Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về makerting, hãy cùng chúng tôi giải đáp ngay trong khuôn khổ của bài viết này. Đồng thời, “bỏ túi” cho mình những thông tin hữu ích khác về marketing hỗn hợp và nắm vững đâu là 4 yếu tố cốt lõi trong phương pháp này.
Marketing hỗn hợp là gì?
Marketing hỗn hợp hay còn gọi là marketing mix là tập hợp, sắp xếp các thành phần của marketing sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh kinh doanh của mỗi doanh nghiệp để củng cố vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Thuật ngữ này được dùng lần đầu vào năm 1953 bởi chủ tịch hiệp hội marketing Hoa Kỳ – Neil Borden. Đến năm 1960 thì nhà tiếp thị nổi tiếng E. Jerome McCarthy đã phân loại theo 4P và được dùng rộng rãi ngày nay.
Khi các thành phần marketing được phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ, thích ứng được với những tình huống của thị trường thì công cuộc kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ trở nên trôi chảy; hạn chế được nhiều rủi ro không đáng có. Từ đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa.
6 Bước phát triển chiến lược marketing mix hiệu quả
Bước 1: Định nghĩa cụ thể về sản phẩm của bạn và xác định điểm khác biệt
Trong Marketing hỗn hợp/Marketing mix, doanh nghiệp cần hiểu rõ sản phẩm doanh nghiệp bạn cung cấp, và biết rõ những điểm nổi trội mà các doanh nghiệp khác không có. Từ đó bạn mới có thể xây dựng được những chiến lược thu hút khách hàng độc đáo và đúng mục tiêu
Bước 2: Hiểu khách hàng
Hiểu khách hàng cần gì ở bạn. Bạn không thể xây dựng chiến lược Marketing hỗn hợp/Marketing mix cho tất cả các phân khúc khách hàng, vì vậy hãy tập trung ở một nhóm khách hàng nhất định. Đâu là người mà bạn muốn hướng đến, đâu là thứ họ cần và đâu là giá trị mà họ có thể đem đến cho bạn.
Bước 3: Hiểu thị trường
Thị trường bao gồm các doanh nghiệp cạnh tranh và khách hàng. Bạn không thể thắng trong trò chơi về Marketing hỗn hợp/Marketing mix nếu như bạn không hiểu thị trường. Giá cả, chế độ ưu đãi, dịch vụ và các chính sách quảng cáo cần phải quan tâm và thực hiện đồng thời. Tính toán rõ xem giá trị công ty bạn hơn được các đối thủ thế nào, và dựa vào đó để đạt lợi ích.
Bước 4: Hoạch toán cụ thể các chi phí liên quan
Biết rõ về các chi phí giúp bạn tối ưu hóa Marketing hỗn hợp/Marketing mix để có thể sử dụng đồng tiền của mình một cách hợp lý. Quản lý các kênh Marketing hỗn hợp/Marketing mix hiệu quả cùng với chi phí đầu tư rõ ràng sẽ đảm bảo cho một chiến lược marketing thành công và được chấp nhận trên thị trường
Bước 5: Tập trung vào các kênh chính
Quyết định rõ ràng đâu là kênh chính, đâu là kênh phụ trong Marketing hỗn hợp/Marketing mix sẽ làm cho chiến lược marketing trở nên rõ ràng và dễ thực hiện. Điều này còn giúp việc quản lý dễ dàng hơn và đo lường KPI cụ thể hơn
Bước 6: Kiểm tra
Kiểm tra luôn cần thiết để xem xét các yếu tố đã xác định của 5 bước trên đã liên quan mật thiết với nhau chưa, đã chuẩn xác chưa. Tất cả các biến số trong Marketing hỗn hợp/Marketing mix đều phụ thuộc vào nhau một cách mạnh mẽ. Vì thế, kiểm tra để tránh sai sót dây chuyền và bổ sung thêm những thông tin bị thiếu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing hỗn hợp
Các yếu tố ảnh hưởng đến marketing hỗn hợp gồm:
- Uy tín – vị trí doanh nghiệp: khách hàng luôn có tâm lý tín nhiệm những sản phẩm, nhãn hiệu mà họ quen dùng hoặc họ tin tưởng. Sự tín nhiệm này với doanh nghiệp thông qua sản phẩm càng lớn thì vị trí và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường càng cao.
