Những Marketing Strategy thành công đáng để học hỏi

marketing strategy

Marketing Strategy là gì?

Marketing Strategy (chiến lược marketing) là một kế hoạch tiếp thị tổng thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận đến nhiều người dùng hơn. Đồng thời chuyển đổi họ trở thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Các chiến lược marketing của doanh nghiệp thường bao gồm:

  • Value proposition (tuyên bố giá trị của doanh nghiệp)
  • Thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải
  • Các thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu
  • Phương pháp thực hiện

1. Lý do nên xây dựng Marketing Strategy online

Theo nghiên cứu của Smart Insights, có 46% thương hiệu không có chiến lược marketing online hiệu quả. Và có 16% thương hiệu có marketing chiến lược nhưng lại hoạt động không hiệu quả. Điều này có nghĩa là một nửa các doanh nghiệp không thể tiếp cận với khách hàng. Bởi vì khách hàng chưa từng biết đến sự tồn tại của họ.

Khi không xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới, doanh nghiệp của bạn sẽ mất phương hướng. Và lãng phí tiền bạc cho các kênh không mang lại hiệu quả. Cũng như mất hết khách hàng tiềm năng vào đối thủ cạnh tranh.

2. Các công cụ trong Marketing Strategy là gì?

Để xây dựng chiến lược thì có thể phân tích theo cách ma trận GE, BCG, PCL (vòng đời sản phẩm), để làm cơ sở quyết định chứ không phải nhất thiết phải có. Vì trong một công ty có thể có nhiều sản phẩm, nhiều mã SKU nên chiến lược khác nhau, hoặc định vị từng sản phẩm dịch vụ khách nhau. Có 2 cách thường hay áp dụng là:

  • Tôi là ai ? Tôi là người dẫn đầu, thách thức, bắt chước, hay tôi quá chuyên biệt thì chiến lược của tôi là gì ?
  • Sản phẩm của tôi đang ở đâu ? Mới gia nhập, đang phát triển, thịnh vượng, giảm dần hay chuẩn bị loại bỏ ? Chiến lược của tôi sẽ là gì ?

Những “nguyên liệu” tạo nên một Marketing Strategy thành công

1. Mục đích

Trong khi hiểu những gì doanh nghiệp của bạn hứa hẹn là điều cần thiết khi xác định vị trí thương hiệu của bạn, biết lý do tại sao bạn thức dậy mỗi ngày và đi làm mang nhiều trọng lượng hơn. Nói cách khác, mục đích của bạn là cụ thể hơn, trong đó nó phục vụ như một sự khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh của bạn. Hãy xác định xem mục đích của bạn khi tạo ra một chiến lược là gì?

2. Tính nhất quán

Chìa khóa để tạo dựng thương hiệu đẹp mắt, chuyên nghiệp trong mắt người tiêu dùng đó chính là tính nhất quán của thương hiệu. Hãy để cho các chiến lược có tính nhất quán trên mọi mặt trận từ truyền thông, mạng xã hội đến các chiến lược sản phẩm…

3. Tính linh hoạt

Trong thế giới thay đổi nhanh này, các nhà tiếp thị phải duy trì tính linh hoạt để giữ liên quan. Mặt khác, điều này giúp bạn sáng tạo với các chiến dịch của mình, hãy chuẩn bị mọi trường hợp để trong mọi chiến lược bạn đều có phương án để đương đầu với nó.

4. Đem lại cảm xúc cao

Khi đã là một thương hiệu muốn tấn công từng đối tượng khách hàng, thì điều quan trọng nhất đó là nghiên cứu người dùng và đánh vào cảm xúc của họ. Trong một thị trường mà người tiêu dùng là trung tâm, hãy tạo ra cho họ những cảm xúc “thân thuộc” nhất để khiến sản phẩm, dịch vụ của bạn có mức độ thân thiện nhất định.

5. Nhận diện đối thủ cạnh tranh

Hãy xem đối thủ cạnh tranh như một thách thức để cải thiện chiến lược của riêng bạn và tạo ra giá trị lớn hơn trong thương hiệu tổng thể của mình. Bạn đang ở trong cùng một ngành và đi theo cùng một đối tượng khách hàng, đúng không? Vì vậy, xem những gì họ làm và xem những chiến lược là gì để tạo ra được “chất riêng” cho mình.

Các bước xây dựng Marketing Strategy hiệu quả

1. Thấu hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn

Bước đi đầu tiên để xây dựng chiến lược marketing chính là thấu hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn sẽ tập trung nhắm tới. Điều này đảm bảo mọi hoạt động marketing và mọi khoản đầu tư của doanh nghiệp sẽ đi đúng hướng.

Thông thường, doanh nghiệp sẽ thu thập các thông tin có liên quan về đối tượng khách hàng và thiết lập buyer persona (hay còn gọi là đặc tính/chân dung của khách hàng). Để thiết lập persona, bạn cần liệt kê những đặc tính cần có của đối tượng khách hàng lý tưởng mà doanh nghiệp bạn đang khao khát tìm kiếm. Những đặc điểm mà bạn cần lưu tâm bao gồm:

  • Vị trí địa lý: Đối tượng khách hàng này đang sinh sống ở đâu?
  • Giới tính.
  • Sở thích của đối tượng khách hàng trọng tâm.
  • Trình độ học vấn.
  • Tình trạng nghề nghiệp.
  • Mức thu nhập.
  • Tình trạng hôn nhân.
  • Ngôn ngữ họ đang sử dụng.
  • Website đối tượng khách hàng của bạn thường xuyên truy cập.
  • Insight của khách hàng bạn đang tìm kiếm là gì?
  • Những yếu tố sẽ tác động, cản trở tới hành vi mua hàng của khách hàng là gì?

2. Khảo sát đối thủ cạnh tranh

Ngay cả khi bạn đang công phá thị trường ngách, doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi việc phải cạnh tranh với một vài đối thủ trực tiếp ngang tầm. Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng. Việc khảo sát chiến lược marketing từ chính các đối thủ cạnh tranh của bạn là một điều vô cùng quan trọng, giúp bạn hiểu rõ cách thức chinh phục khách hàng từ chính đối thủ, và đưa ra những chiến thuật đối đầu sao cho phù hợp.

Trong bước thực hiện này, bạn nên lưu tâm một số khía cạnh như:

  • Giải mã xem đối thủ đang áp dụng chiến lược gì, và có những chiến lược đối phó hiệu quả.
  • Hoặc tận dụng những cơ hội mà thị trường đang có để đối phó với những chiến thuật từ đối thủ cạnh tranh.

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ bổ trợ để tìm kiếm và xác định chiến lược marketing mà đối thủ cạnh tranh của mình đang áp dụng để tiếp thị khách hàng không chỉ trên nền tảng Digital. Từ đó, doanh nghiệp bạn tự mình xác định những chiến lược marketing có thể trực tiếp cạnh tranh và đối phó với đối thủ của mình một cách chính xác và phù hợp. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể đăng ký email trong các hoạt động marketing của đối thủ. Bạn có thể hình dung tổng quan chiến lược marketing mà doanh nghiệp đối thủ đang triển khai và thực hiện là gì qua những mail mà họ gửi về.

3. Lựa chọn kênh truyền thông

Có rất nhiều những kênh truyền thông tiếp thị hiệu quả mà doanh nghiệp của bạn có thể chọn lựa, từ kênh quảng cáo truyền thống qua các phương tiện đại chúng như báo đài, radio, cho tới những kênh marketing kỹ thuật số hiện đại như SEO, SEM, Facebook Ads hay TikTok Ads.

Dù lựa chọn kênh truyền thông nào, bạn cũng phải xác định rõ chúng có phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu hay không, và có khả năng chuyển đổi từ leads thành khách hàng hay không.

Một lời khuyên dành cho bạn, là đừng chỉ đầu tư vào một kênh truyền thông marketing duy nhất. Bạn có thể linh hoạt sử dụng nhiều những phương án marketing truyền thống và marketing online khác nhau nhằm chọn ra cách thức truyền thông tối ưu, phù hợp nhất với đặc điểm của doanh nghiệp và sản phẩm mà bạn đang cung cấp.

Trong marketing, người ta phân các kênh truyền thông thành ba khu vực, gồm owned media (kênh truyền thông mà doanh nghiệp sở hữu), earned media (kênh truyền thông lan tỏa), và paid media (kênh truyền thông mà doanh nghiệp phải bỏ tiền). Thường các doanh nghiệp sử dụng chiến thuật 2:1:1 để lựa chọn và đầu tư vào các kênh marketing phù hợp, cụ thể là:

  • 2 kênh truyền thông doanh nghiệp sở hữu (owned).
  • 1 kênh truyền thông lan tỏa (earned).
  • 1 kênh truyền thông trả tiền (paid).

4. Xác định “phễu bán hàng” của doanh nghiệp bạn

Một trong những cách hữu hiệu để doanh nghiệp của bạn có thể thiết lập chính xác chiến lược marketing, đó chính là xác định “phễu bán hàng” (sales funnel).

Thông thường, các doanh nghiệp đều dựa trên mô hình AIDA (gồm Attention, Interest, Desire và Action) để xây dựng phễu bán hàng cho riêng mình. Mỗi quá trình trong mô hình AIDA đều tương đương với quá trình tiếp cận và mua hàng của khách hàng đối với sản phẩm / dịch vụ doanh nghiệp cung ứng.

Ví dụ, trong giai đoạn đầu của hàng hóa, khi khách hàng hoàn toàn chưa có nhiều ý thức về sự tồn tại của thương hiệu, các doanh nghiệp cần phải tận dụng mọi phương cách để thu hút sự nhận thức (awareness) và sự quan tâm (interest) của khách hàng. Một khi khách hàng đã quan tâm, bạn phải làm sao để họ mong muốn (desire) được mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Mong muốn đó phải được chuyển dần sang hành động (action) mua hàng.

Việc của bạn là phải phân tách từng quá trình trong phễu mua hàng, xác định kênh truyền thông phù hợp với từng quá trình, và lập ra “bản đồ” trải nghiệm mua và sử dụng sản phẩm của khách hàng (customer’s journey) dựa trên chiếc phễu nêu trên.

Khi phân tách phễu, doanh nghiệp chắc chắn sẽ tìm ra điểm yếu nhất trong hoạt động kinh doanh, có những bước xử lý phù hợp, và đảm bảo sự chuyển đổi sẽ được thực hiện một cách thuận lợi.

5. Thiết lập mục tiêu marketing dựa trên mô hình SMART

Chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy tên mô hình SMART trong quá trình thiết lập và phát triển mục tiêu. Mô hình SMART là một mô hình phổ biến, thường được các doanh nghiệp áp dụng để xây dựng những mục tiêu cho các chiến lược quan trọng.

S.M.A.R.T là từ viết tắt của bốn thành tố: specific (cụ thể), measurable (đo lường được), actionable (có tính thực tiễn), relevant (tính liên quan) và timely (đúng thời gian). Đây chính là các yếu tố cần phải có khi các doanh nghiệp xây dựng một mục tiêu chiến lược cụ thể.

Theo SMART, một mục tiêu khi xác định cần phải cụ thể, không được quá chung chung; nó có những số liệu phấn đấu có thể đo lường được qua các công cụ bổ trợ. Nó phải thực tiễn với tình hình và hiện trạng của doanh nghiệp, liên quan trực tiếp tới vấn đề doanh nghiệp đang mắc phải, và có mốc thời gian chính xác để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Những Marketing Strategy thành công đáng để học hỏi

1. Điện máy xanh

Có thể nói đây là một thương hiệu làm mưa làm gió trong năm qua với chiến lược Marketing được xếp vào hàng kinh điển. Đây cũng là thương hiệu đến từ Việt Nam, hơn thế nữa với một ngành bán lẻ như các đồ dùng gia dụng thì Điện máy xanh đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn, hãng biết chiến lược là gì, biết được nước đi của mình là gì.

Điện máy xanh đã tạo ra được Viral Video quảng cáo thực sự “khuấy đảo” cộng đồng mạng tại Việt Nam một thời gian rất dài, và chính nó đã làm độ nhận diện của thương hiệu này tăng lên đáng kể, độ “reach” tại thời điểm đó thuộc hàng Top tại Việt Nam. Đây được coi là chiến lược được xếp vào hàng kinh điển tại Việt Nam, người khơi mào chiến lược Marketing “Ám ảnh” nhưng dễ đi vào tâm trí khách hàng.

2. Shopee

Lại một thương hiệu sử dụng Viral Video quảng cáo để tạo ra chiến lược khác biệt cho mình với các đối thủ còn lại. Nếu tính về ngành thương mại điện tử tại thị trường Đông Nam Á thì Shopee được coi là “đầu đàn” với chiến lược đỉnh cao và chịu chơi nhất trong “làng” E-commerce. Dựa vào bài “Baby Shark” của trẻ em mà hãng đã chế ra một trong những bài hát gây nghiện nhất năm ở nhiều nước Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam, giai điệu đã tạo ra trào lưu lớn trong nửa đầu năm 2018 với “Shopee…pee…pee”. Shopee biết chiến lược là gì và đã đi trước một bước so với đối thủ như Lazada, Tiki, Alibaba tại thị trường tiềm năng Đông Nam Á

3. Coca-cola

Chiến lược Marketing của Coca-cola thành công lớn là từ chính cách hãng xây dựng thương hiệu từ cách đây hàng trăm năm trở về trước. Khi mà những sự nhất quán về thương hiệu từ màu sắc đến phông chữ hay những cách thiết kế chai khiến cho người dùng cảm thấy dễ dàng nhận biết. Logo màu đỏ và trắng của họ được công nhận ở khắp nơi và mọi người rất dễ nhận diện thương hiệu Coca-Cola vì nó mang lại cảm giác tuyệt vời và mới mẻ. Họ đã giữ bản sắc thương hiệu và sản phẩm của họ phù hợp trong hơn 130 năm. Đây được xem chiến lược kinh điển của hãng tạo ra tấm gương cho các thương hiệu khác noi theo.

4. Apple

Không cần công ty phải quảng cáo, giới truyền thông cũng đã đua nhau khai thác tin về sản phẩm mới, đủ để chứng tỏ Apple có sức hút như thế nào. Các thời điểm sau đó và những đời sản phẩm cao cấp hơn của Apple, báo chí và social media cũng ra sức khai thác thông tin về chiếc Iphone mới.

Dù cho Apple chưa mảy may tiết lộ thông tin về sản phẩm nhưng những lời đồn thổi từ giới truyền thông đã khiến cho chiếc Iphone nào sắp ra mắt cũng trở thành một “siêu phẩm”. Apple tạo cho người dùng cảm giác “chậm chân thì không đến lượt” (scarcity marketing) và tâm lý “ăn theo” cho khách hàng. Apple biết chiến lược là gì để tạo ra được điểm khác biệt với các hãng công nghệ còn lại với chiến lược Marketing tạo tin đồn của mình trên các diễn đàn.

Các tìm kiếm liên quan đến marketing strategy

  • marketing strategy sample
  • marketing strategy là gì
  • marketing strategy pdf
  • marketing strategy of coca cola
  • marketing strategy book
  • marketing strategy template
  • building marketing strategy
  • marketing strategy wiki

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *