trương, roadshow.
Chiến dịch nhận thức thương hiệu:
Đây là chiến dịch với mục tiêu gia tăng mức độ nhận biết, tin tưởng vào thương hiệu. Các chiến thuật có thể sử dụng trong trường hợp campaign này là các event, bài PR báo chí, các content truyền thông với nội dung hoạt động nội bộ, tầm nhìn, triết lý, định vị thương hiệu.
Chiến dịch PR : Các chiến dịch này được triển khai nhằm gia tăng sự uy tín, vị thế xã hội, thu nhận thiện cảm của xã hội với thương hiệu. Trong các chiến dịch này, hành động được triển khai có thể là event, tài trợ, các hoạt động booking bài PR, quảng cáo và cũng có thể là các chiến dịch ủng hộ, từ thiện.
IBC Campaign (Integrated Brand Communication Campaign):
Là chiến dịch truyền thông thương hiệu tích hợp. Chiến dịch được thực hiện bằng cách tích hợp tất cả các nền tảng truyền thông từ việc thực hiện các chiến dịch media cho đến quan hệ công chúng, quan hệ với nhà đầu tư, thậm chí là cả truyền thông nội bộ để xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của nhãn hàng, công ty.
Với các chiến dịch IBC, thương hiệu được xem như là một tài sản chính và nó được thực hiện nhằm mục tiêu khẳng định lời hứa, đưa ra giá trị tầm nhìn và định vị của thương hiệu, tạo sự nhận thức và lôi kéo lòng trung thành của khách hàng. Chiến dịch IBC được thực hiện thông qua đa kênh, đa hình thức.
Performance Campaign: Mục tiêu cuối cùng của các chiến dịch Performance cũng là doanh số.
Cách lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới với 7 bước
Bước 1: Nắm vững thông tin về công việc kinh doanh hiện tại và sản phẩm
Trong bước này, các doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình phân tích SWOT để liệt kê ưu, nhược điểm cũng như cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển. Về bản chất, nội dung công việc giống hệt như bản kế hoạch kinh doanh của công ty nên đây là cơ hội để nhìn nhận lại toàn bộ công việc kinh doanh bao gồm bộ máy quản lý, sản xuất, quy trình đối nội, đối ngoại.
Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là điều có thể bạn đã nghe rất nhiều ở các lớp học marketing hay các bài viết chuyên môn. Nó chính là nguyên tố quyết định cho mọi chiến lược marketing thành công.
Trong phần này, doanh nghiệp nên liệt kê “tất tần tật” mọi thứ về khách hàng tiềm năng, bao gồm thông tin nhân khẩu học, tuổi tác, giới tính, và sau hơn là hành vi, thói quen mua hàng.
Tại sao họ lại mua hàng của bạn? Sản phẩm của bạn giúp giải quyết vấn đề gì của họ? Họ sử dụng thời gian rảnh rỗi như thế nào? Thông tin họ muốn tìm kiếm thường ở đâu? Tổng hợp lại toàn bộ dữ liệu bạn có được tại phần này để nhận diện chính xác các phương thức và kế hoạch marketing cho sản phẩm cần sử dụng. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu “từ trong ra ngoài” sẽ rất hữu ích để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả nhất.
Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh khi kế hoạch marketing cho sản phẩm
Sẽ chẳng bao giờ có chuyện doanh nghiệp không cần phải lo lắng về đối thủ cạnh tranh với sản phẩm/ dịch vụ của mình cả. Luôn luôn có một vài công ty đang cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tương tự với sản phẩm mà doanh nghiệp bạn sắp đưa ra – tức là bạn cần phải cố gắng hơn nữa để khác biệt và vượt lên dẫn đầu.
Đừng vội lo lắng, đây là điều mà mọi chủ sở hữu doanh nghiệp phải đối mặt. Cách xử lý chính là sử dụng tất cả hiểu biết của bạn về đối thủ để tìm ra hướng đi mới mẻ, khẳng định sự khác biệt của mình giữa đám đông.
Điểm nổi trội hơn so với đối thủ của bạn là gì? Điểm mạnh và điểm yếu của họ so với sản phẩm của bạn? Bằng việc thu thập thông tin chi tiết cả về khách hàng của đối thủ cũng giúp bạn nâng tầm sự khác biệt của mình để chiếm lĩnh thị trường.
Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần nhận biết và làm rõ mọi nhà đầu tư có khả năng trở thành đối thủ tiềm năng trong tương lai và chuẩn bị sẵn sàng nếu cuộc đối đầu diễn ra.
Bước 4: Đặt ra các mục tiêu
Doanh nghiệp cần chiếm được thêm bao nhiêu phần trăm thị phần trong năm tới? Có nội dung xác định nào cần phải đạt được hay không? Dựa vào tình hình thực tế và tham vọng mà doanh nghiệp có thể đặt ra các mục tiêu từ tài chính cho tới mở rộng thị trường, từ lợi nhuận thu về cho tới số lượng người biết tới thương hiệu,…
Phần quan trọng nhất là khoanh vùng một số đích đến mà doanh nghiệp cần đạt tới trong năm, dù nó có vẻ khả thi hay không. Cố gắng không đưa các vấn đề như logistic hay quản trị vào bước này để tránh bị phân tâm. Nhiệm vụ chính của bước này là cụ thể hoá các mong muốn, mục đích của doanh nghiệp về sản phẩm trong giai đoạn sắp tới. Đừng để các mục tiêu của bạn trở nên quá xa vời bởi chúng cần trở thành động lực chứ không phải khiến bạn lo ngại.
Bước 5: Phác hoạ lập kế hoạch marketing
Trong các bước lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cho sản phẩm mới, đây có thể xem là phần khiến bạn phải giành nhiều thời gian và công sức nhất. Dựa vào các mục tiêu đã đề ra ở bước thứ 4, giờ là lúc doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch marketing tổng thể.
Trước khi lập nên hệ thống hoàn chỉnh, doanh nghiệp hoặc người làm marketing nên giải quyết từng mục tiêu bằng cách đưa ra các phương án thực hiện. Điều này cho phép doanh nghiệp nhìn thấy cụ thể các công việc cần thiết đẩy mạnh triển khai. Bước này cũng là cơ hội để người làm marketing xem xét và cân nhắc các mục tiêu đặt ra có khả thi hay không.
Bước 6: Xây dựng ngân sách cho kế hoạch marketing
Một kế hoạch hiệu quả là không lãng phí quá nhiều tiền nhưng tạo ra được thu hút được sự chú ý lớn từ người tiêu dùng. Cần có bảng kê khai chi tiêu dự kiến đầy đủ và rõ ràng để phân bổ ngân sách hợp lý và tránh phát sinh chi phí ngoài ý muốn.
Ngân sách kế hoạch marketing cho sản phẩm luôn luôn là công việc đau đầu với nhiều nhà quản lý. Doanh nghiệp cần xác định rõ từng khoản chi để đảm bảo ngân sách nằm trong khả năng thực hiện vào thời điểm hiện tại chứ không phải phụ thuộc vào tương lai.
Bước 7: Bắt tay ngay vào thực hiện!
Chúc mừng bạn đã tới bước cuối cùng để lập kế hoạch marketing thiết thực cho sản phẩm mới của doanh nghiệp mình. Kế hoạch marketing có thể đơn giản hoặc phức tạp, điều đó phụ thuộc vào các loại sản phẩm và công việc kinh doanh. Nhưng chắc chắn qua 6 bước cơ bản trên, doanh nghiệp có thể tự tin xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm mới trong ngắn hạn hay dài hạn.
Một kế hoạch Marketing hiệu quả phải có sự đầu tư công sức và chất xám của cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực hiện tốt các bước lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới như trên sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian mà hiệu quả mang lại vô cùng lớn.
Dịch vụ thiết kế website của SEMTEK
- Dịch Vụ VPS Bảo Mật No1 | Uptime 99,99%
- VPS có cấu hình cao có tính ổn định & bảo mật an toàn cao
- Sử dụng dễ dàng dù không cần am hiểu IT
- Tốc độ luôn ổn định, băng thông 32Gbit, hạ tầng đồng bộ mạnh mẽ
- Hỗ Trợ kỹ thuật hệ thống liên tục 24/7
- VPS SSD sử dụng công nghệ 100% SSD Intel Enterprise và hỗ trợ chống DdoS
Tốc độ vượt trội
Sử dụng 100% ổ cứng SSD Enterprise mang đến trải nghiệm khác biệt về tốc độ truy vấn xử lý dữ liệu
Bảo vệ dữ liệu
Dữ liệu sẽ được backup định kỳ hàng tuần nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu ở mức độ cao nhất
Dùng thử miễn phí
Trải nghiệm Cloud VPS SSD miễn phí trong vòng 07 ngày trước khi quyết định sử dụng dịch vụ
Đội ngũ tư vấn
Trải nghiệm sự khác biệt với dịch vụ chăm sóc khách hàng từ đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và thân thiện
Nâng cấp dễ dàng
Hệ thống cho phép nâng cấp, mở rộng tài nguyên CPU, RAM, SSD ngay lập tức trong quá trình sử dụng
Hệ điều hành
Chủ động lựa chọn nhiều hệ điều hành với các phiên bản khác nhau tuỳ theo nhu cầu sử dụng
Thời gian uptime
Xây dựng và thiết kế theo cơ chế N+1, tăng cường sự ổn định và đảm bảo thời gian uptime tới 99,5%
Công cụ quản lý
Giao diện quản lý được thiết kế với phong cách đơn giản và trực quan với người dùng
Khi thiết kế website bán hàng tại SEMTEK, quý khách được tư vấn trọn gói tận tình từ khâu chọn domain, tư vấn thiết kế giao diện web bán hàng và các chức năng nghiệp vụ quản lý, chiến lược phát triển quảng bá website và tìm kiếm nguồn khách hàng. Bên cạnh đó bạn cũng tham gia vào quá trình giám sát tiến độ hoàn thành của việc thiết kế website bổ sung ý kiến trong từng công đoạn thiết kế để đảm bảo một sản phẩm hoàn hảo nhất.Website của bạn sẽ được thiết kế với giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng, thiết kế web chuẩn SEO mà còn có tốc độ tải trang nhanh.
Việc chọn được đơn vị thiết kế website bán hàng tốt không chỉ tạo ra một web bán hàng chuyên nghiệp, khẳng định thương hiệu cho người kinh doanh mà còn hỗ trợ tuyệt vời trong khâu quảng bá sản phẩm dịch vụ để gia tăng doanh số. Hãy để SEMTEK đồng hành cùng bạn trong việc bán hàng.
SEMTEK Co,. LTD
VPS Server | WordPress Web design | SEO | Content Marketing | Email Server
Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 098 300 9285
Email: quang.nguyen@semtek.com.vn
Website: https://www.semtek.com.vn/
Các tìm kiếm liên quan đến lập kế hoạch marketing như thế nào
- Kế hoạch marketing la gì
- Ví dụ về lập kế hoạch marketing
- Bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh
- Lập kế hoạch marketing 4P
- Lập kế hoạch marketing cho 1 sản phẩm
- Mẫu kế hoạch marketing online cho 1 sản phẩm
- Lập kế hoạch marketing của Vinamilk
- Các bước lập kế hoạch marketing
Nội dung liên quan:
- SEMTEK – Dịch vụ thiết kế và quản lý Website uy tín, chuyên nghiệp
- Thiết kế website wordpress chuẩn seo
- SEMTEK – Thiết kế 1 Website đơn giản, đạt chuẩn, chất lượng