- Tình huống của thị trường: là sự hình thành, chuyển hóa từ hình thái thị trường này sang hình thái thị trường khác. Trong nền kinh tế thị trường với một loại hàng hóa nào đó sẽ tạo nên các tình huống kinh doanh khác nhau giữa các doanh nghiệp.
- Vòng đời sản phẩm: một sản phẩm từ khi xuất hiện trên thị trường đến khi rút khỏi thị trường sẽ trải qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có nội dung hoạt ddoognj khác nhau. Việc nhận định sau về giai đoạn của vòng đời sản phẩm sẽ dẫn đến việc xây dựng nội dung hoạt động kinh doanh không đúng, khiến doanh nghiệp thất bại.
- Tính chất hàng hóa: tùy theo tính chất từng loại hàng hóa mà các doanh nghiệp sẽ có cách tổ chức hoạt động kinh doanh phù hợp.
4 yếu tố cốt lõi của marketing hỗn hợp
Dù vẫn có những nhược điểm nhất định, thế nhưng marketing hỗn hợp mang đến cho chúng ta một chiến lược tiếp thị toàn diện với các yếu tố quan trọng nhất. Từ những điều này, các doanh nghiệp sẽ tối ưu hơn trong việc sử dụng các nguồn lực của mình sao cho hợp lý.
Như các bạn đã biết, tiếp thị hỗn hợp được phân chia thành rất nhiều mô hình khác nhau. Mỗi một mô hình sẽ là một sự tập hợp, sắp xếp các yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, dù là mô hình truyền thống hay hiện đại thì sẽ có 4 yếu tố cốt lõi sẽ không thay đổi. Đây cũng chính là 4 yếu tố tạo nên mô hình marketing mix 4P của E. Jerome McCarthy.
1. Product – Sản phẩm: Sản phẩm được đề cập đến ở đây là hàng hóa cụ thể hoặc dịch vụ do các doanh nghiệp cung ứng. Là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong marketing mix, nên đồng thời nó cũng được coi là yếu tố quan trọng nhất. Nó sẽ bao gồm các chiến dịch để phát triển, quảng bá và cạnh tranh cho sản phẩm của bạn.
2. Price – Giá bán: Nó chính là mức giá mà khách hàng cần phải chi trả cho sản phẩm, dịch vụ của bạn. Tuy nhiên, một điều quan trọng ở đây chính là việc định giá. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, thì đây là khâu khiến các chủ doanh nghiệp phải “đau đầu”. Vì theo, định hướng giá thấp hay giá cao đều có những rủi ro nhất định.
3. Place – Địa điểm/phân phối: Nó được hiểu là địa điểm mà bạn thực hiện bán hàng hay hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Việc sở hữu địa điểm, hệ thống phân phối rộng lớn sẽ tạo nên ưu thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp.
4. Promotion – Khuyến mại/Quảng bá: Ở yếu tố cuối cùng này, tùy theo định hướng và nguồn lực của các doanh nghiệp sẽ triển khai khuyến mại hoặc quảng bá. Tuy nhiên, xu hướng chung hiện nay thì “Promotion” sẽ là tổng hợp các hoạt động xúc tiến hỗn hợp. Nhằm đạt được mức độ “phủ sóng” cao hơn về hình ảnh, thông tin, thông điệp của sản phẩm.
3 yếu tố P bổ sung vào mô hình Marketing hỗn hợp truyền thống là gì?
Ngày nay, với sự phát triển trong kinh doanh, hệ thống marketing hỗn hợp truyền thống dần không còn phù hợp với các doanh nghiệp. Do đó, hệ thống marketing 4P đã được thay đổi, bổ sung thêm các đặc thù cho phù hợp với điều kiện kinh doanh.
Mô hình marketing 7P ra đời dựa trên mô hình 4P truyền thống. Mô hình mới được thêm vào 3 chữ P gồm:
- Process (quy trình): là quy trình và hệ thống tổ chức, quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình marketing của công ty.
- People (con người): là đại diện, nhân viên của công ty, người tiếp xúc trực tiếp và trao đổi cùng khách hàng.
- Physical evidence (bằng chứng vật lý): là các yếu tố trưng bày trong cửa hàng như: không gian cửa hàng, biển hiệu, đồng phục nhân viên,…..
Một số cân nhắc đặc biệt
Không phải mọi hoạt động tiếp thị đều lấy sản phẩm làm trung tâm. Các doanh nghiệp dịch vụ khách hàng về cơ bản sẽ khác với các doanh nghiệp chủ yếu dựa trên sản phẩm vật chất. Vì vậy họ thường lấy người tiêu dùng làm trung tâm và kết hợp các yếu tố khác để đáp ứng nhu cầu riêng của họ.
Ba chữ P khác liên quan đến marketing hỗn hợp có thể bao gồm
- People (Con người)
- Process (Quy trình)
- Physical evidence (Bằng chứng vật lý)
Con người là nhân viên đại diện cho công ty khi tiếp xúc với khách hàng hoặc đối tác. Quy trình thể hiện phương pháp hoặc quy trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, thường bao gồm việc giám sát việc thực hiện dịch vụ để cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Bằng chứng vật chất có liên quan đến địa điểm hoặc không gian nơi đại diện công ty tương tác với khách hàng.
Ngoài ra, các nhà tiếp thị thường nghiên cứu những người tiêu dùng thường xuyên ảnh hưởng đến các chiến lược liên quan đến dịch vụ hoặc sản phẩm. Điều này cũng đòi hỏi một chiến lược giao tiếp với người tiêu dùng về cách thu thập phản hồi và xác định loại phản hồi được tìm kiếm.
Theo truyền thống, tiếp thị bắt đầu với việc xác định nhu cầu của người tiêu dùng và kết thúc bằng việc phân phối và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng. Tiếp thị lấy người tiêu dùng làm trung tâm mang tính chu kỳ hơn. Đánh giá lại nhu cầu của khách hàng, liên lạc thường xuyên và phát triển các chiến lược để xây dựng lòng trung thành của khách hàng là mục tiêu.
MobiWork DMS vừa cung cấp các thông tin liên quan đến marketing hỗn hợp dành cho các marketer cũng như nhà quản lý. Ngày nay các chiến lược Marketing mix ngày càng được ứng dụng phổ biến, trở thành giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp. Với nền tảng 4P marketing ban đầu, ngày nay Marketing mix đã được cải tiến, phát triển với các chiến lược 7P, 12P hay kết hợp 4P và 4C.
Góp phần làm nên thành công của những chiến lược Marketing không thể không kể đến vai trò quan trọng của hệ thống phân phối luôn song song đồng hành đưa sản phẩm tiếp cận gần nhất với người tiêu dùng.
MobiWork DMS là phần mềm chuyên biệt để quản lý hệ thống phân phối. Đối tượng áp dụng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – phân phối, có đội ngũ sales đi thị trường, không giới hạn quy mô và lĩnh vực áp dụng.
MobiWork DMS mang đến giải pháp tổng thể trong việc tiếp nhận đơn hàng từ thị trường:
- Với hình thức tiếp nhận đơn hàng qua nhân viên Sales: Trong quá trình đi thị trường, Sales sẽ lên đơn hàng trên app MobiWork DMS. Phần mềm sẽ tự động áp dụng CTKM nếu có, tính tổng tiền hàng và lưu lại lịch sử mua hàng gắn với từng điểm bán.
- Với hình thức chủ điểm bán tự đặt đơn hàng: Chủ cửa hàng tạp hóa / hiệu thuốc có thể đặt hàng trực tiếp bằng app MobiWork Retail. CTKM thích hợp cũng được tự động áp dụng và có thể theo dõi chi tiết trạng thái đơn (đã nhận, đang chuẩn bị hàng, đang giao,…)
Đơn hàng từ nguồn Sales và chủ điểm bán đều sẽ được gửi về hệ thống DMS sử dụng trên web để nhà quản lý tiến hành xét duyệt – xử lý.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Từ khóa:
- Marketing hỗn hợp 4P
- Chiến lược marketing hỗn hợp
- Marketing hỗn hợp dịch vụ bao gồm
- Marketing hỗn hợp La gì
- Marketing hỗn hợp bao gồm
- Marketing Mix
- Ví dụ về Marketing hỗn hợp
- Chiến lược marketing hơn hợp của Vinamilk
Nội dung liên quan:
- Traffic Website là gì? Gợi ý bạn các yếu tố quan trọng để làm tăng Traffic Website
- Marketing dịch vụ là gì? Các hình thức marketing phổ biến
- SMS Marketing là gì? Cách tạo chiến dịch SMS Marketing hoàn hảo