Marketing căn bản là khái niệm không còn xa lạ đối với những người làm việc trong lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt với dân kinh doanh thì cụm từ này lại càng trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết. Nếu bạn đang quan tâm muốn tìm hiểu sau hơn về lĩnh vực này thì chắc chắn không thể bỏ qua những thông tin tại bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về Marketing căn bản
1. Sự chuyển mình của Marketing căn bản trong thời đại mới
Từ truyền thống đến hiện đại Marketing cũng phát triển theo sự hình thành và phát triển của loài người. Do đó người ta hình thành nên khái niệm Marketing truyền thống và marketing hiện đại.
Với quan niệm truyền thống marketing là hình thức marketing thụ động với phương thức “hữu xạ tự nhiên hương”. Marketing căn bản giữ vai trò là giải pháp bán hết những gì doanh nghiệp có, giải pháp hàng hóa được đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp tập trung vào sản xuất. Triết lý bán được hình thành trong tư duy của các marketer, tức là “bán hết những gì mình có”, giải quyết tồn kho và thu lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp
Với quan niệm hiện đại, marketing căn bản là hình thức marketing chủ động với phương thức “tiếng lành đồn xa”. Lúc này marketing giữ vai trò cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Thay vì bán những gì sẵn có của doanh nghiệp, thì marketing căn bản đi tập trung vào thị trường, tập trung vào khách hàng, thỏa mãn nhu cầu, mong muốn và đưa ra giải pháp giải quyết nỗi đau của khách hàng. Từ đó, Doanh nghiệp trở nên nhạy cảm hơn, linh hoạt hơn và năng động hơn với thị trường
Như vậy thay vì bán những gì mình có thì doanh nghiệp chuyển sang bán những gì khách hàng cần từ đó khai thác tối đa nhu cầu thị trường đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngày xưa, các bạn sẽ nghe đến những mỹ từ như là Marketing căn bản là một nghệ thuật khéo léo, luồn lách qua các đối thủ để đem sản phẩm đến với người tiêu dùng. Nhưng ngày nay, marketing không phải là một nghệ thuật mà nó là một môn khoa học, có đầy đủ công thức, chiến lược, hoạch định, phân tích, nghiên cứu để đưa ra những quy trình, giải pháp đáp ứng khát khao của thị trường.
2. Định nghĩa Marketing căn bản là gì?
Theo định nghĩa về marketing căn bản của Philip Kotler: “Marketing căn bản là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.” Marketing căn bản là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác.
Marketing căn bản ảnh hưởng rất mạnh mẽ đối với lòng tin và cách sống của người tiêu dùng. Vì thế, những người kinh doanh tìm cách để làm thỏa mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với mức giá mà người tiêu dùng có thể chi trả được.
Phạm vi sử dụng của marketing căn bản rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Hình thành giá cả, bao bì đóng gói, xây dựng nhãn hiệu, hoạt động và quản lý bán hàng, phân tích người tiêu dùng, hoạt động bán lẻ, quảng cáo…
3. Vai trò của Marketing căn bản là gì?
Marketing căn bản ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh khốc liệt. Marketing căn bản đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa khách hàng và tổ chức cung cấp cho thị trường. Nó giúp làm hài lòng khách hàng bằng các sản phẩm của doanh nghiệp qua quá trình nghiên cứu marketing, xây dựng, thử nghiệm sản phẩm dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Nhờ chức năng truyền thông được thực hiện qua việc quảng cáo, PR…. Marketing còn đóng vai trò cung cấp các thông tin đến các khách hàng, là cơ sở chọn lựa của khách hàng. Ngoài ra, Marketing căn bản còn đóng vai trò xây dựng hình ảnh thương hiệu, mang lại uy tín và sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp. Khi marketing căn bản đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và bám sát thị trường thì sẽ đem lại lợi nhuận, gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Bởi vậy, chiến lược marketing căn bản đóng vai trò then chốt quyết định thành công của một doanh nghiệp.
9 nguyên tắc cơ bản trong marketing căn bản
Với 9 nguyên tắc cơ bản trong marketing dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được những khía cạnh và góc độ khác của marketing căn bản.
1. Nhu cầu cơ bản (Needs)
Điểm xuất phát của tư duy chiến lược marketing là những nhu cầu và mong muốn của con người. Nhu cầu cấp thiết của con người là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà họ cảm nhận được, nó cũng rất đa dạng và phức tạp. Nó bao gồm cả những nhu cầu sinh lý cơ bản của con người như ăn, mặc, sưởi ấm, an toàn tính mạng lẫn những nhu cầu xã hội như sự thân thiết, gần gũi, uy tín và tình cảm cũng như các nhu cầu cá nhân về tri thức và tự thể hiện mình. Nhu cầu cấp thiết là những phần cấu thành của bản tính con người, không phải do xã hội hay người làm marketing căn bản tạo ra.
Nếu các nhu cầu cơ bản đó không được thỏa mãn thì con người sẽ cảm thấy khó chịu và bất hạnh. Và nếu các nhu cầu đó có ý nghĩa lớn đối với con người thì nó càng trở nên khổ hơn. Khi con người không được thỏa mãn, họ sẽ có 2 hướng giải quyết: Một là tìm kiếm một đối tượng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu, hai là cố gắng kìm chế nó.
2. Mong muốn (Wants)
Mong muốn của con người là một nhu cầu có dạng đặc thù, tương ứng với trình độ văn hóa và nhân cách của mỗi người. Mong muốn được biểu hiện ra thành những thứ cụ thể có khả năng thỏa mãn nhu cầu nhưng phải phù hợp với nếp sống của người đó.
Khi xã hội phát triển thì nhu cầu của các thành viên cũng tăng lên. Vì lý do đó, các nhà sản xuất luôn hướng hoạt động của họ vào việc kích thích ham muốn mua hàng và cố gắng thiết lập mối quan hệ thích ứng giữa những sản phẩm của họ với nhu cầu cấp thiết của con người.
3. Nhu cầu (Demands)
Nhu cầu của con người trong marketing căn bản là những mong muốn kèm thêm điều kiện có khả năng thanh toán. Các mong muốn sẽ trở thành nhu cầu khi được đảm bảo bởi sức mua. Có rất nhiều người cùng mong muốn một sản phẩm nhưng chỉ có số ít là thỏa mãn được nhờ khả năng thanh toán của họ. Do vậy, trong chiến lược marketing, các doanh nghiệp phải đo lường được có bao nhiêu người mua sản phẩm của mình và đặc biệt là đo lường được có bao nhiêu người có khả năng và thuận lòng mua sản phẩm đó.
Người làm marketing căn bản cùng với các yếu tố khác trong xã hội tác động đến những mong muốn, nhu cầu bằng cách tạo ra những sản phẩm thích hợp, dễ tìm, hấp dẫn và hợp túi tiền cho những khách hàng mục tiêu. Sản phẩm càng thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của khách hàng mục tiêu bao nhiêu thì người làm marketing căn bản càng thành công bấy nhiêu.
4. Sản phẩm (Product)
Nguyên tắc về sản phẩm trong marketing căn bản là bất cứ những gì có thể đưa ra thị trường, gây sự chú ý, được tiếp nhận và được tiêu thụ hay sử dụng để thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người. Thông thường, từ “sản phẩm” được hiểu là vật thể vật chất như là ô tô, ti vi hay đồ uống…. Nên chúng ta thường dùng từ “sản phẩm” hay “dịch vụ” để phân biệt với các vật thể vật chất và những thứ không chạm vào được.
Suy cho cùng, tầm quan trọng của sản phẩm vật chất không nằm ở chỗ chúng ta sở hữu nó mà là ở chỗ chúng ta dùng nó như thế nào để thỏa mãn được mong muốn của mình. Nói cách khác, người ta không mua sản phẩm mà họ mua lợi ích mà sản phẩm đem lại. Ví dụ như phụ nữ mua đồ trang điểm không phải để chiêm ngưỡng mà là để nó có thể giúp mình đẹp hơn.
Theo nguyên tắc 4P trong bán hàng, sẽ là sai lầm nếu các nhà sản xuất chỉ chú trọng đến khía cạnh vật chất của sản phẩm mà ít quan tâm đến những lợi ích mà sản phẩm mang lại. Nếu có suy nghĩ đó, họ chỉ nghĩ đến việc tiêu thụ được sản phẩm chứ không tìm giải pháp để giải quyết nhu cầu.
Họ cần lưu ý rằng sản phẩm càng thỏa mãn được nhiều mong muốn thì càng dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận hơn. Như vậy, có thể kết luận rằng, nhà sản xuất cần xác định những nhóm khách hàng mà họ muốn bán và nên cung cấp những sản phẩm làm thỏa mãn được càng nhiều càng tốt mong muốn của những nhóm mục tiêu.
5. Lợi ích (Benefit)
Tổng lợi ích của khách hàng là toàn bộ những lợi ích mà khách hàng mong đợi ở mỗi sản phẩm hay dịch vụ nhất định, có thể bao gồm lợi ích cốt lõi của sản phẩm, lợi ích từ các dịch vụ kèm theo sản phẩm, chất lượng và khả năng nhân sự của nhà sản xuất, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp…
Thông thường, mỗi người mua đều chỉ có khoản thu nhập nhất định, một trình độ hiểu biết nhất định về sản phẩm và kinh nghiệm mua hàng. Trong những điều kiện như vậy, người mua sẽ giải quyết định chọn mua những sản phẩm nào, của ai, số lượng bao nhiêu nhằm tối đa hóa sự thỏa mãn hay tổng lợi ích của họ khi tiêu dùng sản phẩm đó.
Trong nguyên lý marketing căn bản, để đánh giá đúng sự lựa chọn mua sản phẩm của khách hàng, ngoài việc xem xét mức độ mà một sản phẩm có thể thỏa mãn những mong muốn của người mua, nhà sản xuất còn phải cân nhắc và so sánh các chi phí mà người mua phải trả để có được sản phẩm và sự thỏa mãn.
6. Chi phí (Cost)
Tổng chi phí của khách hàng là toàn bộ các chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm. Nó bao gồm các chi phí thời gian, sức lực và tinh thần để tìm kiếm và chọn mua sản phẩm. Nó bao gồm các chi phí về thời gian, sức lực và tinh thần để tìm kiếm và chọn mua sản phẩm. Người mua đánh giá các chi phí này cùng với chi phí tiền bạc để có thể hiểu đầy đủ về tổng chi phí của khách hàng.
Trong giai đoạn mua bán sản phẩm, các giải pháp nêu trên tạo thuận lợi cho người mua mua được những gì họ mong muốn và người bán bán được sản phẩm của mình. Nhưng trong giai đoạn tiêu dùng, người bán cần phải biết được người mua có hài lòng hay không so với những gì mà họ trông đợi từ sản phẩm.
7. Sự thỏa mãn của khách hàng (Customers’ satisfaction)
Sự thỏa mãn của khách hàng chính là trạng thái cảm nhận của một người qua việc tiêu dùng sản phẩm về mức độ lợi ích mà sản phẩm đó đem lại so với những gì mà người đó kỳ vọng. Như vậy, để đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng về một sản phẩm, người ta sẽ so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ vọng của người đó. Có thể xảy ra một trong 3 mức độ thỏa mãn sau: Khách hàng không hài lòng, khách hàng hài lòng và khách hàng rất hài lòng.
Những kỳ vọng của khách hàng thường được hình thành từ kinh nghiệm mua hàng trước đây của họ, những ý kiến của bạn bè và đồng nghiệp, những thông tin và hứa hẹn của người bán và đối thủ cạnh tranh. Bằng nỗ lực của marketing căn bản, người bán hàng có thể tác động, thậm chí là làm thay đổi kỳ vọng của người mua.
Ở đây cần tránh hai xu hướng: Một là người bán làm cho người mua kỳ vọng quá cao về sản phẩm của mình trong khi nó không xứng đáng, như vậy sẽ làm người mua thất vọng. Hai là người bán làm cho người mua có những kỳ vọng thấp hơn khả năng của sản phẩm thì sẽ làm hài lòng người mua nhưng không thu hút được nhiều người quan tâm. Trong trường hợp này, giải pháp marketing căn bản hợp lý mà các doanh nghiệp thành công thường áp dụng là gia tăng kỳ vọng của khách hàng đồng thời đảm bảo tính năng của sản phẩm tương xứng với những kỳ vọng đó.
Khi doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm và cố gắng tạo ra sự thỏa mãn cao cho họ thì sẽ gặp một số trở ngại là khó có thể tăng tối đa mức độ thỏa mãn đó. Điều này được giải thích bằng 3 lý do như sau:
- Nếu tăng mức độ thỏa mãn của khách hàng bằng cách giảm giá sản phẩm hay tăng thêm dịch vụ có thể sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp còn có thể tăng khả năng sinh lợi bằng nhiều cách khác nhau như cải tiến sản xuất, tăng đầu tư nghiên cứu và phát triển.
- Doanh nghiệp còn có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu của nhóm lợi ích khác như các nhân viên trong doanh nghiệp, các đại lý, những người cung ứng và các cổ đông.
8. Trao đổi và giao dịch (Exchange and transaction)
Hoạt động marketing căn bản diễn ra khi người ta quyết định thỏa mãn các mong muốn của mình thông qua trao đổi. Trao đổi là khái niệm cốt lõi của marketing căn bản, nhưng để một cuộc trao đổi có thể tiến hành được một cách tự nguyện thì cần phải thỏa mãn 5 điều kiện sau:
- Có ít nhất 2 bên để trao đổi
- Mỗi bên có một cái gì đó có thể có giá trị đối với bên kia
- Mỗi bên có khả năng truyền thông và phân phối
- Mỗi bên tự do chấp nhận hoặc từ chối sản phẩm đề nghị của bên kia
- Mỗi bên đều tin là cần thiết và có lợi khi nằm trong mối quan hệ với bên kia
Năm điều kiện trên trở thành tiềm năng cho việc trao đổi, trao đổi có thực sự diễn ra hay không tùy thuộc vào việc hai bên đi đến một cuộc dàn xếp các điều kiện. Nếu hai bên đồng ý, ta có thể kết luận rằng hành vi trao đổi làm cho mọi người dễ chịu vì mỗi bên đều có quyền tự do từ chối hay chấp nhận đề nghị của bên kia. Hiểu theo nghĩa như vậy thì trao đổi là một tiến trình sáng tạo giá trị.
9. Giao dịch
Nếu hai bên cam kết trao đổi đã đàm phán và đạt được một thỏa thuận thì ta nói một giao dịch kinh doanh đã xảy ra. Đây chính là nguyên tắc cơ bản trong marketing cuối cùng, giao dịch chính là đơn vị cơ bản của trao đổi, một giao dịch kinh doanh là một vụ buôn bán các giá trị giữa hai bên.
Một giao dịch kinh doanh liên quan đến ít nhất hai vật có giá trị, những điều kiện được thỏa thuận, có thời điểm thích hợp, một nơi chốn phù hợp. Thông thường, sẽ có một hệ thống pháp lý phát sinh để hỗ trợ và ràng buộc các bên giao dịch phải làm đúng theo những gì đã cam kết.
Sự giao dịch khác với sự chuyển giao. Đối tượng nghiên cứu của marketing căn bản chỉ giới hạn chủ yếu trong khái niệm trao đổi chứ không phải chuyển giao. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, hành vi chuyển giao cũng có thể hiểu qua quan điểm trao đổi.
Từ khóa:
- Marketing căn bản – Chương 1
- Tự học marketing căn bản
- marketing căn bản – philip kotler pdf download
- Sách Marketing căn bản
- De cương Marketing căn bản
- Đáp an môn Marketing căn bản
- Ý nghĩa thực tiễn của marketing căn bản
- Marketing căn bản – Chương 5
Nội dung liên quan:
- Khủng hoảng truyền thông là gì? Cách nhận biết và xử lý khủng hoảng hiệu quả
- Những điều nhà tiếp thị cần biết về YouTube Red
- Biết kiến thức cơ bản về xây dựng liên kết để thúc đẩy SEO của bạn