Đối với người làm marketing thì việc cập nhật các thông tin và kiến thức chuyên ngành. Trong đó, chiến thuật marketing du kích (Guerrilla Marketing) được đánh giá rất cao và đồng thời là giải pháp hiệu quả cho nhiều doanh nghiệp hiện nay. Vậy tiếp thị du kích là gì? Những ưu điểm và nhược điểm của chiến lược này ra sao? Hãy tham khảo bài viết sau.
Marketing du kích là gì?
Guerrilla marketing là chiến lược quảng cáo tập trung vào việc xây dựng chiến thuật marketing độc đáo. Chiến lược này có chi phí thấp nhưng hiệu quả mang lại cao. Thuật ngữ du kích trong marketing lấy cảm hứng từ chiến tranh du kích. Là dạng chiến tranh thất thường, có liên quan tới thường dân vũ trang. Do đó mà mà giống với tên gọi chiến tranh du kích, trong marketing cũng vậy. Người ta sử dụng loại chiến thuật nhỏ và sáng tạo trong lĩnh vực marketing.
Marketing du kích tạo ấn tượng và sự ngạc nhiên cho người dùng. Sự lôi cuốn này khiến người dùng khó xoá đi trên lượng lớn thông tin xã hội. Loại chiến lược này có giá trị so với marketing truyền thống. Trên thực tế thì chiến dịch này đáng nhớ và tấn công người dùng ở cấp cá nhân.
Loại chiến dịch này thường sử dụng cho các doanh nghiệp nhỏ đang tiếp cận khách hàng với chi phí thấp.
Ngoài ra, chiến lược này được dùng trong các doanh nghiệp lớn để tạo phong trào. Cá nhân có thể áp dụng phong cách này giúp dễ tìm việc hơn.
Lịch sử ra đời và phát triển của Tiếp thị Du kích
Thuật ngữ “Guerrilla Marketing” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1984 được Jay Conrad Levinson (phó chủ tịch cấp cao của J. Walter Thompson, đồng thời là giám đốc sáng tạo và thành viên hội đồng quản trị của Leo Burnett Advertising) giới thiệu trong cuốn sách cùng tên.
Levinson đã giới thiệu đến cho mọi người những chiêu thức tiếp thị độc đáo để có thể tiếp cận với người tiêu dùng một cách hiệu quả mà chỉ cần bỏ ra một ngân sách thấp.
Trong thời đại ngày nay, quảng cáo trực tuyến, TV, đài phát thanh, báo chí đang phát triển một cách mạnh mẽ, nhưng chúng cũng khiến người tiêu dùng cảm thấy “mệt mỏi” vì xuất hiện lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, vì vậy Levinson đề xuất rằng các chiến dịch tiếp thị cần phải có những yếu tố gây sốc, độc đáo, và thông minh thì mới khiến người tiêu dùng cảm thấy thích thú. Do đó, các doanh nghiệp nhỏ bắt đầu thay đổi cách nghĩ thông thường và tiếp cận marketing theo một cách hoàn toàn mới.
Ưu nhược điểm của marketing du kích
Tiếp thị du kích cũng giống với các phương pháp quảng bá khác đều có ưu và nhược điểm riêng, cụ thể như sau:
Ưu điểm của tiếp thị du kích
- Chi phí chi trả cho việc thực hiện quảng bá du kích rất thấp. Thống kê cho thấy rằng, việc áp dụng phương pháp marketing này có chi phí thấp hơn nhiều so với các loại tiếp thị khác.
- Marketing du kích chính là mảnh đất của sự tư duy và sáng tạo. Phương pháp marketing này giúp người làm Marketing thỏa sức sáng tạo để cho ra chiến dịch hiệu quả và thành công.
- Tăng cường hiệu quả của tiếp thị truyền miệng. Đây là hình thức marketing tại hiệu ứng word-of-month xuất sắc tạo nên phong cách riêng.
- Ảnh hưởng tới báo chí và gây tiếng vang lớn trên báo chí mà không cần Pr mất phí.
Nhược điểm của Marketing du kích – Guerrilla Marketing
Phương pháp tiếp thị du kích có những nhược điểm sau:
- Đôi khi thông điệp truyền tải trong chiến dịch có thể bị hiểu sai. Bởi chiến dịch này khá bất ngờ nhằm tăng tính hấp dẫn nên dễ khiến khán giả hiểu sai của thương hiệu.
- Khi tổ chức các trò tiếp thị ở ngoài đường phố thường bị chính quyền hoặc các cơ quan để ý vì dễ bị xem là gây rối trật tự nơi công cộng.
- Tình huống ngoài ý muốn như thời tiết, thời gian làm ảnh hưởng tới chiến dịch. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả truyền thông của tiếp thị du kích.
Đặc điểm, bản chất của Marketing Du kích
Jay Conrad Levinson đã chỉ ra một số đặc điểm và bản chất của Marketing Du kích như sau:
– Chi phí thấp: đây là một chiêu thức quảng cáo không cần quá nhiều ngân sách, vậy nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể triển khai được.
– Yếu tố bất ngờ: Tiếp thị Du kích tác động mạnh mẽ đến trí tưởng tượng của người tiêu dùng thông qua những mẫu quảng cáo sáng tạo khiến người ta vỡ òa vì bất ngờ, cảm thấy không thể tin được và sau đó là cảm xúc thích thú, ấn tượng.
– Sự gắn kết: đánh giá mức độ thành công của một chiến dịch Tiếp thị Du kích không dựa trên doanh số bán hàng mà dựa trên khả năng tạo ra các mối quan hệ mới và liên kết với công chúng.
– Tập trung cho một thứ: Tiếp thị Du kích chỉ thuần tiếp thị cho một sản phẩm cụ thể, không hướng đến việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ bổ sung để tránh phân tán sự chú ý của người tiêu dùng.
– Xuất hiện mọi lúc mọi nơi: một chiến dịch Tiếp thị Du kích có thể diễn ra tại những địa điểm, thời gian mà người tiêu dùng không ngờ đến, nhưng thông thường sẽ được triển khai tịa những địa điểm công cộng, đông người qua lại như đường phố, trung tâm thương mại, ga tàu điện ngầm, bãi biển…
Một số hình thức Marketing Du kích có thể triển khai
Khi tìm hiểu về các hình thức Marketing Du kích, Unique OOH thấy rằng có rất nhiều chiêu thức tiếp thị có thể xếp vào Guerilla Marketing, nhưng khi dịch nghĩa từ tiếng Anh ra tiếng Việt, nhiều phương thức có cách hiểu na ná nhau, chính vì vậy mà Unique OOH sẽ chỉ ra 3 hình thức Tiếp thị Du kích chung nhất và thường gặp nhất:
1. Tiếp thị dựa trên môi trường xung quanh (Ambient Marketing)
Thương hiệu có thể tận dụng các yếu tố của môi trường và không gian xung quanh để tạo nên những mẫu quảng cáo độc đáo, phá cách, có thể triển khai ở cả ngoài trời lẫn trong nhà.
Tiếp thị Du kích ngoài trời (Outdoor Guerilla Marketing) tận dụng các hình thức quảng cáo ngoài trời như biển bảng, quảng cáo nhà chờ xe bus, quảng cáo trên phương tiện giao thông…
Tiếp thị Du kích trong nhà (Indoor Guerilla Marketing) diễn ra tại các địa điểm công cộng như trung tâm thương mại, nhà ga, sân bay…
2. Tiếp thị phục kích (Ambush Marketing)
Tiếp thị phục kích là một chiến lược marketing tận dụng các sự kiện nổi bật để “phục kích” và “ăn theo” nhằm cạnh tranh sự xuất hiện và phủ sóng với các thương hiệu khác mà không tốn chi phí tài trợ để được xuất hiện một cách chính thức. Thương hiệu sẽ triển khai các chiến dịch tiếp thị ăn theo một cách khéo léo bằng cách ám chỉ đến hình ảnh, chủ đề của sự kiện mà không nhắc đến một cách trực tiếp.
Các chiến thuật tiếp thị phục kích chủ yếu diễn ra trong một số sự kiện lớn ví dụ như giải đấu thể thao, nơi các thương hiệu không trả bất kỳ tài trợ nào cho sự kiện nhưng họ vẫn triển khai các chiêu tiếp thị nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và cạnh tranh với đối thủ của ho.
Ví dụ như trường hợp của Nike tại giải bóng đá World Cup 2010 diễn ra ở Nam Phi, Nike đã triển khai chiến dịch quảng cáo “Viết nên tương lai”, tránh nhắc tới thương hiệu FIFA hoặc World Cup bởi hãng không phải là nhà tài trợ của giải đấu, nhưng ý tưởng truyền thông của Nike đã tạo nên sự viral mạnh mẽ, lấn át cả độ phủ sóng của nhà tài trợ chính thức là Adidas để gây dấu ấn với người hâm mộ thế giới.
3. Tiếp thị trải nghiệm (Experiential Marketing)
Các chiến dịch tương tác kết nối thương hiệu với công chúng thông qua các trải nghiệm thực tế. Khoa học đã chứng minh rằng các mối quan hệ được thiết lập với người tiêu dùng bằng tiếp thị trải nghiệm sẽ diễn ra một cách mạnh hơn, bền chặt hơn.
Không còn nghi ngờ gì nữa, bí mật của marketing trải nghiệm nằm ở cảm xúc. Khách hàng sẽ chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ vì trải nghiệm cảm xúc mà chúng mang đến cho họ.
Từ khóa:
- Guerilla marketing
- Guerrilla Marketing la gì
- Những chiến dịch marketing độc đáo
- Marketing phản lực
- Buzz Marketing la gì
- E-marketing la gì
- Undercover Marketing la gì
- Marketing phân lực ở Việt nam
Nội dung liên quan:
- Khủng hoảng truyền thông là gì? Cách nhận biết và xử lý khủng hoảng hiệu quả
- Marketing 0 đồng là gì? Cách marketing 0 đồng mang lại hiệu quả cao
- Kênh truyền thông là gì? Các kênh truyền thông phổ biến hiện nay