Marketing là một ngành nghề và một thuật ngữ phổ biến trong kinh doanh tại Việt Nam. Nghiên cứu sách vở và ứng dụng nó trong thực tế doanh nghiệp đều có sự thú vị khác nhau. Trong bài này, hãy cùng SEMTEK tìm hiểu những khái niệm Marketing la nghề gì? và những trải nghiệm của bản thân mình nhé.
Marketing là nghề gì?
Marketing là nghề gì? Nghề marketing là cụm từ chỉ các vị trí công việc phụ trách những việc liên quan đến truyền thông và quảng cáo trong một công ty. Đây là một nghề rất đa dạng với nhiều vị trí công việc khác nhau. Ở đây Uptalent sẽ chỉ nói đến một số nghề dựa trên hai mảng chính là client và agency.
Làm marketing ở client nghĩa là bạn sẽ phụ trách việc truyền thông cho một công ty, bao gồm cả các hoạt động online và offline. Hoặc là bạn có thể phụ trách một mảng chuyên biệt như trade, digital, PR, truyền thông đại chúng,…
Trong khi đó, làm marketing ở agency thì công việc của bạn sẽ được chuyên môn hóa thành những vị trí công việc khác nhau như: thiết kế, lập kế hoạch, tổ chức sự kiện, thi công vật phẩm và account (chịu trách nhiệm kết nối agency và khách hàng).
Nhân viên Marketing là gì?
Nhân viên Marketing là người thực hiện những kế hoạch, chiến lược được trưởng phòng Marketing đề ra một cách trơn tru, đều đặn. Những chiến thuật, những kỹ năng, những ý tưởng độc đáo, sáng tạo của nhân viên Marketing giúp quảng bá sản phẩm, hình ảnh thương hiệu đến với khách hàng.
Nhân viên Marketing là chiếc cầu kết nối khách hàng với thương hiệu của doanh nghiệp tạo nên mối quan hệ lâu dài trong kinh doanh. Marketing là nghề gì? Nhân viên Marketing có vai trò rất quan trọng trong tiến trình thúc đẩy hành vi mua hàng mang lại lợi nhuận cao cho đơn vị. Chắc hẳn tới đây bạn đã hiểu rất rõ khái niệm “ Nhân viên Marketing là gì?” rồi đấy.
Học gì để làm marketing?
Để trở thành người làm marketing chuyên nghiệp cách tốt nhất là bạn nên theo học chuyên ngành marketing tại các trường cao đẳng, đại học có đào tạo ngành này. Hiện tại ngành marketing được đào tạo rất phổ biến tại các trường đại học, cao đẳng. Marketing là nghề gì? Theo học ngành này bạn sẽ được cung cấp các kiến thức về nghiên cứu nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng, phân tích hành vi người tiêu dùng, lên chiến lược tiếp thị,…
Bên cạnh đó, học ngành marketing còn giúp bạn biết cách thực hiện các những việc sau: nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, định vị thương hiệu, phân tích cạnh tranh, lên chiến lược tiếp thị, lập chính sách ưu đãi, hoạch định ngân sách, đo lường hiệu quả marketing.
Bạn có thể theo học nghề marketing tại các trường đại học như:
+ Đại học Kinh tế Quốc dân
+ Học viện Tài chính
+ Đại học Thương mại
+ Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông
+ Đại học Quốc tế RMIT Hà Nội
+ Đại học Tài chính Marketing
+ Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc Gia TP.HCM
+ Đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
+ Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Ngoài cách học tập tại các trường đại học, cao đẳng, bạn cũng có thể tự học marketing nếu bạn có nền tảng tốt, khả năng tư duy, đam mê, sáng tạo và tính kỷ luật cao. Bạn có thể tự học bằng cách đọc các sách báo, tạp chí chuyên ngành marketing, theo dõi các website về marketing, tham gia các diễn đàn, group nghề marketing,…
Ngành marketing có dễ xin việc không?
Khi tốt nghiệp bạn hoàn toàn có thể đảm nhiệm cao vị trí chuyện như chuyên viên nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm hoặc cán bộ nghiên cứu hoạch định chiến lược marketing, tổ chức sự kiện. Hoặc bạn có thể làm giảm công tác giảng dạy marketing tại các trường đại học, cao đẳng với cơ hội thăng tiến nghề nghiệp là rất cao.
Với chuyên môn trong lĩnh vực marketing bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, các cơ quan tổ chức phi lợi nhuận. Công việc của một nhân viên marketing gắn liền với bộ phận nghiên cứu và phát triển, chăm sóc khách hàng,…
Hiện nay, marketing là một trong những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Ngành marketing luôn là ngành dẫn đầu trong top 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao ở Việt Nam. Theo dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động mỗi năm ngành marketing sẽ cần đến hơn 10.000 lao động trở lên. Thu nhập của một nhân viên marketing hiện nay sẽ giao động từ 400 USD đến hơn 1000 USD/ tháng.
Nghề marketing cần những kỹ năng nào?
Bên cạnh những kiến thức chuyên môn về marketing thì một người muốn theo nghề này còn phải trang bị cho mình những kỹ năng quan trọng như:
1- Khả năng thích ứng và linh hoạt trước các biến động
Hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn những yếu tố bất ngờ, thị trường cũng thay đổi liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải kịp thời thay đổi phương án cho phù hợp. Bởi vậy, với một nghề linh hoạt như marketing, bạn càng phải có khả năng thích ứng cao và có thể linh hoạt xử lý công việc trong mọi tình huống. Nếu như có thể biến những tình huống bất lợi thành lợi thế thì càng tốt hơn nữa.
2- Kỹ năng quan sát và lắng nghe
Kỹ năng này sẽ giúp người làm nghề marketing nắm bắt tốt tâm lý của khách hàng. Từ đó họ sẽ hiểu được mong muốn, nguyện vọng của khách hàng và có thể cải tiến hoặc tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
3- Nhiệt tình và sáng tạo
Những người theo nghề marketing cần một cái đầu nhạy bén, tư duy tốt và phải liên tục có những ý tưởng độc đáo, mới lạ. Marketing là nghề gì? Họ cũng cần có sự nhiệt tình và sáng tạo không ngừng để trở thành một nhà marketing giỏi. Ngoài ra, bạn cũng phải chấp nhận việc phải đối mặt với những rủi ro hay tình huống khó khăn nếu muốn thành công trong nghề marketing.
4- Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp rất cần thiết với người làm nghề marketing. Bởi vì trong công việc bạn sẽ phải thường xuyên trao đổi, tương tác với khách hàng, đồng nghiệp và các đối tác. Một chuyên gia marketing sẽ luôn biết cách điều chỉnh hành vi phù hợp với từng đối tượng mà họ gặp gỡ, trò chuyện.
Bên cạnh đó, khả năng giao tiếp tốt còn giúp bạn tạo ra những câu chuyện thú vị và có thể dẫn dắt người khác trong các cuộc đối thoại. Bạn sẽ khiến khách hàng chìm đắm vào câu chuyện của mình, chạm đến cảm xúc của họ và khiến họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn.
5- Kỹ năng làm việc nhóm
Không ai có thể hoàn thành chiến dịch marketing một mình. Bạn sẽ luôn phải phối hợp với một nhóm người, bao gồm các thành viên trong nhóm của bạn và các bộ phận khác trong công ty. Bởi vậy, kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng thể và tìm ra hướng marketing phù hợp cũng như thực hiện nó tốt nhất.
6- Kỹ năng bán hàng
Kỹ năng bán hàng không chỉ quan trọng đối với người làm nghề sales mà còn rất cần thiết với người theo nghề marketing. Bởi vì làm marketing nghĩa là bạn phải làm cho khách hàng cảm thấy họ cần mua sản phẩm của bạn. Cho dù ban đầu có thể họ không hề có ý định mua hàng.
Nghề marketing lương bao nhiêu?
Marketing là nghề gì? Một trong những điểm đặc trưng của nghề marketing là chấp nhận tuyển những người chưa có kinh nghiệm. Bởi vậy ngay cả những sinh viên mới ra trường cũng có thể tham gia vào lĩnh vực này.
Các doanh nghiệp sẵn sàng tuyển dụng sinh viên mới ra trường và đào tạo. Marketing là nghề gì? Mức lương sẽ phụ thuộc vào khối lượng công việc và thời gian bạn làm việc. Nếu làm parttime bạn có thể nhận lương từ 2 – 3 triệu/tháng. Còn làm toàn thời gian mức lương sẽ từ 5 – 8 triệu/tháng.
Đối với nghề marketing mức lương sẽ tăng lên theo kinh nghiệm của bạn. Có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm, bạn sẽ nhận mức lương từ 7 – 11 triệu/tháng. Từ 3 – 5 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ khoảng 15 – 30 triệu/tháng.
Bên cạnh kinh nghiệm làm việc, mức lương nghề marketing còn phụ thuộc vào cấp bậc bạn đảm nhận. Cụ thể như sau:
+ Giám đốc tài khoản: 6 – 7 năm kinh nghiệm, lương khoảng 46 – 50 triệu đồng/ tháng.
+ Giám đốc sáng tạo: 4 – 5 năm kinh nghiệm, lương khoảng 60 – 80 triệu đồng/ tháng.
+ Quản lý tài khoản cấp cao: 3 – 4 năm kinh nghiệm, lương khoảng 40 – 50 triệu/ tháng.
+ Quản lý tài khoản: 2 – 3 năm kinh nghiệm, lương khoảng 24 – 34 triệu đồng/ tháng.
+ Giám đốc sản xuất truyền thông: 4 – 5 năm kinh nghiệm, lương khoảng 30 – 40 triệu đồng/tháng.
+ Giám đốc thương hiệu: 7 – 8 năm kinh nghiệm, lương khoảng 35 – 45 triệu đồng/tháng.
+ Trưởng phòng Marketing: 5 – 6 năm kinh nghiệm, lương khoảng 70 – 100 triệu đồng/tháng.
+ Giám đốc Marketing: 9 – 10 năm kinh nghiệm, lương khoảng 90 – 120 triệu đồng/tháng.
+ Trưởng phòng Marketing kỹ thuật số: 3 – 5 năm kinh nghiệm, lương khoảng 36 – 45 triệu đồng/tháng.
+ Trưởng phòng nghiên cứu thị trường: 3 – 5 năm kinh nghiệm, lương khoảng 32 – 45 triệu đồng/tháng.
+ Nhân viên Marketing: 2 – 4 năm kinh nghiệm, lương khoảng 14 – 18 triệu đồng/tháng.
+ Trưởng phòng truyền thông doanh nghiệp: 2 – 3 năm kinh nghiệm, lương khoảng 8 – 15 triệu đồng/tháng.
+ Trợ lý Marketing: <1 năm kinh nghiệm, lương khoảng 7 – 10 triệu đồng/tháng.
Ngoài lương, nghề marketing còn nhận được mức tiền thưởng khá cao. Thông thường mức tiền thưởng dao động từ 5% – 9% tổng mức lương hàng năm.
Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Marketing là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Marketing không, ngành Marketing xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Marketing khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Marketing,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Marketing và trở thành một chuyên viên marketing thành công trong tương lai.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Từ khóa:
- Marketing la gì
- Marketing làm nghề gì
- Marketing gồm những chuyên ngành nào
- Nghề Marketing lương bao nhiêu
- Digital Marketing la ngành gì
- Học Marketing
- Ngành Marketing thương mại
Nội dung liên quan:
- Marketing công nghiệp là gì? So sánh với Marketing tiêu dùng
- Tại sao tự động hóa là tương lai của quản lý khách hàng tiềm năng (và RevOps)
- Hệ thống thông tin marketing là gì? Thành phần của hệ thống thông tin marketing