Marketing trong ngành logistics là chiến dịch quan trọng không thể thiếu. Cùng với sự phát triển của nền công nghệ số hiện nay. Chiến lược này có mục đích quảng bá thương hiệu đến khách hàng. Vậy chiến lược marketing logistics là gì? Vai trò và chức năng của Marketing Logistics là gì? Cùng tìm hiểu nhé.
Marketing logistics là gì?
Marketing Logistics là bao gồm các công việc như lên kế hoạch, phân phối và kiểm soát luồng dịch chuyển của hàng hóa. Từ nhà sản xuất cho đến thị trường tiêu thụ. Với mục đích là đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà vẫn tạo ra lợi nhuận.
Để việc kinh doanh phát triển tốt thì doanh nghiệp cần tạo ra chiến lược hiệu quả về dịch vụ, giá cả và ưu đãi. Marketing trong ngành logistics là chiến lược quan trọng không thể thiếu sót. Bởi nền công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Hơn nữa góp phần trong việc quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả.
Vai trò của marketing logistics
Marketing có nhiệm vụ giúp khách hàng biết đến lựa chọn dịch vụ của công ty và thương hiệu. Đồng thời, duy trì sự quan tâm của khách hàng với hàng hóa dịch vụ được tiếp thị. Và đây cũng chính là cầu nối giữa giữa người cung cấp hàng hóa dịch vụ và người tiêu dùng.
Và nó được chia ra làm 3 giai đoạn chính:
- Inbound logistics: lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát luồng dịch chuyển nguồn nguyên liệu đầu vào. Từ nhà cung cấp đến nhà máy sản xuất
- Outbound logistics: lập kế hoạch, thực hiện, giám sát luồng dịch chuyển của hàng hóa đầu ra. Bao gồm những thông tin liên quan từ nhà cung cấp đến khu vực sản xuất
- Reverse logistics: lập kế hoạch và giám sát luồng dịch chuyển của nguyên liệu. Và mặt hàng lỗi, hư hỏng trong quá trình vận chuyển về nhà cung cấp hay doanh nghiệp.
4 chức năng của Marketing Logistics trong doanh nghiệp
Bốn chức năng của Marketing Logistics là phân phối sản phẩm, giá cả, địa điểm, khuyến mại
Phân phối sản phẩm
Để phân phối sản phẩm trên thị trường, thì cần phải xác định khách hàng của bạn thuộc đối tượng như thế nào. Làm thế nào để sản phẩm hay dịch vụ đó thành nhu cầu của khách hàng. Mỗi khách hàng có nhu cầu khác nhau, nên dịch vụ hậu cần cũng thay đổi phù hợp từng khách hàng.
Cho dù có khác biệt như thế nào, thì khách hàng luôn mong đợi sự phù hợp là 100%. Độ tin cậy luôn đảm bảo mọi lúc với mọi giao dịch. Vậy nên, hậu cần tiếp thị giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, lên đơn đặt hàng chính xác và giao hàng đúng hạn, không gây bất cứ thiệt hại nào.
Về giá cả
Một tổ chức doanh nghiệp hay công ty, khi đưa ra quyết định giá phải dựa vào yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Marketing Logistics cần phải đưa ra những yếu tố thúc đẩy giá cả. Các yếu tố quyết định giá cả chính là hồ sơ của khách hàng, sản phẩm, loại đơn đặt hàng.
Tuy nhiên những yếu tố đó hậu cần tiếp thị không thể kiểm soát được. Nhưng doanh nghiệp, cần phải hiểu yếu tố ảnh hưởng tới khách hàng. Chẳng hạn như chi phí, trọng lượng, khoảng cách, nên giảm giá cho những phát sinh này. Bởi khách hàng là người cuối cùng trả tiền cho những dịch vụ hay sản phẩm.
Địa điểm
Chức năng của Marketing Logistics cho phép doanh nghiệp đơn giản hóa các giao dịch giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Các tổ chức doanh nghiệp phải thực hiện hậu cần theo cách mà khách hàng không biết được sự phức tạp liên quan đến quá trình logistics.
Vậy nên, các công ty hay doanh nghiệp không bao giờ, cho khách hàng thấy được quy trình liên quan đến việc cung cấp logistics cho khách hàng. Bên cạnh đó, vị trí của nhà máy nhà kho có thể ảnh hưởng đến quá trình Marketing Logistics bằng hình thức tăng hoặc giảm chi phí.
Ví dụ: có một nhà máy được đặt tại Mexico có thể giảm chi phí lao động liên quan đến một sản phẩm. Nhưng có thể tăng chi phí vận chuyển và làm mất đi bất kỳ khoản chi phí nào.
Khuyến mại
Khi nói về ngành Marketing bất cứ trong lĩnh vực nào, thì quảng cáo rất quan trọng trong tổ chức doanh nghiệp. Để tung sản phẩm ra thị trường thì doanh nghiệp phải điều phối với các bộ phận khác nhau. Ví dụ bên thiết kế sẽ thiết kế bao bì sản phẩm.
Và nhà cung cấp khác có thể sản xuất sản phẩm liên quan đi cùng với nó. Bên Marketing Logistics có thể đảm bảo rằng những đơn vị này làm việc cùng nhau và tạo ra các chất liệu cần thiết để bán sản phẩm.
Chiến lược Marketing Logistics của công ty Logistics
Ngành Logistics hay các ngành kinh doanh khác đi chăng nữa. Đều bị chi phối và ảnh hưởng với sự phát triển của công nghệ thông tin. Bởi vậy, các doanh nghiệp muốn phát triển cần chú ý các yếu tố sau.
Xác định khách hàng
Marketing có tốt hay không sẽ chịu chi phối của khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn xác định tâm lý chung của khách hàng là gì. Và hiện tại đang hoạt động những thị trường nào. Xác định thị trường tiềm năng nhất. Từ đó, đưa ra những mặt hàng cần kinh doanh và cần vận chuyển.
Đầu tư các công cụ kinh doanh online
Marketing trong ngành logistics không thể thiếu công cụ kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ tính các chi phí áp dụng hiệu quả cho Marketing và truyền thông. Những chi phí này rất quan trọng và đem lại hiệu quả cho công ty.
Giúp công ty phát triển theo từng ngày. Hiện nay, các công cụ kinh doanh được dùng phổ biến nhất trên thế giới. Chẳng hạn như trang mạng xã hội Google, Facebook,…
Bên cạnh trang lớn như Google, Facebook thì doanh nghiệp còn tham gia các trang khác để kinh doanh online.
- Các fanpage mạng xã hội bao gồm Twtiter, Linkin,… đưa thông điệp và thông tin đến khách hàng
- Website doanh nghiệp: quảng bá thị trường toàn cầu, bất kỳ ai cũng có thể truy cập được, dễ tìm kiếm, tất cả thông tin có sẵn trên website
- Profile trực tuyến: gửi cho khách hàng có nhu cầu tìm hiểu công ty
- Tài liệu bán hàng sales kit: dùng để quảng cáo doanh nghiệp cũng là bộ tài liệu bán hàng của bộ phận sale
Có thể nói rằng tất cả công cụ kinh doanh online, muốn thu lại hiệu quả tốt nên đầu tư thật tốt. Với tiêu chí đẹp-ngắn gọn-đúng-hay. Hơn nữa nên tập trung vào phần hình ảnh và phong cách thể hiện. Và phù hợp với mục tiêu đề ra.
Đầu tư chiến lược Digital Marketing
Một doanh nghiệp đã tự tin về dịch vụ kinh doanh, việc sử dụng các công cụ truyền thông rất cần thiết. Dùng Digital Marketing quảng bá, truyền thông trực tuyến đem về lợi ích không nhỏ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý đến hành vi của khách hàng như.
- Làm sao để khách tìm thấy được thương hiệu, dịch vụ doanh nghiệp
Với dịch vụ logistics, khách hàng mục tiêu là người chủ động. Vậy nên, doanh nghiệp cần sử dụng chiến lược search marketing bằng các từ khóa phù hợp theo thói quen tìm kiếm của khách hàng.
Các chiến dịch được đang là xu hướng hiện nay như Google Adword, SEO, Facebook,…mục đích giúp tiếp cận đúng khách hàng.
- Để thương hiệu làm sao luôn xuất hiện trước mắt khách hàng
Khi khách hàng cần, thì phải đảm bảo rằng thương hiệu luôn xuất hiện trước mắt họ. Để khách không bị rơi vào thế bị động khi quyết định sử dụng dịch vụ Logistics. Vậy nên, sử dụng chiến dịch quảng bá rất cần thiết. Giúp hình ảnh, thương hiệu luôn tồn tại trong mắt khách hàng.
Các chiến dịch quảng bá thương hiệu doanh nghiệp hiện nay hay dùng: Facebook ads, remarketing, email marketing, đặt banner trên trang điện tử, sms marketing,…
Để sử dụng được chiến lược Digital Marketing, doanh nghiệp cần đáp ứng được điều kiện sau:
- Đội ngũ doanh nghiệp mạnh, am hiểu về marketing và công nghệ
- Hạ tầng cơ sở công nghệ tốt
- Tham khảo danh sách đối tác tiềm năng
- Nghiên cứu và tìm hiểu khách hàng đang sử dụng dịch vụ nào. Từ đó xác định điểm mạnh yếu của doanh nghiệp
- Tạo được sự tương tác
- Có cơ sở dữ liệu khách hàng
- Tích hợp các công cụ Digital Marketing và công cụ truyền thống
Đầu tư chiến dịch marketing online
Hầu hết ở Việt Nam, đầu tư vào Digital Marketing một cách tự phát. Thường đầu tư chủ yếu vào công cụ mà ít đưa ra các chiến lược. Do đó hiệu quả đem lại chưa cao. Digital Marketing trong ngành logistics cần sự hỗ trợ rất nhiều chi tiết công cụ phân tích và đánh giá trực tuyến.
Đem đến cho doanh nghiệp số liệu cụ thể về hành vi của khách hàng. Vậy nên, đầu tư vào chiến dịch phân tích kết quả của từng chiến dịch là cần thiết. Đặc biệt là chiến lược marketing online.
Nói tóm lại, marketing tổng thể và digital marketing cho kênh truyền thông số, đối với các công ty hay doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics là thiết yếu. Nhất xu hướng kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên phân tích và đưa ra các chiến lược phù hợp với thị trường hiện nay. Để đạt kết quả cao nhất.
Hy vọng qua bài viết trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các chiến lược marketing logistics. Bạn đọc có thể tham khảo chiến dịch áp dụng trong công việc. Nếu muốn tìm hiểu vềmarketing logistics hay việc làm liên quan đến lĩnh vực này.
Từ khóa:
- Mối quan hệ giữa marketing và logistics
- Chiến lược marketing của công ty logistics
- Content về logistic
- Digital Marketing
- Marketing Logistics CỦA Vinamilk
- Số sánh giữa marketing và Logistics
- Marketing la gì
- Vai trò của logistics trong marketing
Nội dung liên quan:
- Marketing hỗn hợp là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến marketing hỗn hợp?
- Marketing là nghề gì? Nghề marketing cần những kỹ năng nào?
- Marketing Intern là gì? Công việc hằng ngày của thực tập sinh Marketing