Maketing là gì? Tại sao doanh nghiệp cần làm Marketing

Trong thời đại hiện nay, có hàng trăm hàng ngàn sản phẩm mới được đưa ra thị trường mỗi ngày. Do đó mỗi doanh nghiệp đều cần có một đội ngũ Marketing chuyên nghiệp để đưa sản phẩm của mình đến tay khách hàng mà không bị thụt lùi lại phía sau. Vậy thuật ngữ Marketing là gì? Vai trò của ngành Marketing là gì trong doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khái quát những kiến thức cơ bản nhất nhé!

Tìm hiểu khái niệm maketing là gì?

Maketing là gì ? Có rất nhiều khái niệm dùng để định nghĩa Maketing là gì từ cơ bản đến nâng cao. Về cơ bản, bạn có thể hiểu Maketing đơn giản là tất cả những công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện để thu hút khách hàng đến với thương hiệu của mình và biến họ thành khách hàng trung thành.

Còn khái niệm marketing là gì theo Hiệp hội Marketing Mỹ – AMA thì khác, họ cho rằng “Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức”.

Theo vị được mệnh danh là cha đẻ của ngành Marketing Philip Kotler, định nghĩa marketing là gì lại được hiểu là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.

Nhìn chung, với mỗi người, mỗi thời gian, marketing là gì lại được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Và trong thời điểm hiện tại, từ việc tạo ra các thông điệp quảng cáo đến chọn lực các kênh truyền thông phù hợp, lên kế hoach thực hiện chiến dịch, duy trì khách hàng trung thành,… tất cả đều được gọi là marketing.

marketing

Có bao nhiêu hình thức Marketing phổ biến hiện nay

Theo đà phát triển của công nghệ 4.0 hiện nay, các hình thức marketing mới được ra đời và mang lại nhiều hiệu quả tích cực, tuy nhiên chúng ta vẫn không thể phủ định được tầm quan trọng của marketing truyền thống và đó chính là 2 Hình thức marketing lớn hiện nay:

Marketing truyền thống

Marketing truyền thống là hàng loạt các phương pháp tiếp cận và thu hút khách hàng qua các kênh truyền thống offline như tổ chức sự kiện, đưa bản tin, quảng cáo trên truyền hình, trên báo, phát tờ rơi…

Marketing truyền thống khá phát triển ở những ngành nghề chuyên về sản xuất trước sản phẩm và marketing thường có tác dụng để bán và thúc đẩy bán. Một số phương pháp marketing truyền thống phổ biến hiện nay:

  • Phát tờ rơi
  • Gửi thư trực tiếp
  • In catalogue giới thiệu sản phẩm
  • Thiết kế video quảng bá trên tivi
  • Tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm
  • Tham gia các buổi từ thiện

Marketing hiện đại

Song song với marketing truyền thống, marketing hiện đại cũng là xu thế nổi bật trong thời đại công nghệ hóa hiện nay. Khác với marketing truyền thống là tập trung vào người bán và tìm kiếm khách hàng mua hàng, marketing hiện đại lại tập trung vào người mua. Marketing hiện đại sử dụng các phương pháp của mình để tìm kiếm và nghiên cứu khách hàng mục tiêu, lấy nhu cầu, sở thích của họ làm trung tâm, từ đó sản xuất sản phẩm theo nhu cầu thị trường.

Marketing hiện đại sử dụng nhiều kênh và nhiều công cụ khác nhau để thực hiện hình thức marketing của mình trong đó có 5 hình thức chính là:

  • Quảng cáo theo mạng lưới trên internet (Các trang báo lớn, cùng chủ đề)
  • Quảng cáo tìm kiếm (Trên các trang tìm kiếm lớn như google, coccoc, firefox,…)
  • Marketing là gì? Tại sao Marketing quan trọng đối với doanh nghiệp 2
  • Quảng cáo tìm kiếm
  • Quảng cáo trên mạng xã hội (Trên các MXH như facebook, g+, zalo, twitter,…)
  • Marketing tin đồn (Buzz Marketing)
  • E-mail Marketing (Chủ yếu được thực hiện trên gmail)

Các loại hình phổ biến trong Maketing

Việc các nhà quản trị Marketing sử dụng phương thức truyền thông nào phụ thuộc rất lớn vào hành vi của khách hàng mục tiêu. Để có được sự lựa chọn thích hợp, họ cần phải thực hiện nhiều những cuộc khảo sát và nghiên cứu thị trường khác nhau, nhằm xác định loại hình Marketing chuẩn xác (hoặc nhiều loại hình marketing ) có thể hữu ích trong việc phát triển thương hiệu và tăng trưởng doanh thu. Dưới đây là những loại hình marketing phổ biến nhất mà các nhà quản trị thường xuyên lựa chọn để tiếp cận khách hàng:

1. Internet maketing

Ngày nay, sự phổ cập của Internet đã giúp cho các doanh nghiệp nhỏ cũng như các tập đoàn lớn triển khai được những chiến dịch và truyền bá những thông điệp marketing thông qua mạng Internet.

2. SEO

SEO vốn là viết tắt của Search engine optimization (tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm), là quá trình tối ưu hóa nội dung trên một website để chúng xuất hiện đầu tiên trong danh sách kết quả tìm kiếm ở các công cụ tìm kiếm nổi tiếng (như Google hay Bing).

75% người dùng Internet tiếp cận thông tin từ các công cụ tìm kiếm, đó chính là nguồn cảm hứng để các nhà quản trị marketing quyết định SEO là một phương thức tiếp thị quan trọng để tiếp cận tới khách hàng.

3. Blog maketing

Ngày nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng trang blog của riêng mình để truyền tải thông tin về sản phẩm, và tiếp cận trực tiếp tới đối tượng khách hàng tiềm năng, những người sử dụng mạng Internet để tìm kiếm thông tin hữu ích cho bản thân.

4. Social media maketing

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn, TikTok và nhiều hơn nữa để thiết lập mối quan hệ và tương tác với các đối tượng khách hàng mục tiêu.

marketing

5. Maketing in ấn

Truyền thông thông qua các ấn phẩm in ấn vẫn chứng tỏ sức mạnh của mình đối với những đối tượng khách hàng chuyên biệt. Các doanh nghiệp có thể sử dụng tờ rơi, quảng cáo trên tạp chí, hình ảnh, hoặc các nội dung tương tự để truyền đạt thông điệp của mình.

6. SEM

Search engine marketing, hay marketing thông qua nền tảng công cụ tìm kiếm, có đôi phần khác biệt so với SEO (đã được đề cập ở mục trên). Thay vì kích nội dung trang web lên kết quả của công cụ tìm kiếm một cách tự nhiên, doanh nghiệp trả tiền để nội dung của họ được xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm.

7. Video maketing

Doanh nghiệp bỏ chi phí để thực hiện và phát hành các nội dung video nhằm tiếp cận và truyền đạt thông điệp của mình tới đối tượng khách hàng mục tiêu.

8. Wifi maketing

Một loại hình marketing mới lạ, nơi doanh nghiệp triển khai hoạt động truyền thông, tiếp thị, thu thập dữ liệu người dùng thông qua việc khách hàng kết nối mạng Wifi miễn phí trong cửa hàng cung cấp dịch vụ.

Tại sao doanh nghiệp cần làm Maketing?

1. Giáo dục nhận thức của người tiêu dùng

Để mua vào một sản phẩm, khách hàng của bạn cần phải có một sự hiểu biết chắc chắn về những gì nó làm và nó hoạt động như thế nào. Marketing là cách hiệu quả nhất để nêu các giá trị sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp của bạn cho khách hàng một cách thú vị và thú vị. Nếu giáo dục người tiêu dùng nằm trong danh sách ưu tiên của bạn thì việc marketing chính là yếu tố tiên quyết tạo sự thành công cho doanh nghiệp

marketing

2. Bán hàng

Marketing là quan trọng bởi vì nó giúp doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Điểm mấu chốt của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào là kiếm tiền và marketing là một kênh thiết yếu để đạt được mục tiêu đó. Không có marketing nhiều doanh nghiệp sẽ không tồn tại bởi vì marketing là những gì thúc đẩy doanh số bán hàng. Chắc chắn, bạn cần có một sản phẩm tốt nhưng nếu mọi người không biết về các dịch vụ của bạn thì bạn sẽ không thể tạo nên doanh thu.

3. Phát triển doanh nghiệp

Marketing là một chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp của bạn. Mặc dù khách hàng hiện tại của bạn nên luôn là ưu tiên chính của bạn, nhưng các nỗ lực tiếp thị có thể giúp bạn mở rộng cơ sở này. Những nỗ lực nhỏ như bài đăng phương tiện truyền thông xã hội và các chiến dịch email không chỉ có thể thu hút những người tiêu dùng hiện tại mà còn lan rộng đến các khách hàng tiềm năng mới. Về bản chất, tiếp thị đảm bảo tương lai kinh doanh của bạn thông qua sự tham gia của khách hàng mới và cũ.

Vai trò của Maketing đối với doanh nghiệp

1.  Maketing giúp gia tăng doanh thu

Một điều kiện tiên quyết trong marketing đó chính là việc phải tạo ra giá trị lợi nhuận cho cá nhân, doanh nghiệp. Marketing không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận, giúp nhiều người biết đến sản phẩm của doanh nghiệp hơn. Từ đó góp phần gia tăng cơ hội đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng nhiều hơn. Một chiến lược marketing tốt sẽ giúp gia tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

2. Xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng

Các chiến lược marketing góp phần gia tăng sự hiện hữu của doanh nghiệp trong trí nhớ của khách hàng, giúp họ hiểu một cách rõ nét và chính xác nhất về các thông tin cũng như sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Phân tích theo xu hướng trong tính cách của con người, bạn càng hiểu rõ về đối tượng bao nhiêu thì sẽ càng đề cao sự tin tưởng bấy nhiêu. Và khi khách hàng đã đặt sự tin cậy vào thương hiệu của bạn thì họ sẽ dễ dàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của bạn hơn. Với marketing, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ phổ biến hơn trong lòng khách hàng, góp phần xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài.

marketing

3. Maketing giúp phát triển doanh nghiệp

Dưới sự phát triển và cạnh tranh gay gắt, khốc liệt của thị trường, marketing giống như cái cột “chống đỡ” cho cả doanh nghiệp. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định sự phát triển của doanh nghiệp đó. Chẳng một doanh nghiệp nào có thể tồn tại lâu dài trên thị trường nếu như không có một chiến lược marketing hiệu quả. Đặc biệt, marketing còn giúp cân bằng lợi thế cạnh tranh giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn.

4. Tạo điều kiện tương tác và tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Marketing cùng với sự phát triển của công nghệ và trang mạng xã hội giúp doanh nghiệp tương tác dễ dàng hơn cùng với các đối tượng khách hàng. Đặc biệt, sự tương tác này cũng cho thấy tầm ảnh hưởng và giá trị tên tuổi của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá chiến lược marketing ấy có đang hiệu quả hay không. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gửi các thông tin về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh nhất, tiếp cận nhiều hơn đến với các khách hàng tiềm năng. Có thể thấy, trong xã hội hiện đại, vai trò quan trọng của marketing là không thể phủ nhận. Việc tìm hiểu các kiến thức về marketing sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển đúng hướng và toàn diện hơn.

Các tìm kiếm liên quan:

  • marketing la gi
  • định nghĩa marketing
  • marketing digital
  • marketing wiki
  • marketing gồm những mảng nào
  • marketing cần học những gì
  • ngành marketing học trường nào
  • marketing thi khối nào
  • Điều hướng trang

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *