10 phương thức Marketing truyền thống siêu hiệu quả

marketing truyền thống

Marketing truyền thống thực chất là bất cứ điều gì bạn làm để phát triển thương hiệu của doanh nghiệp để thu hút khách hàng và lôi kéo khách hàng mua hàng từ bạn, bao gồm quảng cáo, bán hàng, truyền thông xã hội và phân phối. May mắn thay, với sự phát triển của Internet, bạn có hai loại marketing trong đó để dành thời gian và ngân sách marketing; đó là marketing truyền thống và marketing trên Internet.

Tìm hiểu về marketing truyền thống

 1. Marketing truyền thống là gì?

“Marketing truyền thống” là “các hình thức quảng cáo, quảng bá sản phẩm thông qua các hình thức truyền thống” để đưa sản phẩm của mình để nhiều người biết đến sản phẩm, thương hiệu của bạn. Từ đó bạn sẽ bán được nhiều hàng hơn.

Nó bao gồm vô số các chiến thuật marketing như bán hàng trực tiếp, truyền hình, radio, thư, quảng cáo in ấn (ví dụ như tạp chí, phiếu giảm giá, biển quảng cáo …) và các tài liệu quảng cáo được in như catalog hoặc brochure.

marketing truyền thông
marketing truyền thông

 2. Ưu điểm của marketing truyền thống

Ngay cả trong thời đại kỹ thuật số, có những lý do để sử dụng chiến lược marketing truyền thống, bao gồm:

  • Các phương pháp truyền thống có thể là phương tiện duy nhất để tiếp cận nhóm người tiêu dùng cụ thể của bạn. Ví dụ: nếu bạn quan tâm đến việc nhắm mục tiêu đến CEO nghỉ hưu, phần lớn nhân khẩu học này không sử dụng Internet hoặc kênh truyền thông mạng xã hội.
  • Việc bán hàng từ người này sang người khác sử dụng chiến lược marketing truyền thống coi là một cách tiếp cận. Hơn nữa, nhiều khách hàng và khách hàng thích làm ăn với những người họ liên lạc trực tiếp.
  • Tính khả thi: marketing truyền thống cung cấp tài liệu bản in. Có một điều để nói về việc đưa cho người tiêu dùng một số vật liệu in hữu hình mà họ có thể lướt qua trong thời gian rảnh rỗi.

 3. Các hình thức của Marketing kiểu cũ là gì?

  • Marketing theo tờ rơi:

Hiện nay hình thức này đã không được các nhà kinh doanh thực hiện vì nó không đem lại hiệu quả cao như những năm trước, và cũng 1 phần là do chi phí của nó khá cao khi hiệu quả lại không được như mong đợi. Tuy nhiên vẫn còn 1 số doanh nghiệp đang còn thực hiện hình thức quảng cáo này do tính truyền thông cũng như họ muốn quảng cáo cùng lúc để có thể mang lại hiệu quả cao hơn.

  • Gửi thư:

Ví dụ đơn giản nhất cho các bạn tự hiểu ở hình thức này đó là khi bạn hoặc người thân thì tốt nghiệp lớp 12 thì các bạn sẽ nhận được các thư mời học tại 1 số trường đại học hoặc cao đẳng. đó chính là hình thức marketing gửi thư.tuy nhiên khi sử dụng hình thức này các bạn phải hết sức thông minh để tận dụng nó nếu không các bạn sẽ chẳng được chú ý đến đâu, công sức của bạn chỉ vô ích.

  • Sử dụng catalogue:

Đây có thể xem là hình thức marketing có lẽ không bao lỗi thời, đặc biệt là trong các lĩnh vực bán hàng sản phẩm dịch vụ như quần áo và mỹ phẩm. Bạn sẽ in những cuốn sách quảng cáo rồi đưa các mặt hàng của doanh nghiệp, công ty của bạn vào đó để tạo ra những sự lựa chọn thêm cho khách hàng, Các bạn chú ý nên in là sao cho khách hàng cảm thấy thân thiện, không nên in sách quá dày hoặc quá mỏng.

4. Những lợi thế của marketing truyền thống?

Về cơ bản, Marketing truyền thống là chiến lược quảng cáo được sử dụng trước khi có Internet. Nó bao gồm vô số các chiến thuật marketing như bán hàng trực tiếp, truyền hình, radio, thư, quảng cáo in ấn (Ví dụ như: tạp chí, phiếu giảm giá, biển quảng cáo…) và các tài liệu quảng cáo được in như catalogue hoặc brochure.

Việc bán hàng từ người này sang người khác sử dụng chiến lược Marketing truyền thống coi là một cách tiếp cận. Hơn nữa, nhiều khách hàng thích làm ăn với những người họ liên lạc trực tiếp. Tiếp thị truyền thống vẫn hoạt động cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Những chiến lược này có thể là những cách đáng tin cậy để giữ doanh nghiệp của bạn trong mắt công chúng và tạo ra doanh nghiệp mới.

So sánh giữa marketing hiện đại và marketing truyền thống

 1. Giống nhau:

Tuy có sự khác nhau như vậy nhưng Marketing hiện đại và Marketing truyền thống vẫn có sự giống nhau và gắn bó nhất định :

Từ những đặc trưng của Marketing hiện đại có thể kết luận là những điều kiện kinh tế xã hội sau CT TG thứ II là những yêu cầu khách quan để xuất hiện Marketing hiện đại , không phủ nhân Marketing truyền thống là cơ sở quan trọng để hình thành Mar hiện đại .Mar hiện đại hoàn chỉnh hơn Mar truyền thống và chỉ đến khi đó mới khẳng định được đối tượng nghiên cứu độc lập của môn khoa học này.

Marketing truyền thống và hiện đại đều là những biện pháp chủ trương trong kinh doanh nhằm đem lại … cao nhất (…có thể là doanh thu, lơi nhuân,..).Nhưng Marketing truyền thống chỉ như là 1 bộ phận nhỏ trong các chính sách của Marketing hiện đại.

Mar hiện đại đầy đủ hơn , rộng lớn và bao gồm Marketing truyền thống .Nếu như Marketing truyền thống là toàn bộ nghệ thuật nhằm để tiêu thụ ở khâu lưu thông, thì cao hơn thế Marketing hiện đại không chỉ bao gồm các biện pháp để bán hàng mà còn từ việc phát hiện ra nhu cầu , sản xuất hàng hóa theo nhu cầu đó và đưa đến tiêu thụ cuối cùng .

Nếu Marketing truyền thống chỉ góp phần tiêu thụ những nhu cầu đã có thì bao quát hơn Marketing hiện đại còn hình thành nhu cầu mới , thay đổi cơ cấu nhu cầu , và làm cho nhu cầu ngày càng phát triển đồng thời tiêu thụ nhiều những nhu cầu tiêu thụ cung ứng.

marketing truyền thông
marketing truyền thông

 2. Sự khác nhau

Marketing truyền thống có những đặc điểm sau:

  • Sản xuất xong rồi tìm thị trường. Sản xuất là khâu quyết định toàn bộ quá trình tái sản xuất ; các biện pháp đều nhằm vào mục tiêu bán được những hàng đã được sản xuất ra ( bán cái đã có).
  • Hoạt động Marketing không mang tính hệ thống ( toàn bộ hoạt động Marketing chỉ diễn ra trên thị trường ) chỉ nắm 1 khâu trong quá trình tái sản xuất ( khâu lưu thông) chỉ nghiên cứu 1 lĩnh vực kinh tế đang diễn ra , chưa nghiên cứu được những ý đồ và chưa dự đoán được tuơng lai.
  • Tối đa hóa thị trường trên cơ sở tiêu thụ khối lượng hàng hóa sản xuất ra thị trường chưa rõ mục tiêu xác thực có nghĩa là có thể thực hiện được hay không thể thực hiện được.

Marketing hiện đại có những đặc điểm sau:

  • Nghiên cứu thị trường rồi mới tiến hành sản xuất .Theo đặc điểm Marketing hiện đại thị trường là nơi quyết định toàn bộ quá trình tái sản xuất hàng hóa .Trên thị trường người mua nhu cầu có vai trò quyết định : nhu cầu là yếu tố quyết định của quá trình kết thúc sản xuất.
  • Marketing hiện đại có tính hệ thống, được thể hiện :
    • Nghiên cứu tất cả các khâu ttrong quá trình tái sản xuất, Marketing hiện đại bắt đầu từ nhu cầu trên thị trường đến sản xuất phân phối hàng hóa và bán hàng để tiêu thụ những nhu cầu đó . Trong Marketing hiện đại tiêu thụ sản xuất , phân phối và trao đổi được nghiên cứu trong thể thống nhất.
    • Nghiên cứu tất cả các lĩnh vực kinh tế chính trị , văn hóa, xã hội,thể thao..
    • Nó không chỉ nghiên cứu hành động đang diễn ra , mà nghiên cứu được cả những suy nghĩ diễn ra trc khi hành động , và nó dự đoán độ tương lai.
  • Tối đa hóa trên cơ sở tiêu thụ những tối đa nhu cầu khách hàng .Như vậy các nhà DN thu được lợi nhuận. Ngoài ra Marketing hiện đại còn có sự kiên kết giữa các DN trong kinh doanh. ĐIều này không có trong Mar truyền thống.

Vai trò và mối quan hệ giữa truyền thông marketing với xúc tiến thương mại 

Truyền thông marketing là một thành tố quan trọng có vai trò hỗ trợ đắc lực cho các chiến lược marketing mix khác. Các chiến lược và chiến thuật marketing khác được xây dựng hoàn hảo sẽ giúp cho việc giảm bớt hoạt động truyền thông.

Tuy nhiên, có rất ít các dịch vụ, chủ yếu là các dịch vụ được cung cấp trong môi trường cạnh tranh lại có thể bỏ qua được vai trò của truyền thông marketing. Hơn nữa, ngày nay chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn, cho nên quan điểm “hữu xạ tự nhiên hương” không còn ph hợp nữa.

Thông qua chiến lược truyền thông marketing, doanh nghiệp thông tin cho khách hàng tiềm năng biết được những lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Do vậy, chiến lược truyền thông marketing giúp doanh nghiệp tăng doanh số của các sản phẩm hiện tại, tạo ra sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với sản phẩm mới, và xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải kết hợp chiến lược truyền thông với các thành tố khác của marketing hỗn hợp để tạo ra hiệu quả tổng hợp. Truyền thông cũng giúp cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu.

Trong nền kinh tế thị trường, các công ty và doanh nghiệp đều phải đối mặt với quy luật cạnh tranh gay gắt và sự đào thải tàn nhẫn nếu họ không xác định được cho mình một chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp.

Sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng không có nghĩa là người tiêu dùng sẽ mua hàng ngay. Họ phải biết được sự tồn tại của sản phẩm, họ phải được giới thiệu khái quát về sản phẩm, những lí do mà sản phẩm ưu việt hơn so với các sản phẩm cùng loại khác và họ được thuyết phục nên mua những sản phẩm đó càng sớm càng tốt…

Những công việc đó đòi hỏi phải thực hiện một chiến lược xúc tiến  hỗn hợp đúng đắn, phù hợp với khả năng của công ty, với các mục tiêu chung của công ty và mục tiêu Marketing nói riêng.

Một công ty khi có một chiến lược xúc tiến hỗn hợp thích ứng với thị trường sẽ thu được rất nhiều lợi ích không chỉ bằng việc tăng doanh số hay lượng bán. Họ sẽ tạo được và duy trì mối quan hệ công chúng tốt đẹp với khách hàng của mình, tạo nên sự ưa thích nhãn hiệu trong khách hàng và xây dựng một hình ảnh thuận lợi, tốt đẹp cho công ty.

Xúc tiến thương mại giúp cho công ty thực hiện các công việc như thúc đẩy người tiêu dùng thử sản phẩm và tạo cơ hội để tự sản phẩm có thể truyền đạt thông tin một cách chính xác, khuyến khích các nguồn lực bên ngoài để họ có những  tuyên truyền tốt đẹp về sản phẩm cũng như công ty, tạo ấn tượng về sản phẩm cho khách hàng, nhắc nhở họ về những đặc tính và lợi ích mà sản phẩm mang lại, giúp cho công ty xây dựng và bảo vệ hình ảnh của mình cũng như sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng

10 chiêu thức marketing truyền thống tưởng cũ lại vô cùng hiệu quả

Ngày nay khi quảng cáo trực tuyến phát triển mạnh mẽ và chiếm thị phần lớn trong ngành quảng cáo, việc quảng bá hình ảnh thương hiệu và giao tiếp với khách hàng của mình đang dần chuyển sang xu hướng trực tuyến. Phương thức giao tiếp này khá mới mẻ, doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng của mình nhanh chóng, và việc tìm kiếm những khách hàng mới cũng khá dễ dàng.

1. Marketing truyền thống bằng cách Trao và nhận danh thiếp với đối tác

Sử dụng danh thiếp để tiếp thị hình ảnh là cách làm khá dễ dàng và tốn ít chi phí nhất. Trong những cuộc gặp gỡ bạn có thể trao đổi danh thiếp với đối tác và khách hàng của mình, đây là cách lưu lại contact của nhau một cách lịch sự nhất, đồng thời cũng tạo ra được những ấn tượng ban đầu của bạn với đối tác

2. Tài trợ cho các sự kiện, chương trình

Việc doanh nghiệp của bạn có tên trên ấn phẩm truyền thông của Sự kiện và được nhắc đến với cương vị Nhà tài trợ chính là cơ hội tốt để quảng bá thương hiệu của mình đến với đối tác và khách hàng lớn.

3. Diễn thuyết tại các hội thảo

Thường thì CEO của doanh nghiệp – những người có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, quản trị nhân lực sẽ được mời đến những hội thảo chuyên sâu của ngành để diễn thuyết, chia sẻ kinh nghiệm. Đây chính là cơ hội tốt để tạo ấn tượng lâu dài với những người cùng vị trí và trong ngành với bạn, cũng như xây dựng hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp.

marketing truyền thông
marketing truyền thông

4. Quảng cáo ngoài trời

Đây là một trong những marketing truyền thống thương hiệu đến với khách hàng trên diện rộng hiệu quả nhất. Bao gồm những phương thức tiếp cận với khách hàng khi họ rời khỏi ngôi nhà sinh sống, có thể là trên đường phố, hoặc trong tòa nhà mà họ đang làm việc.

5. Quảng cáo trên báo chí

Một thông cáo báo chí trên báo được xem là cách uy tín để giới thiệu thương hiệu của doanh nghiệp, đặc biệt là với những tờ báo cung cấp thông tin chính thống, có nhiều độc giả trung thành thì sẽ là lợi thế lớn. Vì vậy mà việc chủ động tạo dựng mối quan hệ tốt với báo chí rất cần thiết trong thời đại thông tin nhiễu loạn như hiện nay

6. Mmarketing truyền thống bằng cách gửi thư truyền thống

Trong kỷ nguyên mà người ta giới thiệu sản phẩm, làm việc với nhau qua thư điện tử, thật ngạc nhiên khi phương thức gửi thư truyền thống vẫn được coi là một phương pháp tiếp thị

7. Tiếp thị qua điện thoại

Ngày nay với một số ngành hàng, dịch vụ thì telesales là phương thức tiếp thị chủ yếu và quan trọng nhất. Thế nhưng khó khăn đặt ra với doanh nghiệp và khách hàng của họ ngày nay quá khó tính, và quá bận để nghe những cuộc điện thoại tiếp thị sản phẩm, và thậm chí là bị “ăn chửi” chỉ vì gọi không đúng lúc.

8. Dự các hội chợ, triển lãm thương mại

Bạn có thể “ngó nghiêng” các tài liệu tiếp thị của đối thủ, hay hiểu qua về chiến lược của họ. Tất nhiên triển lãm cũng là cơ hội tuyệt vời để tiếp thị sản phẩm và thị trường của công ty bạn. Đồng thời, kết nối với các chuyên gia và tìm kiếm cơ hội hợp tác cùng nhau.

9. Làm mới bộ nhận diện thương hiệu của mình

Đôi khi bạn cần đánh giá lại bao bì sản phẩm của mình, trong so sánh tương quan với đối thủ? Có thể đã đến lúc làm mới lại diện mạo đã lỗi thời của thương hiệu, những cái không còn phản ánh đúng thông điệp thương hiệu tới khách hàng tiềm năng nữa. Dành thời gian để xem và điều chỉnh, đôi khi những thay đổi nhỏ có thể tạo ra khác biệt lớn.

marketing truyền thông
marketing truyền thông

10. Tri ân và tôn vinh đối tác

Đây là một cách làm thông minh để truyền thông về thương hiệu của bạn, nhưng khoan, đây chỉ là mục đích sâu xa mà thôi, yếu tố chính nhất là để tôn vinh và tri ân về sự hợp tác tốt đẹp với đối tác.

Đối tác là người mang đến doanh thu lợi nhuận khổng lồ cho bạn mỗi năm, vậy thì tiếc gì mà không tổ chức một buổi tri ân dành cho họ, vừa để thắt chặt tinh thần gắn kế, vừa có thể gợi mở những cơ hội tốt hơn sau này. Có thể là một bữa tiệc, một đêm gala, ngày hội… sẽ vô cùng hào hứng.

Bạn nghĩ sao về 10 phương thức trên? Hãy bổ sung thêm nếu bạn biết một chiêu thức tiếp thị hiệu quả khác nữa nhé.

Các tìm kiếm liên quan:

  • ví dụ marketing truyền thống
  • marketing truyền thống tiếng anh
  • marketing truyền thông
  • cách làm marketing truyền thống
  • marketing online
  • lấy ví dụ về marketing hiện đại
  • mục đích của marketing truyền thống

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *