Các thủ thuật giúp tạo ra 1 Meta Description thật “chất” với khách hàng

meta description

Cùng nhau tìm hiểu rõ hơn Meta Description là gì?

1. Thẻ meta description là gì?

Meta Description là gì? Meta Description hay còn được gọi là thẻ miêu tả, đây là một thẻ meta rất quan trọng trong quá trình tối ưu website, là một thuộc tính HTML. Hay nói một cách khác, Description là một đoạn văn bản mô tả ngắn gọn nội dung của một chủ đề nào đó.

Giống như thẻ tiêu đề, thẻ miêu tả cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình Onpage mà chúng ta không thể bỏ qua.

Thẻ miêu tả đóng vai trò quan trọng trong việc giành được click của người dùng trong trang kiếm (kết quả tìm SERPs).

Đoạn văn ngắn này là cơ hội chính để quảng cáo nội dung đến người dùng và cho họ biết chính xác những gì mà trang đó có liên quan đến những gì họ đang tìm kiếm.

2. Thẻ miêu tả xuất hiện như thế nào?

Thẻ miêu tả, mặc dù không đóng vai trò quan trọng trong việc xếp thứ hạng, nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc giành được click của người dùng trong trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Đoạn văn ngắn này là cơ hội chính để quảng cáo nội dung đến người dùng và cho họ biết chính xác những gì mà trang đó có liên quan đến những gì họ đang tìm kiếm.

3. Mục đích sử dụng meta description là gì?

Các bạn đang học SEO hay những bạn đang làm SEO thì yếu tố về thẻ meta description luôn được đề cao và bàn luận nhiều nhất. Vậy thì cùng tham khảo xem những mục đích sử dụng của thẻ để có thể hiểu rõ hơn :

  • Thẻ meta description vô cùng quan trọng vì Google có thể dùng chúng làm những đoạn miêu tả cho trang của bạn. Tuy nhiên thì Google có thể tự nhận một đoạn văn bản hiển thị của trang nếu nó khớp với truy vấn của người dùng.
  • Trong làm SEO, thẻ meta description là nơi để các bạn đặt các từ khóa hướng tới, vừa giúp tác động lên kết quả tìm kiếm của Google, vừa hiển thị nội dung cho người tìm kiếm.
  • Đóng vai trò như một đoạn quảng cáo ngắn trên trang kết quả tìm kiếm của Google, tác động trực tiếp với việc người dùng có click vào hay không.
  • Miêu tả một cách chính xác và ngắn gọn nhất nội dung mà trang đề cập tới.

Như thế nào là Meta description chuẩn SEO?

1. Tối đa 155 ký tự – và đôi khi nhiều hơn

Độ dài phù hợp không thực sự tồn tại; nó phụ thuộc vào thông điệp bạn muốn truyền tải. Bạn nên dành đủ không gian để truyền tải thông tin, nhưng hãy giữ nó ngắn gọn và linh hoạt.

Thỉnh thoảng, Google thay đổi độ dài . Ngày nay, hầu hết bạn sẽ thấy các Meta Description lên tới 155 ký tự, với một số ngoại lệ là 300 ký tự. Vì vậy hãy cố gắng để thông tin quan trọng trong 155 ký tự đầu tiên của Meta Description.

meta description

2. Được viết bằng một giọng văn tích cực

Nếu bạn sử dụng Meta Description với lời kêu gọi nhấp chuột vào website, đó là một lời mô tả buồn tẻ và người tìm kiếm sẽ không biết họ sẽ nhận được gì, trong 155 kí tự bạn phải thể hiện được nội dung của bài viết và trình độ chuyên môn cao.

3. Phải có call-to-action (kêu gọi hành động)

Xin chào, bạn đang tìm một Công ty dịch vụ SEO website uy tín và chất lượng, SEMTEK Co,. LTD sẽ giúp bạn, tìm hiểu thêm! Đây là Description trong Landing Page của dịch vụ SEO của SEMTEK, nó không đúng với phần trên là cần phải mô tả bằng giọng văn tích cực, nhưng đây là văn bản để bán dịch vụ, vì thế những lời mời như Tìm hiểu thêm, Nhận ngay, Dùng thử miễn phí sẽ thu hút lượng click cao.

4. Chứa từ khóa mục tiêu

Nếu từ khóa tìm kiếm có trong Meta Description, Google sẽ có xu hướng sử dụng Meta Description đó và làm nổi bật nó trong kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ website sẽ có nhiều truy cập hơn.

5. Có thể hiển thị thông số kỹ thuật

Ví dụ: nếu bạn đang bán các sản phẩm dành cho những người am hiểu công nghệ, tập trung vào thông số kỹ thuật của sản phẩm có thể là một ý tưởng hay – nhà sản xuất, SKU, giá cả,… Nếu khách truy cập đặc biệt tìm kiếm sản phẩm đó sự hiện diện của thông tin như giá cả, thông số kĩ thuật… sẽ kích thích nhấp chuột.

6. Phù hợp với nội dung

Điều này rất là quan trọng. Google sẽ tìm ra khi Meta Description lừa khách truy cập để nhấp chuột và nhanh chóng xử phạt các website đang có hành vi này. Ngoài ra, các mô tả sai lệch có thể sẽ làm tăng tỷ lệ thoát.

7. Độc đáo

Nếu Meta Description của bạn giống với mô tả của các website, trải nghiệm người dùng trên Google sẽ bị cản trở. Mặc dù Title có thể khác nhau, nhưng nếu tất cả các bài viết cùng một mô tả giống nhau sẽ ảnh hưởng tới vấn đề xếp hạng. Tốt hơn hết là để trong mô tả Description Google sẽ tự lấy nội dung có chứa từ khóa để hiện thị khi người dùng truy vấn

Thủ thuật giúp tạo ra 1 Meta Description thật “chất” với khách hàng

1. Tạo ra một Meta Description “đủ dùng”

Một trong những quy tắc tối thiểu để làm cho thẻ mô tả của bạn trở nên hấp dẫn và đúng cấu trúc trong Marketing đó chính là đủ chữ. Liệu bao nhiêu chữ là đủ với một thẻ mô tả như vậy? Câu trả lời rằng Google vẫn chưa có công bố chính thức nào cho việc này, cho nên để an toàn, tốt nhất thẻ mô tả của bạn nên bao gồm 150-160 ký tự. Mặc dù không có quy chuẩn rõ ràng, nhưng để có được một đoạn mô tả gây ấn tượng với khách hàng thì trước hết hãy làm cho nó đủ ở mặt hiển thị trong phần tìm kiếm.

Hãy cứ thử nhìn vào cách mà Nescafe tạo ra đoạn mô tả, rồi so sánh chúng với một thương hiệu khác như Disney chẳng hạn. Đó là cả một sự khác biệt, nhìn vào những gì hiển thị trên thanh tìm kiếm thì có thể thấy của Disney ấn tượng hơn hẳn so với Nescafe. Điều quan trọng ở đây là, tốt hơn hết bạn nên tạo ra thẻ meta description ngắn gọn, trọn vẹn câu chữ.

2. Sử dụng hiệu quả từ khóa quan trọng của bạn

Google (và hầu hết các công cụ tìm kiếm lớn khác) sẽ in đậm các truy vấn tìm kiếm trong tiêu đề và mô tả của các trang web xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Do đó, nên kết hợp các từ khóa được nhắm mục tiêu (và vị trí của bạn, nếu có liên quan) vào mô tả meta của bạn. Tiêu đề meta đã được chèn vào CMS của bạn (thư mục lưu trữ tiêu đề meta thường nằm ngay bên cạnh vị trí bạn nhập thẻ meta).

Có thể nói việc sử dụng từ khóa quan trọng của bạn có trong phần Meta Description sẽ tạo ra tỷ lệ SEO tốt dễ dàng gây ấn tượng mạnh với độc giả hơn. Thêm vào đó, việc biết rõ Meta Description là gì cũng sẽ giúp Marketer tận dụng được những tiềm năng của nó để tạo ra một đoạn mô tả thực sự có hiệu quả và lợi ích cao.

3. Sử dụng những từ ngữ nhấn mạnh, ấn tượng

Đoạn mô tả của Meta Description nếu có những từ ngữ gây ấn tượng mạnh với người đọc ngay khi đọc lần đầu. Các thẻ meta description tốt nhất tạo nên tác động đáng kinh ngạc. Để làm được như vậy, thẻ meta cần chọn lọc vốn từ ngữ có tính diễn đạt cao.

Một số gợi ý khi tạo các thẻ Meta Description như “Kinh ngạc, Số 1, hàng đầu, phải biết….”. Một Meta chất lượng để gây đủ ấn tượng với khách hàng thì những từ ngữ có yếu tố mạnh mẽ, dứt khoát, khẳng định vị thế sẽ là điều được người đọc chú ý tới khi đọc đoạn tiêu đề mô tả của một bài viết. Thêm vào đó, trong Marketing thì việc tạo ra những từ ngữ có chất xúc tác mạnh mẽ sẽ là điều cần thiết để lôi kéo khách hàng đến với thương hiệu của mình. PNJ là công ty đá quý biết cách làm điều này khi sử dụng nó vào phần mô tả của mình.

4. Từ ngữ ngắn gọn và xúc tích bao quát toàn bộ ý của bài viết

Có thể thấy, việc đọc một Meta Description ngắn gọn, xúc tích đủ ý sẽ dễ dàng gây ấn tượng với người đọc hơn, từ đó tăng tỷ lệ click chuột vào bài viết hơn.  Nói cách khác là bạn cần đưa ra lời mời gọi khéo léo đủ sức thu hút khách hàng; nhất là khi gần đây nhiều website mang đến cho người dùng hàng loạt lựa chọn hấp dẫn thì việc này lại càng cần thiết hơn.

Một mô tả meta lý tưởng nên đọc như một câu ngắn gọn, hấp dẫn. Điều này có nghĩa là thu hút sự chú ý của người tìm kiếm, thu hút sự chú ý vào những gì trên trang và khuyến khích người tìm kiếm tìm hiểu thêm bằng cách nhấp vào trang web. Hãy hiểu rõ Meta Description là gì và tạo ra được một mô tả ngắn gọn xúc tích có thể dễ dàng gây ấn tượng với khách hàng của mình, tăng tỷ lệ tối ưu trên thanh công cụ tìm kiếm SEO.

5. Làm nổi bật lên thương hiệu của bạn

Nếu trong Marketing thì gắn yếu tố thương hiệu vào thẻ mô tả của bạn là điều cần thiết để tạo ra được một Meta Description chuẩn đúng điệu. Thẻ meta description là hình thức marketing tối ưu để khẳng định lại một đặc tính riêng biệt hoặc lời cam kết thương hiệu bạn đang xây dựng (đặc biệt cho các trang chủ).

Chỉ với một câu nói mô tả ngắn gọn thôi cùng với đó là tên thương hiệu được gắn vào một cách khéo léo sẽ giúp cho đoạn mô tả của bạn “hấp dẫn” hơn bao giờ hết. Hãy cùng lấy ví dụ với Vinamilk, họ làm rất tốt điều này khi dễ dàng tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng khi nhấn mạnh thương hiệu của mình trong thẻ mô tả. Chính vì vậy hãy hiểu Meta Description là gì trước khi đánh những lời về bài viết của mình.

Tầm quan trọng của thẻ Meta Description cho website

Bạn là một người thường xuyên làm nội dung hoặc là một người biên tập nội dung lên các website, topic bài viết vậy đã bao giờ bạn viết một đoạn Descriptions ngắn chưa? Một đoạn Descriptions ngắn rất quan trọng bởi đây sẽ là câu trả lời cho vấn đề “Tại sao tôi phải quan tâm”. Vậy tầm quan trọng của Descriptions là gì?

1. Cung cấp nội dung rõ ràng

Việc không viết Description là để trống sẽ gây mất niềm tin về một thông tin mà họ nhìn thấy và dĩ nhiên thông tin đó sẽ không nhận được sự tương tác.

Đôi khi mọi người nghĩ việc viết Description không quan trọng và bỏ quan vấn đề đó. Nó sẽ gây một số ảnh hưởng xấu khi việc hiển thị của bạn sẽ là những thông tin “vớ vẩn” và vô nghĩa bởi website hoặc công cụ tìm kiếm sẽ bóc tách nội dung cũ trong bài và ghép thành một loạt nội dung không liên quan đến nhau.

2. Không cung cấp câu trả lời chính xác

Khi người dùng tìm kiếm thông tin bên cạnh xem tiêu đề có liên quan đến thông tin mà họ tìm kiếm hay không họ sẽ đọc qua phần mô tả trên công cụ tìm kiếm để có sự xác minh rằng đường link nào cung cấp cho mình thông tin hữu ích nhất.

Đối với nhiều người làm SEO mà không quan tâm đến Meta Descriptions và bỏ qua vấn đề này và họ chỉ copy đoạn có từ khóa tìm kiếm và thả vào làm mô tả tìm kiếm. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến thông tin cung cấp cho người dùng và họ coi thông tin đó là không xác thực, đường link của không có độ tin tưởng cao và có khả năng sẽ bị giảm thứ hạng.

Trên đây là những thông tin về Descriptions là gì? Cũng như tầm quan trọng của việc viết một mô tả ngắn mà các bạn nên biết. Các bạn có thể xem thêm những tin tức mới được cập nhật thường xuyên tại: Semtek.com.vn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

Các tìm kiếm liên quan đến meta description

  • meta description wordpress
  • meta description là gì
  • thẻ meta description html
  • sửa thẻ meta description
  • cách viết meta description chuẩn seo
  • meta keywords
  • meta title
  • sửa meta description ở đâu

 

16 những suy nghĩ trên “Các thủ thuật giúp tạo ra 1 Meta Description thật “chất” với khách hàng

  1. fitspresso review nói:

    Good day! Do you know if they make any plugins to assist with Search Engine Optimization? I’m trying to get my blog to rank for some targeted keywords but I’m not seeing very good gains. If you know of any please share. Cheers!

  2. Dentavim review nói:

    I discovered your weblog web site on google and examine a number of of your early posts. Continue to keep up the excellent operate. I simply extra up your RSS feed to my MSN News Reader. In search of ahead to reading more from you in a while!…

  3. Techtra automotive academy nói:

    I cherished as much as you will receive carried out right here. The sketch is attractive, your authored material stylish. however, you command get got an impatience over that you would like be turning in the following. ill for sure come more previously once more as exactly the similar nearly very continuously within case you shield this hike.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *