Các bước lập kế hoạch truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp

lập kế hoạch truyền thông

Lập kế hoạch truyền thông là những bước làm trước khi đưa ra chiến dịch quảng cáo của mỗi doanh nghiệp. Đây là yếu tố chiếm tỷ trọng quyết định thành công cao nhất trong chiến dịch quảng cáo của mỗi doanh nghiệp. Vậy các bước lập kế hoạch truyền thông dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp có những chiến lược riêng và phù hợp với thực tế của doanh nghiệp.

Kế hoạch truyền thông là gì?

Kế hoạch truyền thông là bản tổng hợp các thông tin bao gồm đối tượng, mục tiêu, các phương thức truyền thông và phương án cụ thể cho từng giai đoạn, từng mục khác nhau. Mục tiêu lớn nhất của kế hoạch là hướng dẫn thực hiện các mục tiêu mà chiến dịch đã vạch ra kế hoạch với truyền thông.

Chính vì vậy, khi lập kế hoạch truyền thông, bạn cần phải đảm bảo các yếu tố khả thi và các kế hoạch dự phòng khác để đảm bảo doanh nghiệp có khả năng ứng phó với biến đổi của thị trường.

lập kế hoạch truyền thông
lập kế hoạch truyền thông

Những lợi ích của việc lập kế hoạch truyền thông là gì?

Lập kế hoạch truyền thông có một số lợi ích, bao gồm:

  • Bạn sẽ bắt đầu và duy trì được óc tổ chức hơn trong chiến dịch quảng cáo của mình.
  • Bạn sẽ có thể lập ra và theo dõi ngân sách chiến dịch của mình.
  • Nghiên cứu bạn tiến hành trước sẽ cho phép bạn hiểu rõ hơn về đối tượng của mình, điều này giúp đạt đươc mục tiêu hiệu quả hơn.
  • Bạn sẽ hiểu rõ hơn về những gì các đồng nghiệp đang làm.
  • Bạn sẽ có một tiêu chuẩn để so sánh các chiến dịch quảng cáo trong tương lai.

Những điều cần biết trước khi lập kế hoạch truyền thông

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những các vận hành khác nhau cùng với đó là quy mô doanh nghiệp, chi phí dành cho marketing quảng cáo vì vậy sẽ có những chiến lược và kế hoạch truyền thông khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Trên thế giới có rất nhiều những mô hình lập kế hoạch truyền thông thông quảng cáo khác nhau. Mỗi nhà quảng cáo nên lựa chọn ra những mô hình phù hợp với doanh nghiệp của mình để tối ưu chi phí và đem lại hiệu quả cao.

Vì vậy trước khi triển khai truyền thông quảng cáo mỗi doanh nghiệp nên đưa ra được kế hoạch và bám sát theo những kế hoạch đã đưa ra để công việc được triển khai thống nhất và động bộ.

Các bước lập kế hoạch truyền thông gợi ý cho doanh nghiệp

Bước 1: Đánh giá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp

Như đã nói ở trên mỗi doanh nghiệp vận hành sẽ có những quy mô và tài chính khác nhau cùng với đó là sự nổi tiếng của thương hiệu mà phải có những bản kế hoạch cụ thể.

VD: Các doanh nghiệp, thương hiệu nổi tiếng sau rất nhiều năm họ không ngại chi tiền cho quảng cáo, họ thu lại được sự nổi tiếng của thương hiệu vì vậy việc triển khai quảng cáo của họ cũng dễ dàng và được công chúng đón nhận.

Doanh nghiệp nên xác định sản phẩm, dịch vụ của mình là gì và đánh giá những điểm lợi ích của sản phẩm, dịch vụ trước khi quảng cáo.

Phân tích tổng quan về sản phẩm, dịch vụ những ưu và nhược điểm như vậy doanh nghiệp có được cái nhìn đa chiều và nắm chắc những thông tin để cung cấp cho công chúng.

lập kế hoạch truyền thông
lập kế hoạch truyền thông

Bước 2 – Phân tích đối thủ cạnh tranh

Đây là một trong những khó khăn đầu tiên của doanh nghiệp khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình ra thị trường. Bởi vì thị phần của doanh nghiệp bị thu hẹp lại do các đối thủ cạnh tranh.

Bước này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được sản phẩm, dịch vụ của mình ưu điểm hơn hay cần phải khắc phục những gì so với đối thủ.

Phân tích sự thành công của đối thủ khi truyền thông quảng cáo sẩn phẩm, dịch vụ này hay những sự cố cần rút kinh nghiệm từ đối thủ để tránh cho doanh nghiệp mình không mắc phải.

Phân tích đối thủ đã làm gì? Đang làm gì? để có những đánh giá và tiếp thu học hỏi giúp hoàn thiện hơn kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp.

Bước 3 – Xác định mục tiêu truyền thông

Mỗi chiến dịch quảng cáo doanh nghiệp nên xác định mục tiêu và mức độ hoàn thành của chiến dịch. Đưa ra những chỉ số cụ thể để đưa ra kết luận được mức độ thành công của chiến dịch.
Ở đây nhiều doanh nghiệp sẽ dựa vào mô hình SMART cụ thể như sau:

Specific – Cụ thể mục tiêu là gì như: Chuyển đổi, phủ sóng, nhận biết v.v…

Measurable – Có thể đo lường được: Lượng người quan tâm, số lượng mua hàng, giá trị quy đổi…

Achievable – Có thể đo đạt được: Số người tiếp cận, lượng người xem hoặc yêu thích….

Realistic – Thực tế: Thực tế đạt được sau khi kết thúc chiến dịch ra sao

Time – focused – Tập trung vào yếu tố thời gian: Thời gian để có thể đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra trong kế hoạch truyền thông.

Bước 4 – Xác định phân khúc thị trường

Mỗi dịch vụ, sản phẩm khi được quảng cáo sẽ phải có những phân khúc thị trường và thị trường tiềm năng. Bởi nếu như xác định sai phân khúc thị trường sẽ dẫn tới kế hoạch truyền thông bị phá sản hoàn toàn.

Phân khúc khách hàng cũng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp và giảm bớt áp lực cạnh tranh đối với các đối thủ giúp doanh nghiệp thành công hơn.

Bước 5 – Xác định khách hàng và nhân khẩu học của khách hàng

Xác định nhân khẩu học của khách hàng thông qua các chiến dịch thăm dò thị trường, phiếu khảo sát… giúp cho việc quảng cáo được tối ưu và đúng với khách hàng đang có nhu cầu nhất.

Xác định kỹ đối tượng mà doanh nghiệp muốn nhắm tới và đáp ứng những nhu cầu, thắc mắc của khách hàng,

Bước 6 – Thông điệp truyền tải đến với khách hàng

Rất nhiều những doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công sau khi kết thúc chiến dịch truyền thông quảng cáo của doanh nghiệp bởi chính những thông điệp của doanh nghiệp muốn gửi gắm tới khách hàng.

Thông điệp của doanh nghiệp giúp khách hàng hiểu hơn về họ và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và là cách giúp khách hàng ghi nhớ được thương hiệu.

Lập kế hoạch truyền thông với bước thứ 6 này rất quan trọng bởi những ý tưởng ở bước này sẽ giúp doanh nghiệp gặt hái được thành công.

Để có một thông điệp hoàn hảo nhất hướng tới khách hàng doanh nghiệp cần trả lời và phân tích kỹ những câu hỏi gợi ý như:

  • Truyền tải những gì tới khách hàng và nó có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hay không?
  • Việc truyền tải này có hấp dẫn và kích thích khách hàng hay không.
  • Thông điệp xúc tích, ngắn gọn, dễ nhớ phù hợp với thuần phong mỹ tục và khách hàng.

Bước 7: Xác định các kênh truyền thông cho doanh nghiệp

Các kênh truyền thông sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận tăng tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng và là kênh quyết định sự thành công của chiến dịch quảng cáo.

Tùy thuộc vào kinh phí của doanh nghiệp để đưa ra các kênh truyền thông với chi phí thấp nhất mà đem lại hiệu quả cáo nhất.

Hiện nay không hiếm gặp những chiến dịch bị phung phí quá nhiều kinh phí mà không đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp vì thế lựa chọn kênh quảng cáo cũng là một trong những bước giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình

Bước 8: Lập chiến thuật truyền thông phù hợp với doanh nghiệp, dịch vụ và sản phẩm

Có rất nhiều chiến thuật truyền thông dành cho doanh nghiệp. Việc áp dụng chiến thuật truyền thông là một trong những phương pháp để doanh nghiệp đánh giá được hiệu ứng lan truyền thương hiệu hay những thái độ của khách hàng và những ý kiến góp ý.

Chiến thuật truyền thông chỉ là 1 bước nhỏ trong nhưng bước này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lối đi riêng và xây dựng tầm ảnh hưởng thương hiệu đối với khách hàng.

lập kế hoạch truyền thông
lập kế hoạch truyền thông

Bước 9: Phân bổ ngân sách

Truyền thông được hiệu quả nhất khi nhà quảng cáo biết phân bổ ngân sách vào từng hạng mục tránh gây lãng phí và thất thoát.

Việc phân bổ ngân sách sẽ tối ưu được chi phí cho doanh nghiệp nếu như người quảng cáo lập kế hoạch truyền thông chi tiết nhất và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Bước 10: Đo lường và báo cáo kế hoạch truyền thông

Đây là bước cuối khi lập kế hoạch truyền thông. Với những số liệu đo lường nhà quảng cáo sẽ đánh giá được sự thành công hay thất bại. Cũng là lúc có những điều chỉnh, cải thiện những kết quả chỉ số không được như mục tiêu.

Với những số liệu được gửi về khi kết thúc chiến dịch, nhà quảng cáo sẽ rút được những kinh nghiệm quý báu với sự thực tế từ khách hàng đem lại và có những đánh giá, chỉnh sửa để cho các chiến dịch khác được thành công.

Từ khóa:

  • Kế hoạch truyền thông của Vinamilk
  • Lập kế hoạch truyền thông cho sản phẩm
  • Ví dụ về kế hoạch truyền thông
  • Mẫu powerpoint kế hoạch truyền thông
  • Mẫu kế hoạch truyền thông sự kiện
  • 5 bước lập kế hoạch truyền thông
  • Kế hoạch truyền thông PDF
  • Mẫu kế hoạch truyền thông thương hiệu

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *