Marketing plan là gì? Các bước xây dựng marketing plan

marketing plan là gì

Marketing plan là gì? Các bước lập marketing plan…? Trước nhu cầu biến đổi đa dạng của con người, mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với những thách thức trong bán hàng và đem sản phẩm đến với khách hàng, như vậy cần lắm một công cụ marketing plan (kế hoạch tiếp thị, quảng cáo) phù hợp với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài viết này hãy cùng SEMTEK đi tìm hiểu về khái niệm của marketing plan là gì? cũng như những vấn đề liên quan đến nó.

Marketing plan là gì?

Marketing plan là gì? Marketing Plan là một phần quan trọng trong kế hoạch kinh doanh tổng thể. Triển khai tốt kế hoạch marketing sẽ tạo nền móng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, hầu hết các công ty đều chú trọng lập kế hoạch marketing và đầu tư xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên về marketing.

Trên thực tế, Marketing Plan được xem là tài liệu toàn diện, kế hoạch chi tiết được vạch ra và kết hợp cùng những nỗ lực marketing để quảng bá cho doanh nghiệp. Nó là một tập hợp các hành động cần thực hiện được định sẵn trong các khung giờ nhất định. Ngoài ra, Marketing Plan hoàn chỉnh còn giúp marketer đo lường được tiến độ và khối lượng, chất lượng công việc mình đã hoàn thành.

marketing plan là gì
marketing plan là gì

Vì sao cần lập marketing plan?

Không chỉ đối với marketing mà với bất kỳ lĩnh vực nào khi triển khai chúng ta cũng cần có plan. Marketing plan là gì? Nếu không sẽ khiến bạn hành động theo cảm tính và khó có thể đạt được mục tiêu đề ra. Và để hiểu rõ hơn dưới đây sẽ là một vài lý do khiến bạn cần có marketing plan:

  • Các thành viên trong team sẽ cùng đi theo một định hướng đã vạch ra trước đó, tạo ra một sự đồng nhất.
  • Hiểu rõ được về các bước rõ ràng để tiến đến mục tiêu
  • giúp bạn hiểu rõ về nhu cầu của người tiêu dùng cũng như khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Nắm bắt được khả năng chi trả cho ngân sách của hoạt động marketing, từ đó có được những phương án phòng chống rủi ro trong kinh doanh.
  • Nắm được từng bước phát triển, tiến độ của kế hoạch. Xem xem đã đi đúng hướng như đã vạch ra ban đầu hay chưa. Từ đó có biện pháp để điều chỉnh phù hợp
  • Mang đến nhiều cơ hội kinh doanh khác thông qua những ý tưởng sáng tạo trong marekting plan

Marketing plan là gì? Marketing Plan bao gồm những gì?

Mục tóm tắt hoạt động (Executive summary)

Người lập Marketing Plan phải trình bày khái quát và ngắn gọn về mục tiêu marketing, phương hướng của kế hoạch để nhà quản trị và các cộng sự nắm được những vấn đề nổi trội, những việc cần làm.

Đây là bước đầu tiên phải làm trong quá trình tạo Marketing Plan, bởi khi bản tóm tắt kế hoạch được ban hội đồng thông qua thì nó mới được đưa vào thực hiện. Marketer mong muốn bản kế hoạch marketing của mình được triển khai thì phải làm tốt ngay từ bước này.

Bối cảnh marketing hiện đại (Current marketing situation)

Trong phần này, marketer cần trình bày các dữ liệu cơ bản về thị trường, hàng hóa, phân phối, cạnh tranh, môi trường vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể:

  • Tình hình thị trường: Marketer cần chỉ ra các dữ liệu về quy mô, nhận thức, nhu cầu, mức tăng trưởng và khuynh hướng mua sắm của khách hàng.
  • Tình hình sản phẩm: Nêu ra các số liệu về giá cảm mức bán, lợi nhuận,…
  • Tình hình cạnh tranh: Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh để thu thập dữ liệu về quy mô, mục tiêu, thị phần, sản phẩm, hướng làm marketing của họ.
  • Tình hình phân phối: Nắm được quy mô phân phối và các kênh phân phối, độ phủ sóng sản phẩm.
  • Tình hình môi trường vĩ mô: Khái quát thông tin về những yếu tố như môi trường vĩ mô dân số, kinh tế, tài chính, luật pháp, văn hóa, xã hội, công nghệ,…. ảnh hưởng đến sản phẩm

Phân tích cơ hội và vấn đề (Opportunity and Issue analysis)

Thao tác phân tích tương đối quan trọng trong việc tạo lập các chương trình, chiến lược marketing. Marketing plan là gì? Nhìn vào kết quả phân tích các cơ hội cũng như vấn đề trong marketing, marketer có thể hình dung ra phương hướng triển khai hoạt động quảng bá thương hiệu và cách thức kinh doanh, đồng thời lường trước được kết quả của các chiến dịch.

Vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích cần đảm bảo độ chính xác cao, cụ thể như sau:

  • Phân tích cơ hội và thách thức: Các nhà quản trị cần có nhận định rõ ràng về các cơ hội cũng như thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của sản phẩm, của hoạt động kinh doanh.
  • Phân tích điểm mạnh và điểm yếu: Nhà quản trị phải nhận thức được đâu là điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu, từ đó lên phương án phát huy hoặc kịp thời khắc phục, đối phó.
  • Phân tích vấn đề: Doanh nghiệp sẽ những phân tích, đánh giá trên để xác định những vấn đề nào sẽ cần giải quyết trong kế hoạch.

Các mục tiêu (Objectives)

Mục tiêu là yếu tố cốt lõi, là kim chỉ nam trong các Marketing Plan, mọi hoạt động trong Marketing Plan đều hướng đến hoàn thành mục tiêu đặt ra. Marketing plan là gì? Khi xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng, các marketer có thể xây dựng chiến lược marketing đúng đắn. Ví dụ thường thấy về các mục tiêu như: mục tiêu lợi nhuận, thị phần, gia tăng nhận diện,…

Chiến lược Marketing (Marketing Strategy)

Marketing plan là gì? Marketer sẽ lập chiến lược marketing với lộ trình rõ ràng dựa trên những dữ liệu, thông tin được đề cập trong những mục trên. Để lập chiến lược marketing, đòi hỏi phải có tư duy logic, kiến thức chuyên môn cao và sự nhạy bén với thị trường.

Một chiến lược tốt sẽ đem đến cho doanh nghiệp cơ hội đi đến thành công. Nội dung của chiến lược marketing thường xoay quanh các vấn đề sau:

  • Thị trường mục tiêu.
  • Định vị sản phẩm, dòng sản phẩm, giá.
  • Đầu mối phân phối.
  • Lực lượng bán hàng.
  • Dịch vụ, quảng cáo.
  • Khuyến mãi.
  • Nguyên cứu và phát triển.
marketing plan là gì
marketing plan là gì

Chương trình hành động (Action Programs)

Từ những nội dung được phân tích trong Marketing Plan, Marketing plan là gì? marketer phải giải trả lời cho những câu hỏi:

  • Doanh nghiệp cần làm những việc gì?
  • Thời gian triển khai các hoạt động?
  • Người phụ trách là ai?
  • Mức ngân sách cho các hoạt động?

Dự tính lỗ lãi (Projected Profit-and-Loss Statement)

Marketing plan là gì? Dự trù ngân sách và quản trị rủi ro là hoạt động quan trọng trong kế hoạch phát triển marketing của doanh nghiệp. Căn cứ vào những dự tính, nhà quản trị biết được mình có đang có mạo hiểm hay không, nếu không thành công, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những khó khăn gì.

Đồng thời, việc dự tính các chi phí khác, mức bán, lỗ lãi,… là cơ sở để doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, cân đối nhân viên và triển khai chiến lược marketing.

Kiểm soát (Controls)

Để kế hoạch marketing đạt được hiệu quả tốt nhất, cần có sự chung tay của các cấp quản lý và toàn bộ nhân viên. Tuy nhiên, trong công việc chung, không phải ai cũng đi đúng hướng, đúng cách và đồng lòng. Chính vì vậy cần phải có công cụ hoặc những cá nhân chịu trách nhiệm kiểm soát.

Người chịu trách nhiệm kiểm soát sẽ phải đốc thúc nhân viên làm việc đúng tiến độ, theo dõi sát sao KPIs. Đồng thời, công việc kiểm soát này cũng giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện mình có đi đúng lộ trình hay không, kịp đưa ra những biện pháp cải thiện, khắc phục những vấn đề phát sinh, chậm trễ, thiếu sót.

Các bước xây dựng marketing plan là gì?

Thông qua những chia sẻ trên chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về marketing plan là gì? Vậy để xây dựng được một marketing plan tổng thể hay kế hoạch marketing tổng thể chuẩn chúng ta cần những bước nào? Dưới đây sẽ là 5 bước để lập kế hoạch marketing mà bạn cần biết.

Bước 1: Thực hiện phân tích doanh nghiệp

Người ta thường nói, “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Chính vì vậy trước khi thực hiện xây dựng một marketing plan bạn cần phân tích tình hình hiện tại của doanh nghiệp mình. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp bạn ra sao. Để hiệu quả bạn cần áp dụng theo mô hình SWOT để có thể giải quyết được vấn đề này một cách tốt nhất.

Sơ qua vể mô hình SWOT là từ viết tắt của:

  • S – Strengths: Điểm mạnh
  • W – Weaknesses: Điểm yếu
  • O – Opportunities: Cơ hội
  • T – Threats: Thách thức

Ngoài ra bạn cũng cần phân tích rõ về thị trường hiện tại cũng như phân tích về đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bạn là ai, họ đang có những sản phẩm gì, những điểm mạnh của họ ra sao… (dựa theo mô hình SWOT để phân tích đối thủ cạnh tranh). Từ những phân tích trên bạn cần nhìn nhận và nắm bắt được những đặc điểm nổi bật và khác của doanh nghiệp đang có.

Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Sau khi đã phân tích về tình hình hiện tại của doanh nghiệp cũng như hiểu về những đối thủ cạnh tranh của mình, bước tiếp theo trong marketing plan đó là xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu là ai. Liệu hiện tại doanh nghiệp của bạn đã đang nhắm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu chưa?

Để tìm ra được đối tượng khách hàng mục tiêu chính xác, chúng ta cần phải thực hiện việc nghiên cứu thị trường. Từ đó thu thập những thông tin về nhân khẩu học như: độ tuổi, sở thích, giới tính, địa chỉ và thói quen mua hàng của họ… Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu thị trường doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan về phân khúc khách hàng mục tiêu.

marketing plan là gì
marketing plan là gì

Bước 3: Thực hiện mục tiêu theo nguyên tắc SMART

Sơ lược về mô hình SMART là từ viết tắt của:

  • S – Specific: Cụ thể
  • M – Measurable: Có thể đo lường được
  • A – Actionable: Tính khả thi
  • R – Relevant: Sự liên quan
  • T – Time-Bound: Thời hạn đạt được mục tiêu

Và để có thể đạt được những mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp của bạn phải có sự nhất quán và khoa học. Một ví dụ cụ thể như sau:

KPI marketing plan đặt ra là tăng 20% người like fanpage facebook trong vòng 2 tháng. Marketing plan là gì? Vậy thì nó phải phù hợp với kế hoạch marketing tổng thể và có khả năng để đạt được KPI đó cũng như doanh nghiệp có thể đo lường được theo thời gian

Bước 4: Phân tích chiến thuật marketing plan là gì?

Sau khi đã thiết lập và nhắm đến mục tiêu cần đạt, lúc này doanh nghiệp cần đưa ra được những chiến thuật để có thể đạt được mục tiêu đó. Nghiên cứu xem những kênh Social media nào có nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu đang hoạt động nhất để nhắm vào đó. Bên cạnh đó cần đưa ra được kế hoạch đăng bài, nội dung đăng bài ra sao, thực hiện chạy quảng cáo hay hợp tác với các KOL Marketing/ Influencer…

Cùng với đó là tăng khả năng tương tác với khách hàng thông qua việc phản hồi tin nhắn, bình luận và like… từ phía khách hàng, tổ chức các mini game… Marketing plan là gì? Tất cả những công việc trên đều góp phần tạo dựng lên chiến thuật cho doanh nghiệp.

Bước 5: Dự tính ngân sách

Nhìn nhận vào thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có lượng ngân sách “khủng” để đổ vào những chiến lược marketing. Do đó, việc xây dựng marketing plan sẽ giúp doanh nghiệp tính toán và dự trù được khoản ngân sách một cách an toàn hơn.

Dự trù ngân sách trong marketing plan phải phù hợp với điều kiện tài chính. Khi biết được ngân sách cũng như thực hiện phân tích dựa trên các kênh tiếp thị muốn đầu tư sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra được những kế hoạch về số tiền ngân sách đầu tư vào chiến thuật dựa trên ROI (Return On Investment).

Từ khóa:

  • Marketing Plan của Vinamilk
  • Marketing plan gồm những gì
  • Marketing Plan mẫu
  • Marketing plan cho sản phẩm mới
  • Marketing Planner La gì
  • Action program marketing là gì
  • Marketing plan PDF
  • How to make marketing plan

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *